• Các thành viên chú ý, NHT trở lại vẫn giữ những thông tin cũ, bao gồm username và mật khẩu. Vì vậy mong mọi người sử dụng nick name(hoặc email) và mật khẩu cũ để đăng nhập nhé. Nếu quên mật khẩu hãy vào đây Hướng dẫn lấy lại mật khẩu. Nếu cần yêu cầu trợ giúp, xin liên hệ qua facebook: Le Tuan, Trân trọng!

Y tế - Môi trường và Sức khỏe cộng đồng

0985741986

_*_Gia Phố Anh Hùng_*_
#1
Quần áo chỉnh tề, nói năng chỉn chu từng câu với nội dung mang đậm tính “chính trị”, Tuấn (21 tuổi), nhà ở Đồng Nai, cho rằng mình phải luyện dần như thế để khi chính thức làm quan to thì sẽ không gặp khó khăn.

Đầu tháng 6, khi khát vọng "muốn ngay lập tức làm tướng" của Tuấn đi quá sự chịu đựng của bố mẹ, anh được đưa đến bác sĩ tâm thần.

Trước mặt bác sĩ tâm thần, Tuấn vẫn nghĩ “là người có chức to thì cũng có lúc phải đi khám bệnh. Ai mà chẳng từng nhức đầu đau bụng” và rồi quay sang vị bác sĩ, bảo: “Đồng chí khám nhanh nhanh giúp bởi tôi còn phải soạn thảo một số dự án trình cấp dưới”.

Mẹ Tuấn cho biết, từ cách đây 4 năm Tuấn đã có dấu hiệu khác thường, nhưng gia đình cứ tưởng cậu nhỏ là “báu vật” của gia đình, là “bỗng dưng nhà ta sinh được một con người có tố chất lãnh đạo sẽ làm rạng danh tổ tiên” nên không nên cho đi thăm khám.

“Thật bất ngờ khi nghe bác sĩ nói con mình bị bệnh tâm thần. Lúc 18 tuổi, tôi đã thấy hành động của Tuấn chỉn chu dần. Tuấn ít khi quan tâm đến cảnh buôn bán ở quán tạp hóa của bố mẹ, sống khép kín. Đi học về, Tuấn vào phòng ngay, rồi đọc rồi viết. Tuấn ít nói hẳn nhưng những khi nói thường chỉ nói về những vấn đề chính sách, đường lối. Nghĩ con thích làm chính quyền, vợ chồng tôi lúc ấy lại vui vui. Tuy nhiên từ đầu năm đến nay, cháu liên tục đòi mua vé máy bay ra Hà Nội để nhận chức, tôi mới bắt đầu nghi và đưa con đi khám”, người mẹ đau buồn nói.

Không đến mức muốn làm lãnh đạo như Tuấn nhưng từ 3 năm trở lại đây, Thành nhà ở quận 4, TP HCM lúc nào cũng nghĩ mình sẽ là Bill Gates. Mua thật nhiều sách về thần tượng của mình, nghiền ngẫm đọc rồi cho rằng mình có tố chất thiên tài giống như Bill.

“Chúng tôi mừng lắm vì gia đình là dân lao động chân tay, cứ nghĩ thằng con này đổi máu, không biết giống ai mà lại được như vậy. Nhưng dần dần, chúng tôi phát hiện nó chỉ nói những chuyện to tát trên mây. Máy laptop vừa mua, phút chốc đã bị Thành tháo tan tành nhưng không ráp lại được. Chiếc máy để bàn cũng bị 'Bill' tháo rời từng bộ phận rồi vứt chỏng nhơ. Về nhà gặp ai nó cũng chê dốt”, bố của Thành than thở.

Cùng suy nghĩ mình là vĩ nhân như Thành và Tuấn, Hải (20 tuổi) sinh viên năm nhất của một trường đại học dân lập nhà ở Tân Bình bảo với gia đình, sau 4 năm nghiên cứu sách vở và tự học, anh đã trở thành tiến sĩ tâm lý. Ban đầu gia đình cũng rất phấn chấn vì nghĩ con có đam mê lành mạnh. Nhưng đến khi phát hiện Hải thường xuyên độc thoại, mà cậu nói là tư vấn tình cảm cho những người cầu cứu, cả nhà mới vỡ lẽ đưa đi khám tâm thần.

Không dừng lại ở mức nghĩ mình là vĩ nhân, sau một thời gian nhốt mình trong phòng riêng, luyện thanh và chính thức công bố mình đã trở thành ca sĩ nổi tiếng, Bảo, quê ở Long An yêu cầu gia đình phải thuê vệ sĩ để bảo vệ anh để khỏi bị các ca sĩ khác vì ganh ghét mà cắt cổ. Sợ mình không thể giữ được chất giọng, Bảo ít nói hẳn và kiêng ăn. Bất cứ món ăn gì Bảo cũng cho là có thể là hư giọng.

“Đi đâu nó cũng bịt khẩu trang với dáng vẻ len lén như trốn tránh sự theo dõi của người khác. Thân thể ngày càng gầy do kiêng ăn. Suy nghĩ “con mình mê ca hát” của vợ chồng tôi tan biến, thay vào đó là sự lo lắng trước những biểu hiện ngày càng bất thường của con. Đến bác sĩ mới biết con mình bị chứng hoang tưởng”, anh Bảy, bố của Bảo nói.

Trao đổi với VnExpress.net, bác sĩ Phạm Văn Trụ, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM cho biết, chứng hoang tưởng là một thể của bệnh tâm thần phân liệt. Chưa có thống kê cụ thể số bệnh nhân mắc chứng hoang tưởng chiếm bao nhiêu phần trăm trong số người bị tâm thần, tuy nhiên, lượng người mắc chứng này đến khám không ít.

Theo bác sĩ Trụ, hiện y học chưa có phương pháp can thiệp để trị dứt chứng hoang tưởng và uống thuốc chống loạn thần được xem là cách phổ thông nhất giúp giảm triệu chứng.

Tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (Biên Hòa - Đồng Nai), các bác sĩ cho biết cũng tiếp nhận các bệnh nhân mắc chứng hoang tưởng. Hầu hết đều ở thể nặng do bệnh đã xảy ra trong thời gian dài.

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Thọ, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần trung ương 2, chứng hoang tưởng có thể xuất phát từ hai thể, một là do chứng tâm thần phân liệt, kế đến là do chứng loạn thần cấp.

Hoang tưởng do tâm thần phân liệt là trường hợp tất cả chức năng tâm thần bị chia cắt, bệnh nhân ra rời thực tế, nặng hơn có thể sa sút nhân cách. Nguyên nhân theo tiến sĩ Thọ vẫn chưa được xác định cụ thể tuy nhiên các nhà chuyên môn nghĩ nhiều đến khả năng di truyền, nhiễm virus từ thời nào đó, yếu tố xã hội, các chất dẫn truyền thần kinh bị biến đổi, yếu tố sinh học gây teo vùng não trán... Còn hoang tưởng do loạn thần cấp chỉ mang tính hiện tượng tạm thời (thường do stress, sản phụ sau sinh, bất ngờ thay đổi hoàn cảnh sống).

Với chứng hoang tưởng do loạn thần cấp, bệnh nhân có thể được điều trị dứt bệnh còn hoang tưởng do tâm thần phân liệt hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị tiệt căn mà chỉ có thể can thiệp bằng các loại thuốc chống loạn thần trong thời gian dài.

Tuy nhiên cũng theo ông Thọ, khi nghi ngờ một người bị hoang tưởng, lệch lạc trong suy nghĩ, người nhà cần khuyên người bệnh đến các phòng khám tâm thần để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phát hiện được hoang tưởng ở giai đoạn sớm sẽ giúp cho điều trị có hiệu quả hơn và tiên lượng bệnh tốt hơn.

Riêng phương pháp phẫu thuật não trị chứng hoang tưởng, bác sĩ Phạm Văn Trụ, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM, cho biết thế giới từng áp dụng nhưng đã phải dừng từ thập niên 80 của thế kỷ trước do một số tai biến trầm trọng mà phương pháp này gây nên.

Giám đốc Bệnh viện Tâm thần trung ương 2 cũng cho biết, phương pháp phẫu thuật chưa được thực hiện tại bệnh viện này, tuy nhiên theo ông biết việc mổ não, cắt đứt đường dẫn truyền thần kinh gây chứng hoang tưởng có thể khiến bệnh nhân sau đó bị đờ đẫn.
 
#2
Bài viết phải dùng tiếng Việt có dấu hoặc tiếng Anh
Hạn chế chuyện chính trị, tôn giáo hay những đề tài dễ gây hiềm khích.
Không gửi bài viết có nội dung miệt thị, khích bác, gây mất đoàn kết...
Bài viết phải phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam
Không được kỳ thị chủng tộc, giới tính, nơi cư ngụ hay tuổi tác...
Nếu là bài viết sưu tầm thì phải ghi rõ nguồn gốc
 
#3
Ám ảnh tang tóc ở bệnh viện Phú Lương

Đến Phú Lương (Thái Nguyên) trong những ngày này, đi đâu cũng nghe được những câu chuyện khó tin của người dân về bệnh viện của huyện này. Những câu chuyện dường như “không tưởng” được người dân cho là do các “lương y” của bệnh viện này “tạo” nên. Nó đã trở thành nỗi “ám ảnh” cho những người dân nơi đây.



Lần theo những thông tin được bạn đọc cung cấp, nhóm phóng viên báo VietNamNet đã có một hành trình dài ngày điều tra và ghi lại những câu chuyện khó tin về “tài” của các “lương y” ở bệnh viện huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên).



Vỡ ruột thừa vì “được” bác sỹ tiêm… giảm đau



Chúng tôi tìm đến gia đình chị Nguyễn Thị Hiền, 40 tuổi trú ở khu Cầu Trắng, thị trấn Đu, Phú Lương, người đã mất đi đứa con trai 5 tuổi. Nghe tin có PV đến, chị Hiền vội vã chạy về, bỏ dở cả công việc.



Bước vào nhà, ấn tượng đầu tiên là chiếc bàn thờ nhỏ bé có di ảnh của đứa bé trai kháu khỉnh, con trai chị Hiền, cháu Nguyễn Mạnh Thắng, đã mất vào tháng 8/2008. Sự việc đau buồn xảy ra đã hơn gần 1 năm rồi nhưng chị không thể nào quên được.



Chị kể với chúng tôi: “Chiều 20/8/2008, tôi đến đón con trai đang học mẫu giáo ở trường. Thấy con kêu đau bụng, tôi vội vã đưa cháu đến bệnh viện Phú Lương”.



Chị Nguyễn Thị Hiền đau buồn nhìn vào di ảnh của người con trai đã mất: “Con tôi đau ruột thừa mà bác sỹ lại tiêm thuốc giảm đau”. Ảnh: NDT




Khi đến viện thì cháu được vị bác sỹ Hoàng Thị Minh Toàn khám và chẩn đoán “bị đau bụng, nghi giun”. Sau khi tiến hành các xét nghiệm, bác sỹ cho 2 thực tập sinh tiêm thuốc giảm đau Atopin vào người cháu. Cháu bé ngủ thiếp đi đến 22h rồi quằn quại đau đớn.



“Trong lúc ngủ, con trai tôi vẫn sốt liên tục, chồng tôi là bộ đội ở QK1 liên tục điện về bảo xin cho cháu lên tuyến trên để chữa. Tôi đã xin bác sỹ Toàn chuyển viện nhưng nhận được câu trả lời: Vừa làm bệnh án vào viện, giám đốc không ký chuyển cho đâu” - bà bác sỹ nói với chị Hiền.



Lo lắng cho con nên anh Nguyễn Văn Toan, chồng chị đã trở về để tìm cách đưa con đi tuyến trên. Khoảng 23h đêm, thấy đứa con vẫn đau quằn quại, chị lại chạy đi gọi bác sỹ. Bệnh viện tiến hành hội chẩn nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân, vẫn cho rằng cháu bị đau bụng giun và có viêm A.



Khẩn cầu mãi, đến 2h sáng hôm sau, anh chị mới chuyển được cháu lên viện trên. “Trước lúc đi, bác sỹ Toàn còn nói với tôi là: Đi thì đi nhưng 90% là giun. Thế nhưng khi làm siêu âm màu 4 chiều mới phát hiện là cháu đau ruột thừa đã bị vỡ dẫn tới hoại tử ”.



Cháu Thắng được mổ và điều trị được một tuần thì mất. Đau đớn vì mất đứa con trai, anh chị đã tìm đến Bệnh viện Phú Lương hỏi thì không nhận được câu trả lời nào của những người có trách nhiệm.



“Đau ruột thừa nhưng họ lại tiêm thuốc giảm đau cho con tôi. Chính bác sỹ Toàn sau này có thừa nhận. Nếu những y bác sỹ ở Phú Lương không chẩn đoán sai và cho con tôi được chuyển viện sớm thì tôi đã không... ” - giọng chị ngắt quãng.



Phải sinh non sau khi đã được… hút thai




Chị Lý Thị Hoàn đang kể với PV về sự việc mình phải sinh non sau khi đã được bệnh viện nạo hút thai và tiêm thuốc tránh thai tại BV Phú Lương. Ảnh: Vũ Hoàng





Câu chuyện của chị Lý Thị Hoàn, 35 tuổi ở thôn Đồng Nghè, xã Đồng Đạt (huyện Phú Lương) là câu chuyện khó tin nhất mà chúng tôi được phản ánh trong lần công tác tại đây.



Khoảng cuối tháng 12/2008, chị Hoàn đi siêu âm tại phòng khám riêng của bác sỹ X-quang Bùi Trung Hải thì phát hiện đã có thai 7 tuần tuổi, vị bác sỹ này nói rằng “có thể hút tốt”. Do đã có 2 con rồi nên vợ chồng anh chị không muốn giữ.



Được bác sỹ Hải hướng dẫn, chị tìm đến Bệnh viện Phú Lương và được người y tá tên Trang hút thai ra. Sau khi thực hiện xong, chị được tiêm một mũi thuốc tránh thai.




Khi biết mình có thai lần 3, vợ chồng chị Hoàn đã không muốn bỏ nữa nhưng rồi lại bàng hoàng khi nhận được tin thai có thể sinh ra không bình thường do nhiễm thuốc tránh thai. Ảnh: V.H


Tuy nhiên, khi trở về nhà, chị cứ thấy bụng mình ngày một to ra, dùng que thử thì biết mình có thai. Thấy vô lý vì đã hút và tiêm thuốc tránh thai, chị lại tìm đến Bệnh viện Phú Lương để khám và siêu âm. Lúc đấy chị mới biết rằng không phải là chị mang thai mới mà cái thai cũ phát triển lớn lên.



Chị được bác sỹ Bàn Tiến Vạn nói rằng “lần hút thai trước đã không lấy được thai ra nên nó phát triển lên”. Chưa kịp bàng hoàng thì chị lại nhận thêm thông tin, cháu bé trong bụng rất dễ bị nhiễm thuốc tránh thai, sinh ra sẽ không bình thường. Phải can thiệp để lấy thai ra trước 6 tháng.



Mất niềm tin với những y bác sỹ tại Bệnh viện Phú Lương, chị xin chuyển lên tuyến trên để “giải quyết” thì nhận được “lời khuyên” của bác sỹ Vạn “nếu đi tuyến trên thì tự mà đi, đủ tháng đến đây thì chúng tôi làm cho, sai thì làm lại. Chi phí lần này sẽ do viện thanh toán” - chị cho biết.



Đủ 5 tháng, chị đến bệnh viện để lấy thai lần 2, bác sỹ Vạn trực tiếp làm cho chị. Tuy nhiên, khi tiến hành xong thì chị phải thanh toán toàn bộ viện phí.



Kể cho chúng tôi nghe xong câu chuyện của gia đình, nỗi bức xúc lại trào lên trong từng câu nói của đôi vợ chồng này.



Tật nguyền vì bác sỹ quên… để ống dịch



Vị bác sỹ Bàn Tiến Vạn lại xuất hiện một lần nữa trong câu chuyện khó tin khác. Đó là trường hợp của anh Lại Văn Trọng ở xóm Cọ 1, xã Phấn Mễ. Anh là một nạn nhân nữa của bệnh viện khi cánh tay trái của anh vĩnh viễn tật nguyền sau ca nối gân tay.




Anh Trọng rất bức xúc: “Các bác sỹ ở Thái Nguyên và các bệnh viện TW nói rằng vết thương của tôi lúc đó không nghiêm trọng và hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu đến sớm hơn”. Ảnh: NDT





Anh Trọng cho biết: ”Khoảng tháng 12/2006, tôi bị đứt toàn bộ gân bên cánh tay trái sau một tai nạn lao động, được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Phú Lương. Do vết thương khá nghiêm trọng nên người nhà tôi xin chuyển lên tuyến trên nhưng được bác sỹ Vạn nói rằng có thể khâu được nên tôi tin tưởng ở lại”.




Cánh tay trái của anh Trọng nay không thể lao động như trước được nữa. Ảnh: Vũ Hoàng

Tuy nhiên, khi tiến hành nối gân và khâu vết thương cho anh Trọng, ông Vạn và đội ngũ y bác sỹ hôm đấy đã khâu tịt toàn bộ vết thương lại mà không để ống dẫn dịch. Trở về nhà, anh thấy tay mình càng ngày càng sưng to lên như chân voi.

Bức xúc quá, anh Trọng tìm xuống viện làm toáng lên, thì ông bác sỹ Vạn mới nhận lỗi, bảo là “do chúng tôi sơ suất” và nhận mổ lại cho anh.



“Mổ hút dịch ra xong, ông Vạn mới cắt một ngón ở bao tay da mà các bác sỹ hay dùng để làm ống dẫn dịch rồi khâu lại. Một thời gian sau, tôi lại thấy tay sưng to lên, khi đi khám ở Bệnh viện Thái Nguyên thì mới biết là dịch ở vết thương không chảy ra được vì ống dẫn bị tịt” - anh Trọng nói thêm.



Tay anh được mổ lại một lần nữa nhưng anh được các bác sỹ ở tuyến trên nói rằng tay anh không thể bình phục được do khi cắt gân ở ngón tay để nối dài quá, tay sẽ bị teo dần.



“Vợ con trông cậy vào sức lao động của tôi, nay bưng bát cơm cũng khó khăn chứ nói gì đến lao động. Tự nhiên tôi bị tật nguyền 1 cánh tay chỉ vì sự thiếu chuyên môn và trách nhiệm của bác sỹ Vạn ở Bệnh viện Phú Lương” - anh Trọng lại bức xúc.
 

Nghé Lic

^^Giọt mưa đầu xuân ^^
#4
Lương y như từ mẫu mà thế này đây ư?
Lý do?
Biện pháp để khắc phục tình trạng này?
Tôi tin rằng kia chỉ là 1 bệnh viện điển hình cho hàng chục bệnh viện trên toàn quốc.
Chẳng nói gì xa xôi, bệnh viện Hà Tĩnh chẳng thiếu những trường hợp "tai vương vạ gió" vì những vị bác sỹ vô trách nhiệm, coi $ là trên hết.
Mẹ tôi cách đây hơn 10 năm, có 1 cái u ở sau lưng, sau khi khám ở BV Hà Tĩnh đc chuẩn đoán là U ác, đồng nghĩa với ung thư. Cả nhà khóc lên khóc xuống. Chữa chạy, điều trị thuốc men, chi phí riêng cho bác sĩ tốn không biết bao nhiêu mà u vẫn cứ lù lù ra đó. Sau một thời gian, gia đình quyết định đưa mẹ ra BV ngoài HN, tại đây các bác sĩ nói rằng chỉ là 1 cái u bình thường. Mổ ra thôi.
Và sau 1 ca tiểu phẫu cái u đc lấy ra, sk bình thường trở lại.
Hú hồn.
------
Đấy là chuyện tôi biết rõ nhất liên quan đến gđ tôi. Còn nhiều nhiều chuyện nữa tôi được nghe mà chắng muốn nhắc lại. Haizzzzzzzz
------
Cái ĐỨC của người làm y ở đâu????????
 

DũngNhâm_Nghèn

Sống Vì Games
#5
pó tay bác này toàn copy nguyên bài ko sửa lại link ảnh + ko ghi rõ nguồn và có nhiều bài cũ ...năm 2008 !!!!!!! đây có phải là 1 hình thức spam trá hình ko @@
 
#6
Anh chỉ làm nhiệm vụ mở rộng thông tin thôi mà

Cảm ơn em đã góp ý nhé . Hi . Lần sau sẽ cố gắng hơn ! ok
 

Nghé Lic

^^Giọt mưa đầu xuân ^^
#7
Kỳ 2: Những cái chết 'bất thường' của trẻ sơ sinh

Cập nhật lúc 07:15, Thứ Sáu, 24/07/2009 (GMT+7)
,
- “Biết con tôi vỡ ối sớm như thế mà mổ ngay hoặc cấp cứu để đẻ thì cháu tôi đã không mất. Họ quá thiếu trách nhiệm, cháu bị vỡ ối từ nhà, khi đến viện phải đợi đến giờ khám, mãi mới siêu âm được vì bác sỹ đi vắng, cháu được sinh quá muộn nên tử vong do sặc nước ối và bị ngạt” - bà Lưu Thị Lan kể về cái chết bất thường của đứa cháu mình.

Nếu bác sỹ có tý trách nhiệm, cháu tôi đã không mất!

Người dân ở cái huyện bé nhỏ này vẫn chưa hết kinh hãi về câu chuyện sản phụ Quách Thị Tư bị tử vong tại Bệnh viện (BV) Phú Lương thì nhận được thông tin đứa cháu của bà Lưu Thị Lan, ở Làng Bún, xã Phấn Mễ được sinh tại bệnh viện này đã tử vong khi chuyển lên tuyến trên.
Bà Lan kể, khoảng 6h30’ ngày 4/6/2009, bà đang ở nhà thì nhận được điện của người con gái Nguyễn Thị Lệ, 23 tuổi đang mang thai hỏi “vỡ ối là như thế nào hả mẹ?”. Bà biết là con mình sắp sinh nên lập tức cho nhập viện.

Đến BV Phú Lương thì bà Lan nghe một y tá nói rằng “ở đây phải 7h30’ mới khám”, bà đành cùng con ngồi đợi.
“Sau khi được khám thì tôi có nghe 1 bác sỹ nói rằng tim thai đập loạn xạ, sau đó cho con tôi làm xét nghiệm và siêu âm. Đến phòng siêu âm thì không có ai trực, ngồi đợi hơn 2 tiếng mới làm được” - bà Lan kể tiếp.
Đến khoảng quá trưa thì chị Lệ mới được vào sinh, đứa bé trai 3,1kg được sinh ra nhưng rất yếu, miệng cứ luôn kêu “è è”, thở mạnh, da trắng toát và không chịu bú.
Thấy cháu không bú được, cho sữa ngoài cũng không ăn nên bà Lan hốt hoảng xin bác sỹ cho chuyển lên tuyến trên để chữa trị nhưng bác sỹ không cho và bảo “không sao, đứa trẻ nào sinh ra mà chẳng thế”. Nghe vậy bà có phần yên tâm.

Người cháu lại tím đen hết cả, tôi đến để xin chuyển viện lần nữa thì được ông bác sỹ (bà không biết tên - NV) bảo rằng “trẻ con mới sinh ra, não của nó vẫn chưa hoàn thiện, chưa điều chỉnh được nên có thể nó ngừng thở một tý thôi. Không vấn đề gì”.

Đến khoảng 2h sáng ngày 5/6, cháu tôi liên tục thở mạnh, nước dãi trong miệng trào ra, lúc này thì bác sỹ mới cho chuyển viện. Tuy nhiên, khi đến Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên, bác sỹ cho biết là đưa xuống quá muộn, "cháu bị ngừng thở do sặc nước ối và ngạt quá nặng” - bà Lan nhớ lại.
Nghe xong câu đó của bác sỹ, bà Lan biết là chuyện gì đến với cháu mình rồi nên tìm cách không cho con gái biết. Đến 9h sáng thì cháu bà mất.

“BV huyện Phú Lương quá thiếu trách nhiệm, nếu họ có một tý trách nhiệm thì con cháu chúng tôi đã không như thế. Biết cháu vỡ ối sớm như thế mà mổ hoặc cấp cứu cho cháu đẻ thì cháu tôi đã không mất. Đằng này còn phải chờ khám, chờ siêu âm… cháu được sinh quá muộn nên sặc nước ối và bị ngạt” - bà Lan nói thêm.

Mất con vì bác sỹ… “không lường được”

Giữa cái rét tê tái của đợt rét đậm rét hại Tết năm 2007, gia đình cô giáo Hoàng Thị Lạng (giáo viên Trường THCS thị trấn Đu, Phú Lương) đưa cô con gái Hoàng Thị Diệu Huế đến Bệnh viện Phú Lương để sinh. Cả nhà mong đợi sự ra đời của cháu bé trong năm mới.

Mọi xét nghiệm đều cho kết quả: mẹ khoẻ, con khoẻ. Đến 8h tối, chị Huế đã bị vỡ ối, côn mở nhưng vẫn chưa sinh được. Thấy con liên tục đau đớn, cô Lạng gọi bác sỹ nhưng những người trực hôm đấy bảo là 30 phút nữa mới sang được.
Lúc đó, cô Lạng gọi cho ông Dương Văn Thanh (Giám đốc Bệnh viện Phú Lương) xuống. Sau một lúc khám thì ông Thanh bảo rằng: không nghe thấy tim thai nữa. Nghe xong câu đó thì chị Huế gào lên “cứu con cháu với, cứu con cháu với”.
Lúc đó thì cháu bé đã bị chết ngạt trong bụng.

Gia đình bức xúc vì cái chết bất thường của cháu bé thì được ông Thanh trả lời là “do cuống rau ngắn, chằng rau quấn cổ… nên dẫn tới thiếu ô xy, chết ngạt”

Ngay lúc đó, cô Lạng đã nói với ông Thanh: “Trước lúc đẻ thì mẹ khỏe, con khỏe, vỡ ối từ lúc 8h30’ tối, đến hơn 12h đêm vẫn chưa đẻ được, khám lại thì bảo thấy tim thai yếu, vậy mà không có biện pháp xử lý gì tích cực, đến nỗi chết. Cháu tôi bị như thế này chỉ có thể là vì hai nguyên nhân thôi: một là do thiếu trách nhiệm, hai là do chuyên môn kém thôi”

Câu chuyện đau lòng của anh Nguyễn Cao Quyền ở xóm Đồng Rôm, xã Phủ Lý (Phú Lương) cũng rất thương tâm khi đứa con anh bị chết ngay tại BV Phú Lương trong lần sinh thứ 2 mà không được biết rõ nguyên nhân.

Anh cho biết, khoảng cuối năm 2001, anh đưa vợ đi sinh tại bệnh viện này. Do đã 10 năm rồi anh chị mới mang thai lại nên trong quá trình mang thai đứa con này anh chị rất chăm đi khám định kỳ, siêu âm. Trước lúc sinh thì kết quả các xét nghiệm cũng đều rất tốt.

“Thấy vợ vào phòng đẻ lâu quá không ra, tôi mới chạy vào xem thì thấy đứa con mình đang được đắp một tấm khăn. Hốt hoảng tôi chạy lại mở ra thì thấy cổ con tôi bầm tím và đã tắt thở từ bao giờ” - anh Quyền nhớ lại.

Sau đó, bà Phượng (GĐ bệnh viện lúc đó) mới triệu tập cuộc họp khẩn cấp. Mấy ngày sau thì bà Phượng đến nhà tôi thăm và nói rằng: “Chuyện này là do chuyên môn nên chúng tôi nhận. Năm nay chúng tôi cắt thi đua hoàn toàn, đối với ca đỡ đẻ của anh Nguyên (bác sỹ - NV) tôi hạ một bậc lương đối với tất cả mọi người”.

Sau này anh mới được biết do cháu bé khi sinh cổ to quá nhưng y, bác sỹ không rạch mà cứ dùng tay kéo ra, dẫn tới cháu bé bị chết, cổ bị bầm tím. Người trực tiếp đỡ đẻ là y tá Hằng và hộ sinh Lan.

Chúng tôi khiếp… bệnh viện này rồi!


Nghe xong câu chuyện của gia đình anh Quyền, một số người còn cho chúng tôi biết thêm câu chuyện đau lòng khác của sản phụ Mai Thị Thuý ở xóm Hồng Lê, xã Động Đạt.

Khoảng năm 2000, chị Thuý sinh con tại BV Phú Lương nhưng yếu, gia đình xin chuyển viện nhiều lần nhưng không được, đến khi chuyển được thì cả 2 mẹ con đã tử vong.

Sau mỗi câu chuyện kể xong, những người dân Phú Lương đều nói thêm với chúng tôi rằng, họ đã khiếp cái bệnh viện “lò mổ” này rồi, bây giờ có chuyện gì thì họ chạy thẳng đến bệnh viện ở TP. Thái Nguyên chứ không điều trị ở đây nữa.

Anh Lại Văn Trọng, người bị tật nguyền cánh tay mà chúng tôi phản ánh trong bài trước nói rằng: “Vừa rồi con gái tôi bị sốt cũng không dám để con chữa trị ở đây mà đi xuống thành phố. Chúng tôi sợ lắm rồi”.
Còn cô giáo Hoàng Thị Lạng cho biết thêm, sau sự việc cháu cô chết ở Bệnh viện Phú Lương thì gia đình cô không còn tin nữa. Năm ngoái, trong lần mang thai thứ 2 của con gái cô, gia đình không dám đưa con vào bệnh viện huyện nữa mà đưa thẳng xuống bệnh viện thành phố.
- Theo Vietnamnet-
 

Nghé Lic

^^Giọt mưa đầu xuân ^^
#8
Kỳ 3: Con tên Vũ Thị Bé, hưởng dương: 1 ngày tuổi!

Người thanh niên trẻ mới ngoài 20 tuổi quá uất ức trước cái chết bất thường của cô vợ Quách Thị Tư cùng đứa con đầu lòng đã làm đơn tố cáo BV Phú Lương là “lò mổ”(?!).
Người chồng cho rằng sự thiếu trách nhiệm và chuyên môn của y bác sĩ dẫn tới cái chết của vợ con anh.

Trong những câu chuyện mà chúng tôi được nghe người dân phản ánh về Bệnh viện (BV) Phú Lương thì thương tâm và đau lòng hơn cả là cái chết của sản phụ mới 20 tuổi Quách Thị Tư cùng con gái vừa lọt lòng chưa đầy 24 giờ đồng hồ.

Mọi người không thể hiểu được vì sao một cô gái khoẻ mạnh như Tư, đã từng là vận động viên điền kinh, quá trình mang thai đều được thăm khám kỹ lưỡng ngay cả trước lúc sinh, lại chết một cách dễ dàng như vậy.
Lễ “tứ cửu” đặc biệt

Trong một chuyến đi công tác lên khu vực huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên), tình cờ chúng tôi được chứng kiến một gia đình đang làm lễ “tứ cửu” (bốn mươi chín ngày) cho một cô gái. Sau lớp hương khói nghi ngút là di ảnh của một cô gái trẻ xinh đẹp.
Thường thì trong lễ này người ta không khóc lóc thảm thiết như khi người thân mới mất. Vì vậy, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy không khí tang tóc, thê lương hầu như vẫn còn nguyên trong tiếng hờ khóc trước di ảnh người quá cố. Trên các khuôn mặt còn in hằn những nét đau đớn của những người thân.

Đặc biệt, chen giữa những hương, hoa trên bàn thờ còn thấy đặt một xếp giấy A4. Sau mới biết, món đồ cúng "có một không hai" đó chính là lá đơn “Tố cáo và đề nghị khởi tố vụ án”. Nguyên đơn là Vũ Quốc Tú, mới 25 tuổi, vừa cùng lúc mất cả vợ lẫn con.

Lá đơn có phần "Kính gửi" dài dằng dặc gần như đủ hết các vị lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và địa phương. Còn bị đơn là ông giám đốc cùng một số y, bác sĩ BV Phú Lương.

Những giây phút kinh hoàng trong bệnh viện

Trên khuôn mặt người thanh niên trẻ này vẫn hằn rõ nét đau đớn. Từ ngày mất cả vợ lẫn con, Tú trở nên buồn chán hẳn, bao nhiêu dự định của đôi vợ chồng trẻ sau khi sinh con bỗng dưng tan vỡ. Cả thị trấn Đu đang mừng cho vợ chồng ông bà Tâm - Hùng có cô con dâu khoẻ mạnh, nay lại thêm cháu đầu, đã bàng hoàng khi nhận được hung tin này.

Lấy lại điềm tĩnh, Tú kể: ”Ngày 23/4/2009, vợ em trở dạ, mọi người vội đưa vào BV Phú Lương để chờ sinh. Thấy vợ sốt cao, người nhà lo lắng hỏi BS Bùi Trung Hải thì được trả lời là bình thường, sau đó được cho đi xét nghiệm, siêu âm tim thai. Kết quả là mẹ con đều khoẻ mạnh”.

Người nhà thuật lại: Thấy chị Tư vẫn không hạ sốt, liên tục nhiều lần, người nhà lại tìm đến kíp trực để hỏi và xin chuyển viện thì lại được BS Hải trả lời: “Các bà biết gì chuyên môn mà nói. Sản phụ bình thường, nếu có vấn đề gì thì tôi chịu trách nhiệm”.

“Sau lúc đấy, vợ em quằn quại lên vì đau đớn đến suốt sáng, y tá và hộ sinh đến kiểm tra xong thì bảo: Mới mở được 3 phân, chưa đẻ được. Mọi người hốt hoảng lại chạy đến tìm BS Hải để xin mổ và nhờ có biện pháp can thiệp đẻ hoặc cho chuyển viện thì nhận được trả lời: Không phải thích là mổ, cứ cho đẻ bình thường, khi nào mở được 9 phân thì mới đẻ. Có đi đâu thì cũng vậy thôi".
"Không được chuyển viện, dù rất nóng ruột nhưng cả nhà cũng đành phải tin lời bác sĩ và nguyện cầu may mắn đến với vợ con em” - Tú rơm rớm nước mắt nhớ lại.

Đến 6h30’, chị Tư được đưa vào phòng và sinh bé gái nặng 3,5kg. Chưa kịp mừng vì sinh được đứa con bụ bẫm thì Tú đã bàng hoàng khi thấy đứa bé sốt cao, khó thở. Còn vợ thì môi tái nhợt, có nhiều nốt nổi trên mặt như mọc sởi, nhợt nhạt như mất nhiều máu và sốt cao.

Cái chết bất thường của 2 mẹ con
Sau khi sinh, thấy vợ mình vẫn vật vã trong đau đớn, gia đình Tú đã gọi người đến cứu thì có y tá Hà Thị Hằng đến khám và đưa vợ anh vào lại phòng đẻ để… cấp cứu.

“Tôi nghe thấy có tiếng mấy người nói bên trong: Máu đông và đen trong bụng rất nhiều, mở cửa nhìn vào thì thấy họ cứ ấn vào bụng vợ tôi để đẩy máu đen ra còn vợ tôi thì cứ giãy giụa. Tôi thấy họ tiêm cho vợ tôi một mũi rồi nói: "Như thế sẽ không giãy giụa nữa". Tiêm được 15 phút thì vợ tôi nằm im rồi tắt thở” - giọng Tú nghẹn lại.

Thấy chị Tư như thế, Tú và người nhà đã hét toáng lên, kêu bác sĩ cứu người thì lúc ấy không còn thấy ai nữa. Tú gục xuống bên thi thể vợ.

Bà Nguyễn Thị Viện, mẹ sản phụ Tư đã khóc oà lên khi nhớ lại những giây phút định mệnh đó. Bà là người chứng kiến những giây phút cuối cùng của đứa con mình rứt ruột đẻ ra.

Bà kể: “Nó cứ quằn quại trong đau đớn và liên tục kêu lên: "Cứu con với, chân tay con cứng rồi mẹ ơi”. Tôi chỉ biết khóc động viên nó ráng chịu đựng. Khi y tá tiêm xong thì nó nằm im rồi mãi mãi không trở về nữa”.
Bé gái sơ sinh sau khi được bế ra giường bệnh thì liên tục sốt cao, nước ối trong miệng chảy ra nhưng không được bất kỳ y bác sĩ nào chăm sóc.

Tú còn cho biết thêm, khi đứa trẻ sinh ra thì phải hơn 10 phút sau mới khóc. Đến 13h ngày 24/4, mọi người mới chuyển được cháu lên Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Mặc dù cháu bé đã được cấp cứu nhưng do chuyển đến quá muộn nên cháu đã mất lúc 1h sáng ngày 25/4. Các bác sĩ ở đây đã nói rằng đưa đến quá muộn, cháu bị suy hô hấp độ 3, sặc nước ối, nhiễm khuẩn lên đến não do được sinh quá muộn, đã ỉa phân su trong bụng mẹ.

"Ai cướp mất vợ và con tôi"?

Mất đi cùng lúc cả vợ lẫn con, Tú trở nên như điên như dại. Bà Tâm, mẹ anh, đã được người nhà chuyển đi nơi khác bởi gia đình rất sợ căn bệnh tim của bà sẽ khiến bà không chịu nổi khi mất đi người con dâu và cháu đầu.

3h sáng ngày 25/4, giữa cái rét tê tái của vùng đất Thái Nguyên, người bố trẻ cùng họ hàng âm thầm đưa đứa bé xấu số “trở về với đất” vì phong tục không đưa trẻ nhỏ về nhà khi tử vong. Trước lúc an táng, Tú đã kịp đặt tên cho đứa con của mình. Tên cháu là Vũ Thị Bé, gần 1 ngày tuổi.
Đám tang của người mẹ trẻ vắn số Quách Thị Tư cũng được đưa ngay trong chiều ngày hôm đó. Hàng nghìn người dân đã không thể kìm được nước mắt trước cảnh đau thương của gia đình Tú.

Người dân ở đây cho biết, đám tang cô gái trẻ cũng là đám tang đông nhất ở cái thị trấn bé nhỏ này từ trước đến giờ.

Sau một thời gian chịu đựng đau thương, Tú đã viết đơn tố cáo “Cán bộ bác sĩ Bệnh viện Phú Lương đã có hành vi thiếu trách nhiệm gây nên cái chết cho mẹ con sản phụ Quách Thị Tư”.

“Họ đã để vợ tôi đau bụng quá lâu, nước ối bị vỡ nên con tôi bị ngạt thở. Trong quá trình đó, chúng tôi đã nhiều lần khẩn cầu xin được chuyển viện nhưng họ không cho và nói là sẽ chịu trách nhiệm. Rồi khi sinh ra, họ bỏ mặc con tôi, tiêm thuốc an thần dẫn tới vợ tôi tử vong” - Tú trình bày với VietNamNet.

Nén cơn uất nghẹn trong lòng, bà Tâm cho biết: ”Người dân chúng tôi nào có biết gì về chuyên môn, bác sĩ bảo sao thì nghe vậy. Tôi muốn cơ quan chức năng làm rõ cái chết của con dâu và cháu tôi. BS Hải chuyên X-quang nhưng lại đi đỡ đẻ. Chúng tôi mong làm rõ trách nhiệm của y bác sĩ và Bệnh viện Phú Lương và cho chúng tôi một câu trả lời”.
- Theo Vietnamnet -
 
#9
Tác hại của điện thoại di động với sức khỏe

Tác hại của điện thoại di động với sức khỏe


Điện thoại di động là vật bất ly thân của nhiều người nhưng nó cũng có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe đấy.
Sóng bức xạ lớn nhất khi nào?

Khi sử dụng, điện thoại di động sẽ phát ra một loại sóng điện từ truyền đến trạm bức xạ để nhận và phát tín hiệu. Loại sóng bức xạ này cũng được cơ thể con người hấp thụ.

Độ bức xạ tương đối nhỏ khi điện thoại đang ở trạng thái chờ sử dụng. Nó lớn hơn trong quá trình đàm thoại và đạt độ lớn nhất khi đang phát tín hiệu gọi một máy khác, caogấp 3 lần độ bức xạ khi máy ở trạng thái chờ sử dụng. Sự bức xạ này có thể làm thay đổi cấu trúc một số tế bào cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Không để điện thoại cạnh gối khi ngủ
Theo các chuyên gia, sóng bức xạ của điện thoại di động gây ảnh hưởng đến não lớn nhất, nó có thể tác động lên hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, ngủ mê, rụng tóc, có người còn có cảm giác như bị kim châm ở mặt… Sử dụng điện thoại di động thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị khối u ở não.
Vì vậy, khi sử dụng, bạn nên để điện thoại xa cơ thể, chờ kết nối được mới để vào tai nghe. Không nên dùng di động để buôn chuyện và đặc biệt không để điện thoại cạnh gối khi đi ngủ.

Không đeo điện thoại di động trước ngực

Rất nhiều người thích đeo điện thoại di động trước ngực để tiện sử dụng hoặc coi như một món đồ trang sức. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy đeo điện thoại di động trước ngực sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho tim và hệ nội tiết của cơ thể.
Ngay cả khi điện thoại đang ở trạng thái chờ sử dụng, sóng bức xạ tuy nhỏ nhưng cũng gây hại cho cơ thể. Những người bị bệnh về tim mạch càng nên tránh để điện thoại di động treo trước ngực.

Các chuyên gia cho rằng sóng bức xạ điện từ tác động đến nội tiết của cơ thể, gây hiện tượng kinh nguyệt không đều, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của tế bào, làm rối loạn các nguyên tố vi lượng. Điện thoại di động thường có gắn một thiết bị chống nhiễu sóng, có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của bức xạ từ đối với cơ thể, các thiết bị chống nhiễu được làm bằng kim loại nặng như chì, nhôm thì hiệu quả càng cao.

Không để điện thoại di động trong túi quần

Nghiên cứu đã phát hiện rằng số lượng tinh trùng của các đấng mày râu thường xuyên mang điện thoại ở eo lưng và sử dụng điện thoại ít hơn so với người bình thường là 30%. Nguyên do là sóng điện từ sinh ra khi thu phát tín hiệu sẽ bức xạ đến tinh trùng hoặc trứng trong cơ thể, làm ảnh hưởng chức năng sinh sản của người sử dụng.

Một báo cáo thực nghiệm trên chuột ở Anh cho thấy, khi bị bức xạ bởi sóng từ của điện thoại di động trong 5 phút, trong cơ thể chuột đã nảy sinh ADN biến dạng. Trứng hay tinh trùng của người cũng vậy, nếu bị bức xạ từ trong thời gian dài cũng sản sinh các ADN biến dạng.

Vì vậy khi sử dụng điện thoại, bạn nên để tránh xa vùng eo, lưng. Cánh mày râu đặc biệt chú ý không nên nhét điện thoại trong túi quần, vì nó rất gần nhà máy sản xuất tinh trùng và trực tiếp uy hiếp các tinh binh.

Theo Dân Trí
 
#10
Những câu chuyện “cười rơi nước mắt” của bệnh nhân tâm thần

Những câu chuyện “cười rơi nước mắt” của bệnh nhân tâm thần

(Dân trí) - Đã hóa điên hóa dại mà nỗi ám ánh về những trận đòn roi của chồng vẫn “giăng mắc” trong đầu chị Huyền. Người đàn bà trẻ mắc chứng tâm thần phân liệt ấy lý giải, chị không ly hôn vì không muốn con chị không có cha.
Câu chuyện gia đình buồn của Huyền chỉ là một trong nhiều câu chuyện “cười ra nước mắt” của những bệnh nhân tâm thần ở Trung tâm Điều dưỡng và phục hồi chức năng Việt Trì (Phú Thọ), mà phóng viên Dân trí có dịp nghe trong một lần tới đây công tác.
Chuyện tình của người tâm thần

“Nắng chiếu sau lưng nắng đỉnh đầu/ Nắng chưa tới ngực bởi anh vâu/Như đàn em nhỏ xin về nhắc/ Chớ để anh hôn chảy máu đầu”. Đang xếp hàng chờ uống thuốc, thấy có người lạ, một bệnh nhân nữ tầm 35 tuổi tiến lại gần tôi đọc một lèo những vần thơ chế theo nhịp điệu của bài thơ Tống biệt hành mà chị khoe chị sáng tác từ lâu lắm rồi. Không thể tôi kịp định thần, chị giải thích luôn: “Vâu là vẩu. Anh người yêu bị vẩu nên không hôn được? Hiểu chưa em?”. Rồi chị cúp hai mắt xuống, chùng giọng: “Yêu người vâu khổ lắm em ạ. Đến một cái hôn cũng chẳng trọn vẹn”. Mới cười rổn rảng đọc thơ, chị đã rầu rĩ bước về phía nhóm bệnh nhân nữ.

Chị “nhà thơ” vừa đi khỏi, một cô gái rất khó đoán tuổi tiến ngay lại chỗ tôi, giọng miền Trung đặc sệt, nghiêm nghị nói: “Chị đọc cho mà nghe này: Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Làm con cho đáng nên con…”. Thấy tôi ngơ ngác, một bác sĩ giải thích, cô gái này đã ở trung tâm hơn chục năm nay rồi và trong suốt quãng thời gian ấy, cô chưa một lần được gặp cha mẹ. Bệnh nhân này cũng là một trong những người bị gia đình bỏ rơi lâu nhất.


Bệnh nhân tâm thần tại Trung tâm Điều dưỡng và phục hồi chứ năng Việt trì xếp hàng uống thuốc.
Một cô gái khác, sau này tôi biết tên là Huyền, xen vào: “Nó đọc vớ vẩn đấy”. Chị kia bác lại: “Con ni hắn bị chồng bỏ đó”. Huyền “xấn” sát người tôi, mắt nhìn chằm chằm nói như van xin, chực khóc: “Không phải đâu, bọn chị chỉ mới ly thân thôi”.

Huyền định kể tiếp nhưng chợt chững lại: “Em lấy chồng chưa? Chưa có gia đình em không hiểu được đâu, chuyện gia đình phức tạp lắm”. Nhưng để “truyền kinh nghiệm lại cho em” và có lẽ cũng đang thèm có một người để chia sẻ, chị tiếp tục kể. Huyền kể chồng chị là người ở Bảo Thanh (Phú Thọ), đang công tác ở TPHCM. Nhiều lần chị nhớ chồng, muốn bế con vào thăm nhưng… sợ bị đánh chết nên không dám. Kể đến đây, Huyền bất giác co rúm người sợ hãi. Mọi người nói Huyền phát bệnh điên do bị chồng bỏ và họ tin rằng trong cuộc đời làm vợ của Huyền, chị đã phải nếm trải những trận đòn roi vô cùng kinh hãi từ người chồng vũ phu, nên cho đến tận bây giờ, khi đã vào trung tâm chữa trị, nỗi sợ hãi ấy vẫn luôn ám ảnh chị.

Người đàn bà trẻ bất hạnh trong hôn nhân trăn trở với tôi: “Chị có nên bỏ chồng không nhỉ?”. Rồi không đợi câu trả lời, chị khẳng định: “Không bỏ được đâu em ạ, vì nhà chị có con rồi ràng buộc lắm. Chị không muốn con chị không có cha. Con gái chị xinh lắm, xinh hơn chị nhiều. Nếu anh ấy không quay về chị sẽ tìm cho con gái chị một người cha”. Lý lẽ của một người bị tâm thần phân liệt khiến tôi giật mình.
Khi đã bớt rầu rĩ, Huyền lại nói rằng chị đã có người yêu mới, đó là một anh bộ đội về hưu tên là Đô. “Bọn chị mới yêu nhau một năm đây thôi, anh ấy hứa sẽ nuôi mẹ con chị suốt đời. Chị xinh thế này phải có nhiều người yêu lắm phải không em”.

Các điều dưỡng viên ở đây cho biết Huyền là một trong những người có khát vọng yêu lớn nhất trong số các bệnh nhân. Có lẽ đó là cách để một người điên như chị xóa bỏ những ám ảnh bất hạnh về hôn nhân trong đầu.

Tầm 26, 27 tuổi, vóc dáng và khuôn mặt của bệnh nhân Tuấn, quê Bắc Nịnh, đậm “chất chơi”, đúng như những gì cậu kể. Giọng điệu đều, tỉnh, Tuấn nói cậu đang trong giai đoạn... chạy án. Các bệnh nhân khác nghe chuyện lên tiếng nhắc Tuấn nói nhỏ thôi, không lộ hết.


Tuấn kể, cậu bị án 12 tháng tù treo và 6 tháng thử thách. Trong thời gian thử thách Tuấn phạm tội trộm bò và xe đạp lấy tiền đi xóc đĩa nên gia đình phải gửi vào đây “lánh nạn”. “Mỗi lần xóc đĩa, em chơi cả triệu. Trước khi vào đây, em nướng của ông già hơn 500 triệu đấy. Giờ ông đang phải chạy án cho em, cuối năm nay là em biến”.

Cậu khoe cậu sẽ sang Angola vì mẹ làm bác sĩ cao cấp bên đó. “Lương bà già em cả chục nghìn đô đấy, toàn khám bệnh cho quan. Đúng là đời, mẹ tiêu tiền không hết, còn con…”. Nếu không ở trong trại, chẳng ai có thể nghĩ Tuấn là một bệnh nhân tâm thần.
Một bệnh nhân khác ngồi cạnh đó cẩn trọng: “Mà chị này có phải là phóng viên không đấy. Chị mà nói lộ ra là mấy chục triệu chạy án của ông già nó mất trắng mà nó còn bị bắt luôn đấy!”.

Không thể nghe hết chuyện của những người bệnh tâm thần, vì như lời các bác sĩ ở đây cho biết, mỗi ngày họ có thể nghĩ ra hàng chục câu chuyện, hàng chục hoàn cảnh khác nhau, chuyện nào nghe cũng hấp dẫn “như thật” cả. Nhưng có một điều họ không bao giờ nói khác, đó là nỗi nhớ gia đình; và tên người thân, địa chỉ nhà họ cũng nhớ rất chính xác. Cứ có người lạ xuất hiện là họ lại quây lấy nhờ gửi lời nhắn về gia đình.

Như Tuấn, khi kể về chuyện “chạy án” của mình thì tỉnh bơ như thế nhưng khi nhắc đến gia đình đã lại như một người khác. Tuấn bắt tôi phải ghi vào sổ số điện thoại nhà cậu để gọi về cho bố, để nhắn với bố là “Bố lên thăm con đi” và hỏi thăm: “Con trai là Đỗ Tuấn Tú của con có khỏe không?”.

Khi bị những người bệnh khác chen lấn, đẩy ra để đọc tên bố mẹ, địa chỉ gia đình cho tôi, Tuấn nói với: “Chị đừng quên đấy nhé, nhớ gọi vào lúc 6 giờ tối, lúc đó bố em mới đi làm về”.

Một bệnh nhân nam khác nói như tin chắc rằng tôi có biết gia đình cậu ta: “Ở dốc Thanh Ba ấy, gần chỗ thằng Đông sửa đồng hồ ấy. Đi xuống một đoạn là đến. Nhà em có mái tôn ở trước, chị nhớ ra chưa?”. Cứ thế người này đến người khác giành nhau đọc tên bố mẹ, địa chỉ gia đình, nhờ tôi nhắn: “Bố mẹ lên thăm con”.

Nữ bệnh nhân đọc thơ: “Công cha như núi Thái Sơn” lúc nãy kéo tay tôi nói: “Bố chị tên là Long, mẹ tên là Tình, ba em Hiếu, Chiến, Thắng, nhà ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Em có biết họ không? Nói họ lên thăm chị với nha!”. Được biết đã hơn năm năm nay, họ không một lần lên thăm chị!
Bài : Hoài Nam
 
#11
Giám đốc BV Phú Lương nói về những cái chết “bất thường

Giám đốc BV Phú Lương nói về những cái chết “bất thường”

(Dân trí) - Trường hợp sản phụ Tư tử vong, ông Dương Văn Thanh, Giám đốc BV Phú Lương, cho rằng đây là trường hợp ông "chưa từng gặp bao giờ". Còn em Thắng đau ruột thừa lại được chẩn đoán đau bụng giun thì ông Thanh lý giải là vì phải chờ theo dõi.
>> Những cái chết “bất thường” ở bệnh viện Phú Lương
Trong suốt buổi làm việc với PV Dân trí về những cái chết được coi là "bất thường" xảy ra ở Bệnh viện đa khoa Phú Lương, ông Dương Văn Thanh, Giám đốc bệnh viện đưa ra nhiều lý lẽ biện minh.
Bác sỹ X-quang nhận ca... đỡ đẻ

Về cái chết gần đây nhất của sản phụ Quách Thị Tư và con gái vừa chào đời Vũ Thị Bé, ông Thanh cho rằng kíp trực hôm đó đã làm hết trách nhiệm, cố gắng hết sức cấp cứu hai mẹ con. Song đây là trường hợp đặc biệt, chính ông cũng chưa từng gặp bao giờ nên khó xử lý!

Ông Thanh cho biết, khi nhập viện sản phụ hoàn toàn bình thường. Cho đến khi lên bàn sinh vẫn không hề có vấn đề gì xảy ra và cho rằng đây là một ca sinh bình thường nếu không có những điều “không may” sau đó. Khi phóng viên đề cập tới việc khi nhập viện, sản phụ Tư có biểu hiện sốt cao thì ông Thanh lại cho rằng đó là biểu hiện “không bình thường”, các bác sỹ đã theo dõi suốt đêm và đã cho uống thuốc hạ sốt!


Tú vẫn chưa hết bàng hoàng sau cái chết của vợ và con gái
Thông tin từ phía gia đình sản phụ Tư, khi sản phụ có biểu hiện sốt cao và tỏ ra rất đau đớn, gia đình đã nhiều lần xin bác sỹ Bùi Trung Hải (bác sỹ nhận ca sinh này) cho chuyển viện lên tuyến trên nhưng đều bị bác sĩ gạt đi. Thậm chí nhiều lần bác sĩ Hải còn cáu gắt, quát mắng: “Các bà biết gì về chuyên môn mà nói”, hay nói với bố đẻ của sản phụ Tư: “Nếu có vấn đề gì thì tôi chịu trách nhiệm”.

Giải thích vấn đề này, ông Thanh khẳng định, nếu gia đình bệnh nhân xin chuyển lên tuyến trên thì bệnh viện không bao giờ giữ. “Tuy nhiên, hôm đó tôi không trực nên không thể khẳng định được là người nhà sản phụ Tư có xin hay không. Nhưng theo bản tường trình của bác sĩ Hải thì suốt đêm đó, gia đình họ (sản phụ Tư) không hề xin chuyển viện. Chỉ đến khi gần sinh thì gia đình mới có ý kiến xin lên tuyến trên” - ông Thanh cho biết thêm.

Kíp trực ca sinh của sản phụ hôm đó gồm có bác sĩ Bùi Trung Hải, nữ hộ sinh Liêu Thị Thảo và cử nhân điều dưỡng Nguyễn Phú Thuyển. Theo tìm hiểu của chúng tôi, bác sĩ Hải là bác sĩ chuyên khoa cấp 1 về chẩn đoán hình ảnh chứ không phải bác sĩ chuyên khoa sản. Không hiểu vì lý do gì mà vị Trưởng khoa Cận lâm sàng Bùi Trung Hải lại được nhận ca sinh này.

Ông Thanh giải thích rằng: “Nói về quy chế, quy định thì bác sĩ Hải tham gia trực ngoại sản là không sai. Bác sĩ Hải là bác sĩ đa khoa, đã được học về tất cả các chuyên khoa ở trong trường rồi”. Hơn nữa, theo ông Thanh, do ở bệnh viện tuyến huyện rất thiếu y bác sỹ nên một bác sỹ phải trực tất cả các khoa!

Còn về cái chết của đứa con sản phụ Tư, ông Thanh nói em bé đã chết, lại không giám định pháp y nên không thể kết luận nguyên nhân cái chết là do BV Phú Lương được!

Đau ruột thừa được tiêm thuốc giảm đau để... theo dõi

Trường hợp của cháu Nguyễn Mạnh Thắng (5 tuổi) chết do đau ruột thừa cuối năm 2008 đến nay vẫn chưa có cơ quan nào vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân. Gia đình cũng như cả tiểu khu Cầu Trắng (thị trấn Đu) thì vẫn rất bức xúc trước thái độ tắc trách và sự thiếu chuyên môn của các y bác sỹ BV Phú Lương.

Theo chị Nguyễn Thị Hiền, mẹ cháu Thắng kể lại thì sau khi chị đưa cháu vào BV Phú Lương khám do cháu đau bụng quằn quại, các y bác sỹ ở đây đã khám và chẩn đoán là Viêm Amydal cấp, theo dõi đau bụng do giun. Chị Hiền cho biết, thăm khám xong, các bác sỹ đã tiêm cho cháu một mũi thuốc giảm đau chứ không để theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân để chẩn doán bệnh chính xác hơn.


Chị Hiền bức xúc kể lại cái chết oan uổng của con mình.
Được tiêm thuốc giảm đau, Thắng ngủ thiếp đi đến một lúc lâu rồi tỉnh dậy, vẫn đau đớn quằn quại. Mất bao thời gian, chị Hiền mới xin được cho con chuyển viện. Khi Thắng được chuyển lên tuyến trên thì đã trong tình trạng nguy kịch, may mắn được cứu sống lúc đó nhưng chỉ vài ngày cháu đã qua đời do vỡ ruột thừa và bị hoại tử.

Theo lý giải của ông Thanh trong một văn bản trả lời các cơ quan chức năng và báo chí thì “khi chuyển lên tuyến trên, theo chẩn đoán thì ruột thừa vẫn chưa vỡ, tuyến trên tiếp tục theo dõi khoảng thời gian 5 giờ 30 phút sau mới mổ. Trẻ tử vong là do cơn hen phế quản ác tính, nhiễm trùng nhiễm độc nặng”.

Tuy nhiên, theo chẩn đoán ban đầu của BV Đa khoa TW Thái Nguyên, khi được chuyển đến viện, cháu Thắng bị viêm ruột thừa cấp tới giờ thứ 12. Siêu âm ruột thừa cho kết quả hình ảnh viêm ruột thừa giai đoạn hoại tử. Căn cứ vào đó có thể thấy, cháu Thắng đã bị đau ruột thừa song các bác sỹ ở BV Phú Lương lại không phát hiện ra bệnh mà chỉ chẩn đoán là viêm Amydal cấp và theo dõi đau bụng do giun.

Ông Thanh cũng không đưa ra một lời bình luận nào về việc các bác sỹ tiêm thuốc giảm đau khi cháu có biểu hiện đau bụng mà không để theo dõi tiếp. Nhiều nguồn tin cho hay, hầu hết các bệnh nhân có dấu hiệu đau bụng vào BV Phú Lương đều được tiêm thuốc giảm đau tương tự như trường hợp cháu Thắng.

Những cái chết xót xa như Dân trí đã nêu đang làm xôn xao dư luận Thái Nguyên nói chung và người dân Phú Lương nói riêng. Không chỉ gia đình các nạn nhân mà tất cả những người dân khu vực này và rất nhiều bạn đọc đang “ngóng” câu trả lời thỏa đáng của các cơ quan chức năng về các vụ việc trên.

Tiến Nguyên - Tuấn Hợp
 

Khang's Bi

Active Member
#12
Chấn thương của quý

Chấn thương bìu do bị đá

Anh N.V.N 23 tuổi, là nhân viên bảo vệ một của hàng máy tính tại quận Gò Vấp, TPHCM. Trong lúc làm việc, anh chọc ghẹo đồng nghiệp và bị động nghiệp nổi nóng phi đá vào hạ bộ. Sau đó, anh cảm thấy vùng bìu rất đau nhưng vẫn cắn răng chịu đựng, không cho ai biết và không đi khám. Một ngày sau anh N thấy vùng bìu xuất hiện những chấm xuất huyết. Những ngày tiếp theo da bìu bầm tím tụ máu rất rõ, bìu sưng to dần và rắn, vẫn còn đau anh N thấy lo lắng cho bộ phận cơ thể quan trọng này của mình nên đã đi khám bệnh. Các bác sĩ khám cho anh N một cách kỹ càng, anh N rất may mắn chỉ bị tổn thương nhẹ, không có tổn thương mào hay tinh hoàn, không có chấn thương niệu đạo kèm theo. Anh N dược cho điều trị nội khoa bằng cách nằm nghỉ, băng treo cố định vùng bìu len cao, chườm đá tại chổ, thuốc giảm đau và chống phù nề.

Qua trường hợp anh N, các thanh niên nên cảnh giác vì chấn thương vùng bìu có khi rất nghiêm trọng như dập vỡ tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, bí tiểu, chảy máu niệu đạo ... Ngoài ra còn có viêm mào tinh hoàn khởi phát sau chấn thương. Những trường hợp nặng phải điều trị bằng phẩu thuật


BS MẠNH HÀ​

Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn
 
#13
có ai muốn dê mà không sợ bị chấn thương của quý, xin hãy liên lạc với tôi.
tôi có bán và cho thuê dụng cụ bảo hộ bằng kim loại phòng chống va chạm vùng kín.
100% an toàn tuyệt đối,.
 
#14
Tin mới về Bệnh viện Phú Lương - Thái Nguyễn

Thái Nguyên:

Việc ở BV Phú Lương là có thật, nhưng không như VietNamNet nêu (?)
Cập nhật lúc 08:03, Thứ Sáu, 07/08/2009 (GMT+7)

(VietNamNet) - Chậm 1 ngày so với thời gian được giao, hôm 6/8, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về những phản ánh của VietNamNet ở bệnh viện huyện Phú Lương.

Riêng việc sản phụ Quách Thị Tư và cháu Vũ Thị Bé tử vong, hiện đã có kết quả giám định, kết thúc điều tra vụ việc. Cơ quan điều tra quyết định sẽ không khởi tố vụ án theo đơn tố cáo và đề nghị của anh Vũ Quốc Tú.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Ma Thị Nguyệt: Đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm vụ Bệnh viện Phú Lương. Ảnh và chú thích ảnh của báo Dân trí.

Bản báo cáo gửi Thủ tướng về những sự việc xảy ra ở bệnh viện huyện Phú Lương do bà Ma Thị Nguyệt (Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên) ký.

Điều dễ nhận thấy, bản báo cáo này cơ bản là “bê” gần như nguyên bản báo cáo của Sở Y tế đã gửi Bộ Y tế và UBND tỉnh Thái Nguyên vốn không nhận được sự đồng tình của dư luận trước đó. Có khác chăng là thêm phần kết luận của cơ quan điều tra nhưng vẫn không nằm ngoài kết quả đã công bố.

Bản báo cáo này thừa nhận những việc liên quan đến Bệnh viện Phú Lương mà VietNamNet đã phản ánh vừa qua là có thật, nhưng “không hoàn toàn như vậy”.

Những căn cứ của UBND tỉnh Thái Nguyên trong báo cáo gửi Thủ tướng cũng vẫn là: Hồ sơ bệnh án được lưu trữ tại Bệnh viện Phú Lương và Bệnh viện Đa khoa Trung ương (ĐK TW) Thái Nguyên cộng thêm những báo cáo của Sở Y tế và UBND huyện Phú Lương.

Về trường hợp tử vong của mẹ con sản phụ Quách Thị Tư, ngoài những tình tiết có trong bệnh án lưu ở bệnh viện như Sở Y tế đã kết luận, đã có thêm kết quả giám định và điều tra của các cơ quan chức năng.

Sau khi giám định mẫu phủ tạng và mẫu máu của chị Tư, ngày 17/6/2009, Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an đã có kết luận: “Hình ảnh đông máu nội mạch rải rác ở nhiều tạng, viêm gan mãn. Không tìm thấy chất độc trong các mẫu phủ tạng. Căn cứ vào hồ sơ bệnh án, chưa thấy mối liên hệ giữa việc dùng thuốc với việc sản phụ tử vong”.
Cơ quan công an Thái Nguyên đã có kết luận: Sản phụ Tư bị tử vong do bị đông máu nội mạch rải rác gây tắc nghẽn mạch máu, thiếu máu, rối loạn chức năng đa cơ quan, suy đa cơ quan không hồi phục dẫn đến chết.

Cơ quan điều tra cũng đã kết luận “không khởi tố vụ án hình sự” đối với những bác sỹ bị tố cáo ở Bệnh viện Phú Lương. Việc bố trí bác sỹ ở bệnh viện và trong ca sinh của sản phụ Tư là hợp lý.

Đối với cháu bé Vũ Thị Bé thì báo cáo này giữ nguyên kết luận của Sở Y tế: “Không giải phẫu tử thi nên không biết được nguyên nhân tử vong”. Tuy nhiên cũng như giải trình của Sở Y tế, báo cáo này đề cập đến nguyên nhân tử vong: “Ngạt sau đẻ, suy hô hấp độ 3, viêm phổi sơ sinh có chảy máu ở phổi”.

Tuy nhiên, tại bệnh án sao số 1181 của cháu Vũ Thị Bé ở Bệnh viện ĐK TW Thái Nguyên mà VietNamNet đang lưu giữ thì chỉ ghi kết luận căn bệnh: ngạt và suy hô hấp chứ không đề cập đến bệnh viêm phổi, có chảy máu mà bản giải trình và báo cáo của tỉnh Thái Nguyên nêu ra. Công an huyện Phú Lương cũng căn cứ vào bệnh án này và cho kết quả như vậy.

Trong kết luận điều tra của Công an huyện Phú Lương có nói đến trách nhiệm của kíp trực sản phụ Tư: “… Chưa tiên lượng được diễn biến phức tạp của bệnh nhân nên chưa mời tuyến trên hội chẩn hoặc xin hỗ trợ trong cấp cứu bệnh nhân để có hướng xử trí phù hợp hơn”.

Đối với những phản ánh về y đức, thái độ và tinh thần trách nhiệm của kíp trực của sản phụ Tư, UBND tỉnh Thái Nguyên giao UBND huyện Phú Lương tổ chức kiểm thảo, nếu sai phạm sẽ tùy mức độ xử lý.

Không nhận được đơn tố cáo thì… thôi?

Đối với những trường hợp tử vong và tai biến khác ở bệnh viện này như người dân phản ánh, UBND tỉnh Thái Nguyên cũng cho rằng không nhận được đơn tố cáo. Những trường hợp trên, bản báo cáo: Căn cứ vào hồ sơ bệnh án lưu và báo cáo của UBND huyện Phú Lương và Sở Y tế Thái Nguyên để gửi Thủ tướng.

Báo cáo cũng chỉ thừa nhận duy nhất trường hợp của chị Lý Thị Hoàn là ca nạo phá thai không thành công của Bệnh viện Phú Lương như giải trình của Sở Y tế. Những trường hợp khác còn lại thì VietNamNet cũng đã chuyển tải đến bạn đọc ở bài viết “Thái Nguyên giải trình sự việc BV Phú Lương theo… bệnh án”.

Có một điểm rất nhỏ trong bản báo cáo gửi Thủ tướng là việc trùng lặp cả lỗi chính tả với giải trình của Sở Y tế trước đó. Đó là khi nói về trường hợp đứa con của sản phụ Nguyễn Thị Lệ ở xã Phấn Mễ, bản giải trình viết sai chính tả “hướng sử trí” thì trong báo cáo của tỉnh vẫn để nguyên là “hướng sử trí” (như vậy, gần như 2 bản báo cáo này gần như là một, khi cả một lỗi chính tả cũng được “bê” nguyên xi từ bản báo cáo của Sở vào báo cáo của UBND tỉnh - NV)

Báo cáo kết luận cháu bé con chị Lệ tử vong do “bệnh nặng” nhưng cũng không nói rõ là bệnh gì.

Đoạn cuối của báo cáo có ghi: “Theo báo cáo của Phòng Y tế huyện Phú Lương từ năm 2000 đến năm 2008, Bệnh viện ĐK huyện Phú Lương đã đỡ 5.325 ca đẻ và duy nhất có trường hợp của sản phụ Quách Thị Tư bị tử vong tại bệnh viện”.

Trong khi đó, sản phụ Tư tử vong là vào ngày 24/4/2009 chứ không phải năm 2008. Thêm nữa, nội dung trước đó bản báo cáo đề cập đến, đã thừa nhận trường hợp cháu gái cô giáo Hoàng Thị Lạng khi sinh ra đã chết do bác sỹ không tiên lượng được trường hợp dây rau ngắn quấn cỏ chặt vào ngày 13/2/2008.

Những người dân Phú Lương vẫn phải tiếp tục chờ đợi và hy vọng về "một câu trả lời rõ ràng, công bằng" như hy vọng của anh Vũ Quốc Tú. Ảnh: Vũ Hoàng.

Trường hợp đứa con của anh Quyền và chị Lý Thị Vạn ở xã Phủ Lý cũng vậy. Báo cáo nêu: “… Tiến hành hồi sức cấp cứu cho thai nhi nhưng không kết quả, trẻ tử vong hồi 13h40 ngày 03/01/2002. Ngay sau cái chết của con, anh Quyền đã quá đau đớn nên đã gây náo loạn ở Bệnh viện Phú Lương”.

Đó là chưa kể đến các trường hợp trẻ sơ sinh đã tử vong tại Bệnh viện huyện Phú Lương vào năm 2008 mà chính ông Dương Văn Thanh, Giám đốc Bệnh viện đã thừa nhận trên báo Dân trí.
Vậy con số “chỉ duy nhất” trường hợp sản phụ Tư tử vong ở bệnh viện này là từ đâu ra, khi người dân Phú Lương liệt kê lẫn giám đốc Dương Văn Thanh cũng thừa nhận có nhiều trường hợp hơn “chỉ duy nhất” đó?

Cũng giống như giải trình của Sở Y tế, báo cáo này một lần nữa không đề cập đến sự phản ánh của người dân về y đức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y bác sỹ BV Phú Lương trong nhiều năm qua.

Người dân Phú Lương đang hỏi: Tại sao việc xẩy ra nhiều trường hợp tử vong và tai biến ở bệnh viện này trong nhiều năm đã không được báo cáo lên Chính phủ theo chỉ đạo của Thủ tướng?.

Còn anh Vũ Quốc Tú, chồng của sản phụ Quách Thị Tư, cha của cháu Vũ Thị Bé thì viết thư gửi Thủ tướng rằng: “Cháu gửi đơn không phải mong muốn phải đưa ai vào tù. Cháu chỉ mong rằng các cơ quan ban ngành hãy cho gia đình cháu một câu trả lời rõ ràng, công bằng về cái chết bất thường của vợ con cháu, khi mà 6 lần siêu âm trước khi sinh vợ con cháu vẫn bình thường, khoẻ mạnh”.



Duy Tuấn – Vũ Hoàng
 

thachha2011

Gã si tình.......
#15
Cánh mày râu đặc biệt chú ý không nên nhét điện thoại trong túi quần, vì nó rất gần nhà máy sản xuất tinh trùng và trực tiếp uy hiếp các tinh binh.

Thế để ở đâu????
 

rain

New Member
#16
Cánh mày râu đặc biệt chú ý không nên nhét điện thoại trong túi quần, vì nó rất gần nhà máy sản xuất tinh trùng và trực tiếp uy hiếp các tinh binh.

Thế để ở đâu????
Thí chủ này thật là vãi hàng :yociexp103:
 

Phạm Viễn Phương Đông

Răng là nhục-răng là vinh
Staff member
#17
15 lần sinh, 12 lần phải chôn con ở cồn cát

Thưa các bạn, đây là một mẩu tin mình đọc được trên mạng, đọc xong thật sự mình cảm thấy đau lòng quá. Chắc các bạn cũng vậy. Hãy đọc và thương cảm cho những mảnh đời bất hạnh....

Dù sinh nở đến 15 lần, song hiện tại, vợ chồng ông Đỗ Văn Địu ở Hà Hiệp, Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình chỉ còn 3 cô con gái. 12 người con đã yên nghỉ dưới những nấm mồ trên đồi cát trắng mênh mông...
Dưới cái nắng cháy da cháy thịt trong những ngày hè, tôi phóng xe máy xuyên qua cánh đồng, trượt trên những đụn cát trắng ven bờ sông Nhật Lệ, tìm đến nhà ông Đỗ Văn Địu, ở cuối thôn Hà Thiệp (xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình).



Ông Địu thắp hương cho những người con đã chết.

Tôi đến nhà vào giữa buổi trưa. Người dân Hà Thiệp đang giờ nghỉ trưa nên làng quê rất yên ắng. Riêng nhà ông Địu thì vang lên tiếng khóc lóc, xen lẫn tiếng cười khanh khách.

Mâm cơm bày biện dưới nền nhà nguội lạnh. Ông Địu, bà Nức đang đè hai đứa con ngây dại để bón cơm. Hai cô con gái Đỗ Thị Hằng, SN 1990, và Đỗ Thị Nga, SN 1994, cứ giãy đành đạch, cào cấu, gào thét.

Ông Địu ngồi trên giường, ôm Hằng vào lòng, dùng hai chân mình kẹp hai chân con, rồi ráng sức bình sinh giữ chặt đầu Hằng, để bà Nức bón cơm vào miệng. Bón xong bát cơm cho Hằng, mất cả tiếng đồng hồ. Đến lượt Nga, ông Địu lại phải chăm con bằng cách… đè con ra như vậy.


Nhắc đến những đứa con, ông Địu lại không cầm được nước mắt

Thấy vợ chồng ông Địu bón cơm cho con xong, tôi mới bước vào nhà, thấy người lạ, Nga không ăn nữa mà cứ nhìn tôi cười khanh khách, rồi giãy đạp, với đôi chân teo tóp cô bé cứ đòi bò ra phía tôi. Ông Địu bảo: “Cái Nga kỳ quặc lắm chú ạ. Hễ thấy người lạ, là nó đòi thơm vào bàn tay hoặc má. Nếu không được, nó sẽ lên cơn khóc lóc ghê lắm”. Tôi vui vẻ chìa má cho Nga thơm.

Đỗ Thị Hằng năm nay đã 19 tuổi, song trông chỉ như đứa trẻ lên 10, còn Nga thì mắt mờ, nghễnh ngãng, hết khóc tu tu rồi lại cười khanh khách suốt ngày đêm.

Bao nhiêu năm nay, mọi hạnh phúc, khổ đau của vợ chồng ông Địu đều dồn vào hai cô con gái này.

Kể chuyện về con, ông Địu lấy khăn lau nước mắt. Hằng sinh ra rất khỏe mạnh, xinh xắn. Từ năm lớp 1 đến lớp 6 em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, đứng nhất nhì lớp, giấy khen dán kín tường chỗ góc học tập.

Thế nhưng, ông trời đã cướp mất hạnh phúc của vợ chồng ông Địu, khi năm lớp 6, lúc 12 tuổi, vào một sáng mùa đông, Hằng tự dưng lăn đùng ra lớp vì lên cơn co giật.

Ông Địu, bà Nức bị sốc nặng. Ông mang em ra tận Hà Nội chữa trị ở các bệnh viện lớn, song chẳng ăn thua gì. Đầu Hằng mỗi ngày lại sưng to hơn, tay chân thì teo tóp lại.


Mọi hạnh phúc khổ đau đều dồn vào hai cô con gái tật nguyền.
Vậy là, di chứng chất độc da cam cùng căn bệnh não úng thủy của Hằng, rồi tiếp tục đến Nga, đã cướp đi hạnh phúc của ông bà, biến ông bà thành “chúa chổm”.

Ông Địu đã chạy vạy vay khắp đồng đội, anh em, làng xóm, ngân hàng để có tiền mổ cho Hằng tổng cộng 4 lần, nhưng bác sĩ đều thông báo tin buồn là không thành công.

Cứ mỗi năm vài lần, ông Địu và bà Nức lại phải chắt chiu tiền bạc đưa con ra Hà Nội điều trị. Không đưa con đi thì con chết, mà đưa con vào viện thì bệnh viện lại trả về, vì nền y học hiện tại đang bó tay với căn bệnh quái ác này.

Mỗi khi lên cơn, chân tay em cứ co rúm lại, giãy đạp vì đau đớn. Những lúc nhìn con đau đớn, ông Địu thấy như có mũi tên xuyên vào tim mình.

Ông Địu lại lau nước mắt: “Mấy lần leo lên thuyền mủng ra biển, tính nhảy xuống biển cho xong, nhưng nghĩ đến cháu Nga và cháu Hằng ngây dại ở nhà, không ai chăm sóc, tôi thấy mình lại phải sống”.

Ông Địu lôi dưới gối cho tôi xem một bức thư đã viết xong, với những dòng chữ tròn, nắn nót. Ngoài bì thư ghi: Kính gửi Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa Công luận quốc tế…

Ông Địu bảo, những lúc tỉnh, Hằng vẽ rất đẹp, hát lại hay, nhưng chỉ hoạt động trí óc một lúc, em lại lên cơn đau đớn quằn quại, nên để hoàn thành bức thư gửi gắm niềm hy vọng vào công lý này, em đã phải viết trong nhiều ngày.



Nếu không bị chất độc da cam, Hằng đã là một thiếu nữ xinh đẹp, giỏi giang.
Hằng viết: “Bố mẹ cháu sinh được 15 người con, nhưng đều bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, hiện đã chết 12, còn lại 3 chị em, đều bệnh tật nặng nề do di chứng chất độc. Bản thân bố cháu cũng bệnh tật, đau ốm thường xuyên, nên cuộc sống gia đình cháu vô cùng khó khăn. Tất cả đều do hậu quả chất độc da cam/dioxin của Mỹ gây nên…

Là một nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin của Mỹ, sự sống của cháu còn rất ngắn ngủi, song trước phiên tòa công lý thế giới, cháu kính nhờ tòa đòi phía Mỹ phải có trách nhiệm pháp lý và đạo lý vì cuộc sống của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, trong đó, có gia đình và bản thân chị em cháu, đã và đang chịu nhiều thiệt thòi đau khổ do Mỹ gây nên... Cháu đang cố gắng sống với thời gian ít ỏi còn lại để mong thấy được công lý...”.

Đọc bức thư của cô gái lúc tỉnh táo, lúc ngơ ngẩn này, tôi thấy lòng mình thắt lại. Lẽ ra em đã là một thiếu nữ xinh đẹp, thông minh, hát hay, học giỏi, là niềm hy vọng và hạnh phúc của cả gia đình.

Còn tiếp…
 

Phạm Viễn Phương Đông

Răng là nhục-răng là vinh
Staff member
#18
Người cha bất hạnh và 12 ngôi mộ sau nhà...

Ông Địu đem các con về chôn ở gò cát sau nhà để anh em "sum vầy", và chiều chiều, ông thăm nom cho tiện.
Năm 1970, khi mới 18 tuổi, Đỗ Văn Địu cùng thanh niên trong làng xung phong ra trận theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Sau khi tốt nghiệp khóa huấn luyện ngắn hạn, ông được điều vào chiến đấu tại khu vực Khe Tre – Khe Sầu (A Lưới, Thừa Thiên Huế). Đỗ Văn Địu cùng đồng đội chiến đấu ròng rã 5 năm trời ở vùng đất khốc liệt nhất thời bấy giờ.
Những ngày ở chiến trường, ông Địu nhìn rõ máy bay Mỹ kéo qua bầu trời A Lưới rải một thứ bột gì đó mù mịt, khiến bạt ngàn rừng chết cháy. Không biết là chất độc gì, nhưng rất nhiều người hít phải đã chết. Đồng đội tên Kỵ của ông bị nhiễm độc, khiến vết thương lở loét, thịt thối rữa, rồi chết. Để chống độc, ông phải thấm nước tiểu vào khăn, rồi bịt mũi, mới dám thở.



15 lần sinh, 12 lần ông Địu phải chôn con trong cát trắng.

Trong một lần về phép, năm 1976, Đỗ Văn Địu đã cưới cô thôn nữ Phạm Thị Nức. Cưới xong, ông từ biệt vợ, tiếp tục vào Huế công tác.
Năm 1977, trong lúc đang làm nhiệm vụ, niềm vui khôn tả đến với ông khi hay tin vợ vừa sinh hạ một cậu con trai bụ bẫm. Tuy nhiên, nỗi đau khôn cùng lại ập đến khi vài tháng sau, ông nhận được tin báo con chết vì chứng bệnh phình to đầu. Bà con chòm xóm đã đưa đứa bé ra nghĩa địa ven biển chôn. Vợ ông đau lòng, phát bệnh thần kinh một thời gian.
Năm 1979, vợ chồng ông lại đón nhận niềm vui mới, khi cậu bé Đỗ Văn Trị ra đời. Tuy nhiên, cũng như anh nó, chỉ sống được 2 tháng thì chết, cũng với căn bệnh phình chướng đầu, vàng da, rỉ nước nhầy khắp người.
Những ngày đó, “con ma” chất độc da cam vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng, vợ chồng ông Địu coi là vận hạn, nên vẫn khát khao ấp ủ có một đứa con. Năm 1981, cô con gái Đỗ Thị Bình ra đời trong nỗi lo âu thắc thỏm. Bình càng lớn càng xinh đẹp và khỏe mạnh như những đứa trẻ khác.



Cô con gái Đỗ Thị Bình và đứa cháu ngoại là niềm hy vọng duy nhất của vợ chồng ông Địu.

Sức khỏe của Bình khiến ông Địu tin rằng “thần may mắn” vẫn mỉm cười với vợ chồng ông. Thế là, một năm sau, bà Nức thai nghén đứa con thứ tư với ước vọng có thằng cu cho đủ nếp đủ tẻ.
Thế nhưng, cậu bé mà ông bà chưa kịp đặt tên, khi đang ngậm bầu vú mẹ, bỗng lên cơn co giật, mắt trợn ngược, la khóc man dại, rồi chết.
Với hy vọng ông giời không tiệt đường ai, vợ chồng ông Địu tiếp tục sinh con. Nhưng rồi, con số dài dằng dặc, đứa thứ 5 chết, đứa thứ sáu chết, đứa thứ bảy chết, đứa thứ 8 chết… đến đứa thứ 15 vẫn chỉ là điệp khúc “chết”. Chỉ 3 đứa trong tổng số 15 lần sinh nở là còn sống, trong đó, một đứa "hơi bình thường", còn hai đứa là Hằng và Nga thì chịu di chứng chất độc da cam nặng nề, mà như theo mọi người vẫn thường nói là "sống còn khổ hơn cả chết".
Hôm tôi đến nhà ông Địu, Đỗ Thị Bình cũng ở nhà bố mẹ đẻ cùng con gái. Bình và cô cháu ngoại Hoàng Thanh Minh, 4 tuổi, là niềm hy vọng lớn nhất song cũng đầy khắc khoải của vợ chồng ông Địu.
Bình là cô gái đẹp thùy mị, từng có một mối tình đầy nước mắt với chàng trai thôn cạnh. Khi biết Hải có ý định cưới Bình, bố mẹ anh ta nhất quyết ngăn cản. Thế nhưng, hai người quyết tâm lấy nhau bằng cách sinh con trước.



Ông Địu không đủ can đảm đưa Bình và cháu ngoại đi xét nghiệm.

Tuy nhiên, gần đây, thi thoảng Bình lại rơi vào trạng thái đau đầu. Thậm chí, cơn đau khiến em lăn ra ngất xỉu, không còn biết gì nữa. Chuyện này khiến gia đình bên chồng hết sức lo lắng, rồi lời ra tiếng vào, khiến em không đủ can đảm sống tiếp ở nhà chồng. Bình phải đưa con về nương nhờ bố mẹ đẻ. Hiểu nỗi lo lắng của ông bà thông gia, vợ chồng ông Địu cũng không dám có lời oán thán.
Dù không nói ra, nhưng ông Địu biết rằng, “con ma” chất độc da cam đã bắt đầu “ra tay” với niềm hy vọng duy nhất của vợ chồng ông. Rồi ngay cả đứa cháu ngoại, cũng không thể chắc chắn rằng nó không phải chịu di chứng của chất độc da cam. Vợ chồng ông Địu không đủ can đảm đưa mẹ con Bình đi xét nghiệm. Ông cứ sống trong niềm hy vọng. Ngày nào ông cũng thắp hương trên bàn thờ, trước mộ những đứa con xấu số, để cầu an cho mẹ con Bình.
Buổi chiều hôm ấy, ông Địu cầm bó hương dẫn tôi vòng lối sau nhà, lên đồi cát trắng mênh mông. Gió biển thổi lồng lộng, cát bay mù mịt...
Ông Địu bảo, ngày trước, ông chôn các con rải rác ở nghĩa địa ven biển, nhưng mấy năm trước, ông đem các con về gò cát sau nhà, để anh em sum vầy, và chiều chiều, ông lên trò chuyện với các con cho tiện.


Ngày nào ông Địu cũng phải đắp lại mộ cho các con.

Mỗi ngôi mộ chỉ là một lùm cát, xếp thành 3 hàng dọc. Mỗi nấm mồ có một tấm bia bằng bàn tay. Trên các tấm bia không có tên tuổi, chỉ có những con số, từ 1 đến 12. Cạnh những hàng mộ là một tấm bia to khắc dòng chữ: “Đỗ tộc hiện khảo tình thâm cốt nhục”.
Gió biển ngày đêm ầm ào dữ dội, thổi bay cả đụn cát to như quả núi, lấp đầy cả thung lũng. Do đó, ngày nào ông cũng phải vun lại những nấm mồ bị gió mài mòn, hoặc moi cát ra khi những cơn “bão cát” lấp mất mộ con mình.
Ông Địu sợ nhất những trận mưa lớn. Cứ mỗi khi có mưa rào, ông lại phải vác xẻng lên đồi đắp mộ cho con, bởi chỉ cần một trận mưa, những chiếc tiểu sành nho nhỏ lại trồi ra khỏi mặt cát.


"Các con sống khôn chết thiêng hãy phù hộ cho gia đình mạnh khỏe".

Để hạn chế cát bay, ông trồng những hàng cây dương bao quanh khu mộ đàn con của mình. Ông hy vọng, sau này chết đi, hàng dương sẽ thay ông bảo vệ nấm mồ của những đứa con tội nghiệp.
Cắm xong nhang trên những nấm mồ, ông Địu quỳ trước tấm bia khấn vái: “Hôm nay có chú phóng viên về thăm các con rứa. Cha thắp cho các con nén nhang. Các con sống khôn chết thiêng thì phù hộ cho gia đình mạnh khỏe… Các con ở dưới ấy, nhớ mà bảo ban nhau…”.
Giọng ông Địu nghẹn lại, nước mắt lại chảy ra từ hai khóe mắt. Ông ngồi giữa bãi cát, nói chuyện với đàn con, cứ như thể chúng đang ngồi trước mặt nghe ông trò chuyện.
Bóng đêm tràn ngập bãi cát trắng mênh mông. Ông Địu vẫn ngồi nói nốt câu chuyện với các con của mình giữa khung cảnh khói hương nghi ngút. Tôi rời ngọn đồi cát trắng. Gió biển ào ào, cát bay ràn rạt...
 
#19
ôi nổi đau mang tên chất độc màu da cam :( .........................
 

nửa đời phiêu dạt

bỗng chốc hóa hư không!
#20
chien tranh thạt ác liệt. đến bây giừ còn đau