• Các thành viên chú ý, NHT trở lại vẫn giữ những thông tin cũ, bao gồm username và mật khẩu. Vì vậy mong mọi người sử dụng nick name(hoặc email) và mật khẩu cũ để đăng nhập nhé. Nếu quên mật khẩu hãy vào đây Hướng dẫn lấy lại mật khẩu. Nếu cần yêu cầu trợ giúp, xin liên hệ qua facebook: Le Tuan, Trân trọng!

Y tế - Môi trường và Sức khỏe cộng đồng

Theo bạn, dưới những tác động môi trường như vậy, các nhà máy thủy điện n

  • Tiếp tục cho thực hiện

    Votes: 1 33.3%
  • Không cho thực hiện

    Votes: 0 0.0%
  • Ý kiến khác

    Votes: 2 66.7%

  • Total voters
    3

Đoàn Nguyễn

Em là Đoàn Nguyễn
của chùa mô nà. Là của nhà mà ;)):jfbq00189070410a:. Hehe, chơ mà ngon, e về thử coi, ko chết mô. Giỏi lắm thì đc tẩy ruột, hoặc họ tìm cách cho e nôn ra bằng hết thui mà :)):)):yociexp85:
gớm
mấy cj` đổ dở nớ ăn mần éo vô
đi ra sau rú
bới trộm ít khoai mì
ko vô trong làng
quơ đại ik 1 buổi cụng đc chán ổi, mít, cam, chanh, bưởi rồi
ăn mấy cái ni mà chết ak..........
Chưa dại
:jfbq00174070313a:
 
Nổ mìn mỏ đá, hai phụ nữ bị chết

Khoảng 8h30' ngày 13/4 tại một mỏ đá ở Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã xảy ra một vụ tai nạn nổ mìn thương tâm. Hậu quả, khiến hai phụ nữ chết thảm.

Tai nạn xảy ra tại mỏ đá của HTX Minh Tân do Nguyễn Thế Toàn (trú tại xã Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh) làm chủ ràm. Công nhân đã sơ suất trong khi chuẩn bị công việc nổ phá đá.

Khi các lao động mang kíp nổ lên các mũi khoan nơi vách đá, đã bất cẩn làm kíp nổ va chạm vào thành mỏ khiến 1 kíp mìn phát nổ. Hàng trăm khối đất đá rơi xuống đè chết hai nữ công nhân đang làm việc ở phía dưới. Hơn chục công nhân khác thoát chết trong gang tấc.

Hai nạn nhân là chị Nguyễn Thị Nhiệm, 52 tuổi và chị Trần Thị Tuyết, 31 tuổi đều trú tại xã Xuân Lĩnh (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

Lập tức, các cơ quan chức năng đã kịp thời có mặt tại hiện trường, huy động lực lượng và phương tiện để giải phóng đất đá đưa thi thể nạn nhân ra. Được biết hai công nhân Nhiệm và Tuyết do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên làm hợp đồng thời vụ cho HTX khai thác đá Minh Tân.

Sau khi tai nạn xảy ra, phía HTX Minh Tân đã hỗ trợ gia đình và tổ chức an táng cho hai nạn nhân xấu số. Hiện, cơ quan chức năng đã quyết định đình chỉ khai thác đối với mỏ đá Minh Tân, đồng thời tiến hành điều tra, tìm hiểu vụ tai nạn thảm khốc trên
 

Ông Trẻ

<marquee direction="left"><font color="red"><b>Hội
Hà Tĩnh: Phát hiện 2 xác chết dưới sông, hồ

(Dân trí) - Chỉ mấy ngày qua người dân tại Hà Tĩnh đã phát hiện hai xác chết dưới sông, hồ.

Sáng 18/4, người dân xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã phát hiện một xác chết nổi dưới chân cầu Côn Rành ở xóm 5. Nạn nhân nhanh chóng được xác định là anh Lâm Văn Quang làm nghề thợ xây, sinh năm 1982, người ở xã Kỳ Văn.



Sau khi vớt xác lên bờ, người dân phát hiện đỉnh đầu anh Quang có 7 vết chém. Ngoài ra, trên cầu còn chiếc xe máy của anh Quang và một con dao có răng cưa nằm sát bên cạnh.


Công an huyện Kỳ Anh phối hợp với cơ quan Pháp y công an Hà Tĩnh điều tra nguyên nhân vụ án mạng.




Người dân tổ chức khâm liệm nạn nhân



Trước đó, sáng 14/4, người dân Thị trấn Hương Khê phát hiện một xác chết tại hồ Bình Sơn. Nạn nhân được xác định là ông Phạm Minh Thông, 50, quê ở Thừa Thiên Huế, hiện là công nhân của Xí nghiệp bia Hoa Sơn (tại khối 7, Thị trấn Hương Khê, Hà Tĩnh).



Những người dân thị trấn cho biết, tối 13/4, ông Thông với mấy người bạn ngồi uống rượu ở bờ hồ. Sau khi tan cuộc không thấy ông trở về, bạn bè tán loạn đi tìm. Đến khoảng 8h ngày hôm sau phát hiện xác ông nằm dưới lòng hồ.



Nguyên nhân cái chết đang được điều tra.



Bá Dũng - Minh Đức
 
Hai chị em chết trong nhà mới xây ( vnexpress)

Chờ con xuống nhà ăn sáng nhưng không thấy, người bố chạy lên gọi và bàng hoàng khi mở cửa phòng phát hiện hai cô con gái đã chết từ lúc nào.

Sáng 23/4 tại xã Xuân An (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), hai chị em gái Trần Thị Hà Tuyên (14 tuổi) và Trần Thị Hà Giang (12 tuổi) được phát hiện đã nằm chết trên giường, trong phòng ngủ tầng hai của căn nhà mới xây.

Người nhà nạn nhân cho biết, đêm trước xảy ra vụ việc, hai chị em gái vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Vì mất điện, trời mưa to, gió lớn nên hai chị em vào phòng đóng chặt cửa chính lẫn cửa sổ ngủ sớm.

Một số người dân cho rằng, việc đóng kín cửa sổ và cửa chính đã dẫn đến hiện tượng thiếu ôxy có thể là nguyên nhân dẫn đến cái chết của họ.

Căn nhà hai tầng rưỡi này mới được hoàn thiện trước đó ít ngày. Vào đêm xảy ra vụ việc, khu vực này mất điện nên gia đình phải chạy máy nổ. Chiếc máy nổ đặt ở tầng 2, cạnh phòng ngủ của hai chị em.

Đại diện gia đình đã không yêu cầu khám nghiệm tử thi.

Tường Long
 
Thật đau lòng quá...nhà mới xây còn mùi xi măng, mùi sơn ...lại thiết kế nhà không thông thoáng nên mới xảy ra bài học đau lòng trên...Đây cũng là một kinh nghiệm xương máu khi xây dựng nhà ở...Việt nam ta là chúa xây dựng nhà kém thoáng khí...hic..tội quá đi
 

nửa đời phiêu dạt

bỗng chốc hóa hư không!
- - nhà này sao chỉ có 2 người ngủ trong 1 phòng mà lại có thể chết do thiếu ô xy được nhỉ! chẳng lẽ khi bị thiếu oxi thì 2 chị em này không tỉnh giấc mà mở cửa chạy ra ngoài? giả thuyết thiếu ô xy là 1 giả thuyết vớ vẩn!
- -chẳng có nhà nào mà lại mang máy phát điện để trong phòng chạy cả! Có thể máy phát điện đã được mang đến sau khi 2 cô gái chết!
2 cô gái này có thể đã chết do bị giết?!! Đây là đáp án cuối cùng của tôi!
 

thoidahet

3 ngọn nến lung linh
Thiếu Oxy ? Bó tay với suy nghĩ này. máy phát điện cũng không thể là nguyên nhân . còn nguyên nhân tại sao thì phải nhờ pháp y thôi. Thật đau lòng
 

ngocxanh90

`Nơi`Bình`Yên`
Đại diện gia đình đã không yêu cầu khám nghiệm tử thi.

cái ny nghe mới lạ nè.sao người nhà ko mời chứ.mềnh ngủ khi nào cửa phòng cũng đóng kín mà.chả lẽ chính...........
 
Thực ra là do bố mẹ thiếu hiểu biết thôi!đây cũng là bài học cho những hộ gia đình dùng máy điều hòa khi cúp điện.
 

Tây Môn Khánh

[C]alvin__[K]lein
đảm báo do uống thuốc.
hoặc bị trúng độc
thật là ko may mắn
 

thoidahet

3 ngọn nến lung linh
NDĐT – Có những triệu chứng lạ, nghi ảnh hưởng đến sức khoẻ, thay vì chữa bệnh theo lời bác sỹ, bà con ở xóm 2 xã Ân Phú, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã tìm đến, chữa bệnh bằng “thuốc” của thầy bói. Tưởng thầy bói “khám” thế nào. Hoá ra thầy khám qua .. “áo” theo kiểu: Người bệnh ở đâu cũng được, miễn người nhà gửi áo người bệnh đến để thầy khám,“kết luận” một loại bệnh chưa từng có trong… y văn- bệnh “ma thuốc độc”!

Tin thầy bói hơn thầy thuốc


Dân làng hoang mang trước căn bệnh
“ma thuốc độc” của thầy bói.

Hơn 10 năm kể từ ngày anh Nguyễn Phi Hùng cùng chị Trần Thị Khuyên ở xóm 2 xã Ân Phú nên vợ, thành chồng và đến nay đã có hai người con trai kháu khỉnh. Tuy nhiên niềm vui, niềm hạnh phúc được vun vén, thắp sáng lên bao nhiêu, thì gần đây nỗi buồn dường như lại càng thêm đè nặng với đôi vợ chồng trẻ. Chị Khuyên kể: “Sau lần ăn bánh mua ở chợ, hai đứa nhỏ nhà tôi lăn ra ốm. Hỏi, thấy cháu nói bị chán ăn, mệt mỏi, ốm yếu, nóng rét triền miên”.



Bà Trần Thị Xanh ở xóm 2 xã Ân Phú sau chuỗi ngày chữa bệnh bằng thuốc thầy bói.


Thấy có nhiều biểu hiện nghi hoặc, vợ chồng chị đã đưa con đi khám bệnh ở nhiều nơi nhưng kết quả siêu âm, chụp X quang đều không phát hiện ra bệnh. Trong lúc này cả xóm lại rộ lên chuyện “ma thuốc độc” với những dấu hiệu tương tự như con mình mắc phải, vợ chồng chị đứng ngồi không yên và quyết tâm tìm thầy chữa trị.

Theo lời giới thiệu của mọi người và tương truyền “ma thuốc độc” có thể xem qua áo nên ngày 24 - 2 âm lịch vừa qua vợ chồng chị đã mang bốn chiếc áo của tất cả các thành viên trong gia đình đến một thầy tên là Khang hiện nay hơn 70 tuổi, bị cụt một chân quê ở xã Xuân Viên huyện Nghi Xuân nhờ xem giúp rồi được “phán”: hai người con của chị đã bị mắc “ma thuốc độc” do ăn phải bánh mướt (bánh cuốn) từ ngày 24 - 1 âm lịch, còn bố mẹ thì không bị mắc.

“Trăm sự nhờ thầy, một lần đi một lần khó” chị Khuyên đã không ngần ngại bỏ ra 140.000 đồng mua hai thang thuốc âhi nắm cây đinh hương) và thực hiện theo đúng lời thầy Khang dặn về nhà kiếm thêm một số vị như: bảy lát gừng, bảy củ hành tăm, hoa bồng bụt, tinh tre, lá mía, cây vòi voi…để sắc uống trong sáu ngày, tuyệt đối kiêng thịt gà, cá chép, phong long, ma mới… đến 3 tháng 10 ngày sau bệnh của các con chắc chắn sẽ khỏi.

Gia đình bà Trần Thị Xanh 69 tuổi ở xóm 2 xã Ân Phú - một người cũng đang phải ngày đêm vật vả, lo âu với “ma thuốc độc”, thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, lại bị đau bên hông phải, bà Xanh đã đi khám nhiều nơi và các bác sỹ đều kết luận bà bị bệnh Zona thần kinh.

Trong lúc cả gia đình đang lo toan chữa bệnh cho bà nhưng chưa kịp khỏi, thì mới đây có tin đồn 35 người dân ở vùng Chợ Nướt thuộc xã Đức Lạc huyện Đức Thọ bị mắc thuốc độc vì ăn phải bánh vo, bánh mướt, trái cây… trong dịp tết Nguyên đán đến Rằm tháng giêng. Lo lắng cho bệnh tình của mẹ, lần thứ nhất con trai của bà đã mang áo ra ra gặp thầy Khang ở xã Xuân Viên huyện Nghi Xuân để xem và được thầy kết luận bà bị mắc thuốc độc do ăn phải trái cây (?!) Vẫn bán tín bán nghi, các con của bà đã trực tiếp đưa bà ra Nghi Xuân khám lại và được thầy Khang lấy tay lần lượt bấm các đốt sống ở sau gáy cổ, rồi bấm đốt móng tay và kết luận là bà đã bị mắc thuốc độc do ăn trái cây.

Mặc dù hai lần khám cho hai kết quả ngày mắc thuốc độc không trùng hợp, nhưng và vẫn được thầy an ủi, động viên và bán cho một thang thuốc với giá 70.000 về uống. Để củng cố lòng tin của bệnh nhân, thầy Khang không quên dặn, ngoài việc kiêng kị ra, do bệnh tình đã lâu, nên uống hết thang thuốc thứ nhất trong sáu ngày phải đến kiểm tra lại. Nghe lời thầy và “đâm lao phải theo lao” uống hết thang thuốc thứ nhất, một lần nữa bà Xanh lại phải khăn gói đến gặp thầy. Và “đoạn kết” của câu chuyện này, theo các y bác sỹ ở Vũ Quang thì “bệnh Zona thần kinh của bà Xuân đang phát triển theo hướng ngày càng xấu”!

Ai cũng dè dặt

Gần 20 năm làm xóm trưởng của xóm 2, xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh, nhưng chưa bao giờ ông Lê Trị bận rộn như những ngày này. Bởi lẽ hàng ngày ông đã phải dành thời gian tiếp chuyện, giải thích với rất nhiều người về tình trạng người dân trong xóm của ông bị “ma thuốc độc” phá- như lời phán của các thầy bói ở dưới tỉnh.

“Mà cũng tai quái” - ông Trị thở dài: “Chẳng ai biết nguồn ngọn bệnh tình thế nào. Người dân thấy mệt mỏi, nhức đầu, bụng đau râm ran kèm chứng mất ngủ là vội vàng cởi áo, gửi về dưới xuôi cho mấy ông thầy bói ở huyện Nghi Xuân, Hương Khê… khám, rồi bị phán là “ma thuốc độc” quấy!”



“Nếu thầy phán 100% người dân ở đây bị “ma thuốc độc”, không biết cái xóm này sẽ về đâu?” - Xóm trưởng Xóm 2 Lê Trị


Nhưng mà cũng may - Ông Trị kể tiếp: “Xóm có 76 hộ, 326 nhân khẩu, thì có đến 80% người dân trong xóm gửi áo đi khám. Trong số này thầy bói mới “kết luận” 18 người bị “ma thuốc độc” ám. Nếu thầy phán 100% đều bị ma ám, không biết cái xóm này sẽ đi về đâu”.

Câu chuyện “ma thuốc độc” giờ đây đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng đối với người dân ven vùng hạ lưu sông Ngàn Sâu. Điều đáng quan tâm là trong số rất nhiều người bị mệt mỏi, ốm yếu thì chỉ có một bộ phận nhỏ đến “gõ cửa” các y, bác sỹ, số còn lại do nghi bị mắc phải “ma thuốc độc” nên đã dắt díu nhau đến gặp “thầy bói” với niềm tin sẽ được chữa khỏi.

Chính vì thông tin thất thiệt lan truyền, khiến hôm nay cuộc sống của nhân dân đặc biệt ở vùng xóm 2 xã Ân Phú bị xáo trộn một cách nghiêm trọng. Người dân trong xóm rất ngại đến chợ Nướt. Còn đối với những người dân vùng phụ cận lại nghe kháo chuyện về “ma thuốc độc” nên cũng hết sức dè dặt đến thăm, khiến cho cuộc sống của mọi người nơi đây chỉ bó hẹp, quẩn quanh trong xóm nhỏ.

Ông Nguyễn Xuân Đường- Phó Bí thư Đảng ủy xã Ân Phú cho biết: Để ổn định đời sống dân sinh, hay nói đúng hơn là không để “ma thuốc độc” ám ảnh mọi người, xã Ân Phú đã tổ chức nhiều cuộc họp, quán triệt các tổ chức đoàn thể, cấp ủy, chi bộ thôn xóm tích cực tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, chú ý giữ gìn sức khỏe đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa. Nếu có biểu hiện của các loại bệnh thì nên sớm đến các cơ sở y tế để được khám, chữa trị một cách khoa học, tuyệt đối không được tin theo những lời đồn thất thiệt.

Còn đối với những gia đình có người bị bệnh xã cũng đã thành lập đoàn đi thăm hỏi, động viên để gia đình và bản thân người bệnh cố gắng chữa trị, sớm hồi phục sức khỏe để lao động, sản xuất. Chuyện “ma thuốc độc” đến nay đã lan truyền khắp mọi nơi. Đề nghị các cấp, các ngành, các nhà khoa học hãy quan tâm, vào cuộc để một mặt giúp ổn định tâm lý cho bà con, mặt khác cũng góp phần giúp người dân đỡ hao tiền, tốn của mỗi lần mang áo đến gặp… “ thầy xem bói”.


Nguyễn Văn Chương
(Đài PTTH Hà Tĩnh)
 

thoidahet

3 ngọn nến lung linh
Dân nghẹt thở trong bụi vì tập đoàn xe chạy ẩu

- Hàng chục ngàn người dân sống trong vùng Dự án Pormosa ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang hàng ngày hàng giờ phải sống trong cảnh khói bụi mịt mờ.



Kinh hoàng tập đoàn xe chạy ẩu!


Khu kinh tế cảng Vũng Áng ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hiện có hàng trăm dự án đang được đầu tư xây dựng. Trong đó dự án lớn nhất là Formosa của Đài Loan với số vốn đầu tư giai đoạn I lên tới 8 tỷ USD.

Hiện nay dự án này đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng (GPMB) và san lấp mặt bằng để xây dựng khu tái định cư (TĐC) cho hơn 1.800 hộ dân của 5 xã Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Lợi, Kỳ Thịnh và Kỳ Phương. Tập đoàn Xuân Thành là đơn vị được chọn để đảm nhiệm công việc san lấp mặt cho cả 5 khu TĐC.


Mỗi khi xuất hiện những chiếc xe trọng tải lớn của Tập đoàn Xuân Thành lại gây ra tình trạng mù mịt bụi. Ảnh: Hà Vy



Để thực hiện dự án này Tập đoàn Xuân Thành đã huy động hàng trăm xe tải trọng tải lớn và rất nhiều máy móc đến Hà Tĩnh.



Và khi những chiếc xe này chạy qua thì Quốc lộ 1A lại chìm trong khói bụi dày đặc. Khói bụi đã làm nhiều người tham gia giao thông không thể phân biệt được đâu là đường. Ảnh: Hà Vy


Theo quy định của luật giao thông thì các xe chở vật liệu khi lưu thông thùng xe phải kín, khít, lốp, gầm xe và thùng xe phải sạch và phải đúng tốc độ. Thế nhưng, trên thực tế thì tập đoàn xe này hầu như phớt lờ các quy định trên nên khiến hàng ngàn người dân sống ở huyện Kỳ Anh phải sống chung với khói bụi và sự rình rập của tai nạn giao thông.

Đến huyện Kỳ Anh vào những ngày nắng nóng, gió Lào thổi mạnh mới thấy hết nỗi khổ của người dân nơi đây khi bị tập đoàn xe này hành hạ.

Để chống lại bụi nhiều gia đình đã phải mua bạt về phủ kín và đóng cửa kín mít suốt cả ngày. Ảnh: Hà Vy


Anh Nguyễn Anh Dũng (ở xã Kỳ Thịnh sống bên cạnh đường quốc lộ 1A) bức xúc nói: “Tập đoàn xe Xuân Thành thường xuyên phóng nhangh vượt ẩu, bạt trùm trên thùng xe để chống bụi thì xe có xe không nên mỗi khi nó xuất hiện là khói bụi bay mù mịt, đất cát và đá rơi xuống đầy đường.

Những lớp bụi này không những nó làm ảnh hưởng người đi đường mà còn ảnh hưởng cả những gia đình sống ven đường quốc lộ 1A, các anh nhìn vào tất cả các ngôi nhà sống hai bên đường xem, điều phải đóng cửa kín mít, cửa sổ, sân bãi, vườn tược bám đầy bụi”.

Mặc dù, có hàng trăm chiếc xe chở đất cát lưu thông trên đường khiếm bụi bay mù mịt nhưng tập đoàn này lại chỉ có mấy chiếc xe tưới nước chống bụi lèo tèo nên xem ra việc làm này chẳng khác nào muối bỏ biển.

Không những gây ô nhiễm do thải khói bụi mà các lái xe của tập đoàn này còn thường xuyên đậu đổ không đúng nơi quy định và phóng nhanh vượt ẩu khiến nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xẩy ra.

Cách đây chưa lâu hai vợ chồng bà Lê Thị Thuỷ (xã Kỳ Trinh) đi xe máy đã lao vào một đống đá mà tập đoàn này đổ lấn ra đường kiến mà Thuỷ chết ngay tại chỗ.

Điều khá lại lùng là trước sự vi phạm luật giao thông của các lái xe Tập đoàn Xuân Thành diễn ra “như cơm bữa” trên tuyến đường huyết mạch dài hơn 20km nhưng lại không gặp bất kỳ một sự xử lí hay nhắc nhở nào của lực lượng cảnh sát giao thông Hà Tĩnh.



Không chịu đóng phí môi trường



Ở phía tây của khu TĐC xã Kỳ Trinh là con suối Khe Giang khá lớn. Đây là con suối cung cấp nước để người dân trong xã canh tác nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày. Nhưng từ khi Tập đoàn Xuân Thành tiến hành san lấp mặt bằng thì đất tràn lấp suối Khe Giang.

Nguyên nhân của vấn đề này là do Tập đoàn Xuân Thành thi công đã lấn ra ngoài mốc quy hoạch. Trước tình trạng này nhiều người dân đã đã viết đơn gửi lên các cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ nhưng đến này vẫn không có gì thay đổi.



Sau khi khai thác 900000m3 đất của xã Kỳ Trinh và gây nên tình trạng ô nhiễm nặng nề, đường bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng đến nay Tập đoàn Xuân Thành lại không chịu đóng phí môi trường cho xã. Ảnh: Hà Vy
Trong bản báo cáo của UBND xã Kỳ Trinh gửi đến các cơ quan chức năng nhờ can thiệp về vấn đề xe của Tập đoàn Xuân Thanh nêu rõ:“Trong tuần vừa qua gây ra hai vụ tai nạn giao thông, trong đó có một vụ đã cướp đi sinh mạng của một người và một người khác bị thương nặng.


Ông Trương Công Bình - Chủ tịch xã Kỳ Trinh:"Chúng tôi đã nhiều lần đề xuất lên cho tập đoàn này nhưng họ vẫn không hề quan tâm". Ảnh: Xuân Hoàng


Việc xe Tập đoàn Xuân Thành đổ đất tự do, thiếu tinh thần trách nhiệm, không thông qua chính quyền địa phương trên tuyến đường QL1A, thường xuyên đổ vật liệu rời không đúng quy định, thậm chí các đống vật liệu rời chiếm hết vạch trắng dành hết phần đường của người tham gia giao thông làm ảnh hưởng đến người tham gia giao thông”.

Trao đổi với chúng tôi về việc này ông Trương Công Bình - Chủ tịch UBND xã Kỳ Trinh cho biết: “Theo phê duyệt của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Tập đoàn Xuân Thành sẽ khai thác 900000m3 đất của xã và cứ mỗi m3 đất thì họ phải bỏ ra 1000 đồng để nạp phí môi trường cho xã. Tĩnh ra thì họ phải nộp cho xã là 900 triệu đồng nhưng đến nay đất thì khai thác gần xong nhưng tiền thì đòi mãi mà mới chịu 50 triệu. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với ông Giám đốc của tập đoàn này về các vẫn đề mà người dân bức xúc nhưng ông ấy vẫn không chịu thực hiện”.


* Hà Vy - vietnamnet
 

thoidahet

3 ngọn nến lung linh
Bắt một xe đầy lợn chết, lòng ruột đã thâm đen

(VTC News) - Cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh liên tục bắt giữ các xe chở lợn không có giấy kiểm dịch vào địa phương này tiêu thụ, trong đó nhiều con lợn đã bị chết, mổ ra thấy ruột thâm đen.

Sáng ngày 29/4, cảnh sát môi trường và chi cục thú y Hà Tĩnh đã phát hiện một xe ô tô chở lợn không có giấy kiểm dịch vào địa phương này tiêu thụ.


Trên xe chở 65 con lợn, trong đó nhiều con đã chết chưa rõ nguyên nhân.


Trên xe chở 65 con lợn, trong đó nhiều con đã chết chưa rõ nguyên nhân. Mổ kiểm tra, cho thấy nhiều con lợn lòng đã bị đen xạm. Xe ô tô nói trên mang BKS 98K 3587 do Trần Văn Quyền trú tại xã Hương Lạc huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang điều khiển.

Theo khai nhận của Quyền thì số lợn trên được vận chuyển từ huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đến huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).

Cùng ngày tại chốt kiểm dịch xã Liên Minh huyện Đức Thọ, đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện và xử lý 43 con lợn được vận chuyển không rõ nguồn gốc. 4 đối tượng là Phan Văn Chế, Phạm Văn Khang, Nguyễn Văn Thuyết, Nguyễn Văn Hùng quê ở huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An vận chuyển lợn vào địa bàn nhưng không có giấy chứng nhận kiểm định động vật. Đoàn kiểm tra liên nghành đã tiến hành tiêu huỷ 22 con lợn và ra quyết định xử phạt hành chính 21 con lợn còn lại.

Trước diễn biến của dịch bệnh tai xanh tại một số địa phương, tỉnh Hà Tĩnh đang thắt chặt các hoạt động kiểm soát. Cách đây 2 năm, Hà Tĩnh là địa phương đã phải chịu thiệt hại nặng nề bởi đại dịch tai xanh trên đàn lợn.

Trần Long
 

ngocxanh90

`Nơi`Bình`Yên`
ăn uống bây giờ thấy mà sợ
ko ăn thì ko được ăn vào là bệnh
 

Tây Môn Khánh

[C]alvin__[K]lein
Hà Tĩnh bắt xe chở lợn mắc dịch tai xanh

Ngày 01/5/2010, thông tin từ Cục Thú y vùng III (Vinh – Nghệ An) cho biết: 2 mẩu bệnh phẩm do Chi cục Thú y Hà Tĩnh yêu cầu xét nghiệm đã bị dương tính với bệnh tai xanh.
2 mẫu bệnh phẩm được lấy từ lô hàng vận chuyển 61 con lợn (trong đó 2 con đã chết) do Trạm phúc kiểm động vật đóng tại Gia Lách (huyện Nghi Xuân) bắt giữ ngày 29/4.
Cụ thể, xe ôtô mang BKS: 98K-3587 vận chuyển lợn của chủ hàng Trần Văn Quyền từ Bắc Giang bị trạm phúc kiểm động vật Gia Lách phát hiện có các thủ tục không hợp lệ.
Lô hàng động vật được vận chuyển từ Bắc Giang vào Hà Tĩnh tiêu thụ đã dương tính với bệnh tai xanh
Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh số 463710/CN-KDĐVNTchứng nhận vận chuyển 65 con lợn do Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang cấp ngày 28/4/2010.
Tuy nhiên, biên bản niêm phong kẹp chì vận chuyển động vật số 463710/BB-NP chứng nhận vận chuyển 40 con lợn được lập hồi 18h ngày 28/4 tại Bắc Giang.
Kiểm tra thực tế, dây niêm phong phương tiện vận chuyển bị bong khỏi kẹp chì, lô hàng trên xe có 61 con lợn (trong đó có 2 con đã chết).
Cơ quan chức năng tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra Quyết định tịch thu tang vật, tạm giữ phương tiện để tiến hành xử lý.
Ngay sau khi tạm giữ lô hàng trên, Chi cục Thú y Hà Tĩnh đã lấy 2 mẩu bệnh phẩm gửi cho Thú y vùng III kiểm tra. Ngày 30/4 nhận được công văn trả lời lô hàng lợn vận chuyển từ Bắc giang vào Hà Tĩnh dương tính với bệnh dịch tai xanh.
Cùng ngày cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn bị thu giữ trên tại huyện Nghi Xuân.
Được biết, tỉnh Bắc Giang hiện vẫn chưa nằm trong danh sách các tỉnh có dịch tai xanh bùng phát.
Theo Minh San
 

thoidahet

3 ngọn nến lung linh
Đựng đá lạnh trong bao chứa thức ăn của... lợn

(Dân trí) - Cuối tháng 4, đoàn thanh, kiểm tra liên ngành VSATTP tỉnh Hà Tĩnh phát hiện cơ sở sản xuất nước khoáng tinh khiết Vi Thanh và đá lạnh (số 304 đường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) dùng bao chứa thức ăn cho lợn để đựng đá lạnh.
Nguồn tin từ Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết, bất ngờ “đột kích” dây chuyền sản xuất đá lạnh nói trên, đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP tỉnh Hà Tĩnh phát hiện chủ dây chuyền đã dùng bao chứa thức ăn cho lợn hiệu số đỏ dành cho trang trại để đựng đá lạnh.

Đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP Sở Y tế Hà Tĩnh đã buộc chủ cơ sở phải tiêu huỷ 2 tấn đá lạnh và hàng trăm bao bẩn


Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định, cơ sở sản xuất nước tinh khiết Vi Thanh và đá lạnh trên không đảm bảo các quy định về VSATTP trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm đã được Chính phủ ban hành.

Sau khi lập biên bản xử phạt hành chính 4 triệu đồng, đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP Sở Y tế Hà Tĩnh đã buộc chủ cơ sở phải tiêu huỷ 2 tấn đá lạnh và hàng trăm bao bì trước sự chứng kiến của nhân dân.

Văn Dũng - Thanh Loan
 

nửa đời phiêu dạt

bỗng chốc hóa hư không!
Một hiện tượng cần lên án!

Sau đợt rét nàng Bân ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ, chim én bay về rợp trời vùng biển bãi ngang các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc (Nghệ An), Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh). Cũng từ đây, người dân miền Trung bắt đầu vào mùa săn én, dân nhậu có thêm món khoái khẩu từ loài chim được coi là sứ giả của mùa xuân.
Kỹ thuật đánh bẫy chim én của người dân vùng biển Nghệ An, Hà Tĩnh được hình thành từ hàng chục năm nay và ngày càng hoàn thiện. Bẫy én được làm từ những cây tre khô có nhiều cành, sau khi quét lên cành tre những lớp keo dính, người làm bẫy sẽ gắn thêm một số con én mồi rồi chôn xuống những cánh đồng lúa, bờ kênh.

Dưới mỗi cây tre là một chòi nhỏ được lợp bằng lá cọ, lá chuối hay cành phi lao. Trong mỗi chòi có từ 2 đến 3 người ngồi cầm sào phục sẵn. Trên đầu mỗi chiếc sào này cũng được bôi một lớp nhựa đậm đặc. Đặc điểm của chim én là chao liệng theo từng đợt gió biển. Sau mỗi đợt gió biển, trông thấy chim mồi đậu trên cành tre, hàng chục con én không ngần ngại sà vào và dính phải bẫy keo.

Thấy chim én mắc bẫy, những người ngồi trong chòi canh sẽ nhanh chóng dùng sào chọc khiến chúng rơi xuống đất và công việc còn lại chỉ là nhặt én cho vào bao tải và chờ đợt gió tiếp. Thường mỗi đợt gió biển cách nhau 30-60 phút tùy thời tiết, theo đó lượng én mà những người thợ săn bắt được cũng nhiều hay ít. Trung bình mỗi ngày một căn chòi có thể bắt được hàng trăm con chim én.

Nhiều nơi người dân còn giăng cả lưới trên các cánh đồng, cửa sông, cửa biển để đón bắt chim én. Thường các đầu nậu đến tận chòi canh để mua với giá 1.500-2.500 đồng một con tùy thời điểm. Sau đó, én được vặt lông, nướng và bán cho các quán nhậu với giá 3.500-5.000 đồng một con.

Anh Thùy, một thợ săn chim én ở vùng biển Nghi Xuân cho biết, nghề săn chim én có từ cách đây gần 10 năm, khi đó giá không cao nhưng số lượng bắt được lại rất nhiều. “Hồi trước én nhiều vô kể, cả gia đình chúng tôi đánh bắt cả ngày cũng không hết, nhưng mấy năm gần đây lượng chim về giảm hẳn, bởi số người hành nghề săn bắt ngày càng nhiều, kỹ thuật bắt ngày càng hiệu quả. Tính sơ sơ, trên các cánh đồng ven biển ở huyện Nghi Xuân đã có gần 100 người tham gia vào việc săn én”, anh Thùy nói. :yociexp105::yociexp105:

Chỉ xuất hiện nhiều vào mùa xuân nên nghề săn chim én chỉ phát triển vào mùa này. “Hôm nào thời tiết thuận lợi, mỗi tổ thợ săn có thể kiếm được cả triệu đồng. Vì thu nhập cao nên ngày càng nhiều người tham gia đánh én”, một thanh niên đang đánh én ở cánh đồng của xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, cho biết. :JFBQ00217070524A::JFBQ00217070524A:

Nhìn những căn chòi săn én dọc lối đi giữa cánh đồng xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, một cụ già thở dài nói: "Với tốc độ tận diệt như thế, không biết một vài năm nữa, có còn chú én nào 'đưa thoi' nữa hay không? Sâu bọ trên cánh đồng sẽ phát triển vì không còn bị chim én tiêu diệt".
Mời các cụ chiêm ngưỡng hình của mấy em chim én tội nghiệp!

[/URL][/IMG]








cuối cùng là cho lên dĩa! :D


tag: VN e xờ pờ rét!:yociexp83: