• Các thành viên chú ý, NHT trở lại vẫn giữ những thông tin cũ, bao gồm username và mật khẩu. Vì vậy mong mọi người sử dụng nick name(hoặc email) và mật khẩu cũ để đăng nhập nhé. Nếu quên mật khẩu hãy vào đây Hướng dẫn lấy lại mật khẩu. Nếu cần yêu cầu trợ giúp, xin liên hệ qua facebook: Le Tuan, Trân trọng!

[Updating] Cập nhật thông tin mùa mưa bão 2011 quê hương Hà Tĩnh.

Hoàng Lê Khánh Hưng

Từng Bước Thăng Quan
#1
Đường đi bão số 4 thay đổi, tâm bão vào ven biển Hà Tĩnh - Đà Nẵng

Sau một thời gian ngắn bão số 4 tiếp tục mạnh thêm, giật cấp 11, cấp 12 và lại tiếp tục thay đổi hướng đi. Dự kiến tâm bão sẽ là vùng biển ven bờ Hà Tĩnh - Đà Nẵng.

Trước đó ít giờ, cơ quan khí tượng dự báo, bão số 4 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Tuy nhiên, theo tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, đến 4h sáng hôm nay (26/9), vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 340 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.
Đường đi bão số 4 thay đổi, tâm bão vào ven biển Hà Tĩnh - Đà Nẵng
Bão số 4 diễn biến nhanh và phức tạp. (Ảnh: NCHMF)

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển lệch theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 4h ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 107,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển ven bờ Hà Tĩnh - Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.

Do ảnh hưởng của bão, từ hôm nay (26/9), vùng ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam và Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.

Dự báo trong khoảng 24 - 48 giờ tiếp theo bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 15 km, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế rồi suy yếu thành một vùng áp thấp. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây của khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực Nam vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.

Biển động rất mạnh. Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với hoạt động của gió mùa tây nam nên khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9 và có mưa dông mạnh. Biển động mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.

Theo dantri.com.vn
 

quanghuy™

Tuổi trẻ tài cao
#2
Ôi quê mình Hà Tịnh thân thương :((:(( mong cho mọi chuyện được bình an!!!
 

Hoàng Lê Khánh Hưng

Từng Bước Thăng Quan
#3
Hiện tại...
Gió có vẻ lớn hơn....
Mây mù....trời âm u...
Anh mới quay WebCam ra chụp...
Định đi mượn máy ảnh mà mưa rồi..nhác...
Ngôi buôn trên NHT cho vui
Anh chụp 1 góc ở TPHT...Mới tinh ..keke




 

Thu Ha

Hà Thanh Lịch
#4
lại bạo tiếp ạ
 

Zico

Tâm - Tài - Trí - Tín
#5
Mưa lụt đi thả lái bắt cá sướng :)) :))
 
#7
Đạ chộ chi mô... có mưa, có gió, nhưng nhè nhè thôi...
Ngồi văn phòng mà rành hại đêm về nhà tốc mái. hicx
 

Phạm Viễn Phương Đông

Răng là nhục-răng là vinh
Staff member
#8
Như tiền lệ năm 2010 và những năm trước. Quyết định đổi tên topic thành [Updating] Cập nhật thông tin mùa mưa bão 2011 quê hương Hà Tĩnh. Đây sẽ là topic tổng hợp, cập nhật liên tục thông tin, hình ảnh, videoclips tình hình bão lũ ở quê hương Hà Tĩnh nói riêng và miền Trung đất mẹ nói chung. Những thông tin đưa lên vui lòng trích dẫn nguồn, lấy thông tin từ những nguồn chính thống, tránh việc tung tin sai lệch gây tâm lý không tốt cho người đọc, đặc biệt là những người con HT đang ở xa quê.

Xin trích dẫn 1 vài hình ảnh về đợt lũ kép lịch sử tháng 10 năm ngoái ở Hà Tĩnh:



Những cánh tay đầy ám ảnh đó không chỉ quơ quàng vào không khí, mà như đang cào cấu vào tận gan ruột những người có lương tri". Nhìn cảnh tượng đó thật đau lòng. Năm này qua năm khác, năm nào miền Trung cũng phải chịu lũ. Mùa thu thì lũ lụt, mùa hè thì nắng cháy da. Vậy đến bao giờ khúc ruột miền Trung quê mình mới hết khổ?













 

Hoàng Lê Khánh Hưng

Từng Bước Thăng Quan
#10
TRời vẫn đang mưa....
Mưa không to lắm...gió bình thường..lành lạnh...
Chắc là tối mới vào...
Các trường học đều nghỉ từ buổi chiều nay...và cả ngày mai.
Trích Công Điện số 4 UBND Tỉnh

Một số cơ quan công sở đã nghỉ lúc 16h cả...
Chắc là Tối Bão mới vào...Sợ nhất là bão đêm...
Up nhé !
Thông tin thêm :
(Dân trí) - Trong khi bão số 4 đang áp sát miền Trung thì ngoài biển Đông lại có thêm một cơn bão khác, nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến nước ta. Đã có tàu đánh cá mất tích và gặp nạn trên biển.
CHi tiết : Bão chồng bão, miền Trung căng mình đối phó
 
#11
Hà Tĩnh: Bão đến gần, quan chức vẫn… lai rai nhậu

(Dân Trí) - Trong khi cả tỉnh Hà Tĩnh đang khẩn trương triển khai các biện pháp đối phó với bão số 4 thì trưa 26/9 nhiều quan chức tại huyện Hương Sơn vẫn ung dung ngồi nhậu với lãnh đạo doanh nghiệp tại một quán gà đồi.
Sau khi nhận được thông tin chúng tôi đã có mặt tại quán gà đồi T.Q. ở xã Sơn Lễ nằm trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh. Lúc chúng tôi tới nơi, quán gà đồi này chật kín ô tô. Một nhân viên của quán cho hay, những chiếc xe nói trên là của cán bộ huyện Hương Sơn và một vài nhà thầu xây dựng trên địa bàn. Họ đậu xe và ăn uống ở quán được chừng hơn 40 phút.

Đi vào trong quán, hơn chục người đang ngồi ăn nhậu đặc sản như bão số 4 chưa sắp áp sát biển Hà Tĩnh và các tỉnh miền Trung.


Bão số 4 đang áp sát bờ, tỉnh Hà Tĩnh cũng đang khẩn cấp đối phó mưa bão, nhưng một số quan chức huyện Hương Sơn vẫn bình chân như vại (ảnh cắt từ video clip)

Cảnh tượng chúc tụng, đùa cợt giữa các cán bộ huyện, giữa cán bộ huyện với Giám đốc doanh nghiệp xây dựng nọ liên tục rôm rả. Thậm chí, trong lúc cao hứng những cán bộ huyện này còn yêu cầu một số nhân viên nữ đi vòng quanh bàn lần lượt chúc mỗi cán bộ một chén để làm vui.
Được chừng hơn 30 phút tính từ thời điểm nhóm PV vào quán nhậu đặc sản này, nhóm nhân viên nữ ăn uống xong rời khỏi bàn nhậu ngồi chờ, còn các quan chức và nhà thầu tiếp tục ngồi lai rai, chúc tụng lẫn nhau. Cảnh chúc tụng lại diễn ra, hết uống “chéo cánh”, lại uống“hội đồng”.

Cuộc nhậu kéo dài cho tới lúc một trong số những cán bộ ngồi nhậu bất ngờ phát hiện máy quay của phóng viên. Lập tức, các quan chức này rỉ tai nhau và nhanh chóng rời khỏi bàn nhậu. Nhiều quan chức đi ra ngoài mặt đỏ phừng phừng, nói năng sặc mùi rượu...

Theo xác minh nhanh, trong cuộc nhậu kéo dài vào trưa nay của nhiều quan chức huyện Hương Sơn có Phó Chủ tịch Phạm Xuân Cảnh, Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Nguyễn Đình Công, Trưởng Ban Xây dựng cơ bản huyện Dương Văn Bình, nữ kế toán của ban này được những người trong mâm nhậu gọi tên Thủy; còn người nhậu cùng quan chức huyện Hương Sơn là ông N.T.N, Giám đốc một doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn.

Hai người ngồi giữa đang trò chuỵên trong mâm nhậu này là Phó Chủ tịch Phạm Xuân Cảnh (bên trái), và Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Nguyễn Đình Công (bên phải). (ảnh cắt từ video clip)

Trong khi cơn bão số 4 rất mạnh, đã áp sát đất liền, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đang khẩn cấp chỉ đạo các địa phương khẩn trương phòng chống bão, đồng thời cắt cử cán bộ chủ chốt về các địa phương phối hợp, chỉ đạo công tác đối phó mưa bão, thì quan chức huyện Hương Sơn vẫn thản nhiên chúc tụng, ăn nhậu như vậy!.
Trao đổi nhanh với PV Dân Trí vào đầu giờ chiều nay, ông Nguyễn Duy Trinh - Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn hết sức bất ngờ trước sự việc nêu trên vì như ông cho biết, tất cả cán bộ huyện đã được cắt cử về địa phương, chỉ đạo công tác đối phó với bão số 4.

Ông Trinh khẳng định, sẽ cho kiểm tra ngay vụ việc này.
 

tuhanh-bathanh

Phải-Thật-Nhẫn-Tâm
#12
Lại bão...
Bão chi mà lắm rứa không bít.
Nghe tin bão mà xót ruột nhớ nhà.
Mình lại ở xa không về được nữa.
 
#13
Xuất hiện bão số 6 có thể chồng lên bão số 5

Lại thêm 1 cơn bão số 6 (NALGAE) xuất hiện sắp tràn vô Biển Đông tiếp theo bão số 5 rồi, 3 cơn bão liên tiếp...T.T

Siêu bão chồng thêm siêu bão
Thứ Tư, 28/09/2011 --- cập nhật 08:00 GMT+7


Thủ tướng Chính phủ vừa gửi công điện khẩn yêu cầu các tỉnh từ Quảng Ninh - Phú Yên khẩn trương ứng phó với bão số 5 có thể đi nhanh hơn dự báo. Lúc này một siêu bão khác dự kiến sắp vào biển Đông.


Đề phòng bão số 5 diễn biến phức tạp

Trước diễn biến của bão số 5, trong ngày hôm nay (28/9), Thủ tướng Chính phủ có công điện khẩn yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bão. Tại công điện khẩn, Thủ tướng bão số 5 là cơn bão rất mạnh đang di chuyển nhanh vào bờ biển nước ta. Khoảng trưa, chiều mai (30/9) , bão số 5 sẽ ảnh hưởng đến vùng ven biển và đổ bộ vào đất liền.

Theo đó, bão có thể gây gió rất mạnh, mưa to đến rất to, diễn biến của bão còn phức tạp, cần đề phòng bão có thể đi nhanh hơn dự báo.

Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, TP ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên phối hợp với lực lượng biên phòng, ngành thủy sản và các chủ tàu triển khai ngay việc kiểm đếm tàu thuyền, nắm chắc số lượng tàu thuyền đang hoạt động trên biển, nhất là các tàu thuyền hoạt động xa bờ, hướng dẫn di chuyển để không đi vào, thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc về nơi tránh, trú bão an toàn; tổ chức neo đậu cho tàu thuyền trong các khu tránh trú bão.

Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền ra khơi, chủ động kiểm tra đê điều, hồ đập, công trình đang thi công để có biện pháp đảm bảo an toàn về người và tài sản; rà soát phương án, sẵn sàng sơ tán dân cư ở các khu vực nguy hiểm; chỉ đạo, hướng dẫn chằng, chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện, cắt tỉa cành cây để hạn chế thiệt hại khi bão đổ bộ.



Bão số 5 dự báo sẽ ở trên vùng bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Thanh Hóa vào chiều mai (29/9) - Ảnh: Trung tâm dự báo KTTVTƯ.

Cùng với đó, các tỉnh này căn cứ diễn biến của bão và tình hình cụ thể ở địa phương để quyết định: cấm tàu thuyền ra khơi, thực hiện sơ tán dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm, trong các nhà yếu sang nhà kiên cố, trên tàu thuyền, trên các đầm, chòi canh, nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ vào; cho học sinh nghỉ học; tổ chức lực lượng canh gác đảm bảo an ninh trật tự ở những khu vực phải di dời dân đi.

Các tỉnh miền núi, trung du cần chủ động kiểm tra, rà soát các hồ chứa, hầm mỏ, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét; sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người và tài sản; thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ) để chủ động đối phó với tình huống mưa, lũ lớn, bị chia cắt.

Đối với các bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, rà soát, kiểm tra, triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều, hồ đập thủy lợi, chủ động thu hoạch lúa, hoa màu theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng", tiêu nước chống ngập úng.

Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm tra, có phương án bảo đảm vận hành an toàn các hồ thủy điện, hệ thống truyền tải điện, bảo đảm đủ nguồn lương thực, thực phẩm dự trữ, nguồn điện phục vụ bơm tiêu chống úng ngập.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo nắm chắc số lượng tàu vận tải đang hoạt động trên biển, trên sông, hướng dẫn để thoát ra và không đi vào vùng biển nguy hiểm, tìm nơi tránh, trú bão, tổ chức neo đậu an toàn. Có phương án đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính, chuẩn bị phương tiện, vật tư kịp thời khắc phục sự cố sạt lở khi mưa lũ.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị đóng quân trên địa bàn nằm trong trong khu vực ảnh hưởng của bão chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng giúp đỡ, phối hợp với lực lượng của địa phương thu hoạch lúa, hoa màu, thực hiện sơ tán dân khi có yêu cầu; cùng địa phương triển khai các biện pháp cần thiết phòng, chống bão, mưa lũ.

Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Ngoại giao, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành liên quan theo chức năng và nhiệm vụ của mình chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các địa phương có phương án đảm bảo an toàn cho khách du lịch, duy trì thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo phòng, chống, sẵn sàng giúp đỡ địa phương khi có yêu cầu.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia tiếp tục theo dõi diễn biến của bão, mưa lũ, dự báo và cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo và đưa tin kịp thời những diễn biến của bão, mưa lũ để nhân dân biết, chủ động phòng, tránh.

Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo các trung tâm cứu nạn và các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành và địa phương nằm trong khu vực ảnh hưởng của bão, mưa lũ chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng thực hiện việc cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố xảy ra.

Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương tổ chức thường trực theo dõi, tổng hợp diễn biến của bão, mưa lũ, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các biện pháp đối phó với bão, mưa lũ, lũ quét. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý các tình huống cấp bách.

Bão Nesat có thể tương tác với siêu bão Nalgae

Trong khi cơn bão mạnh số 5 đang di chuyển nhanh vào bờ biển nước ta thì ngoài khơi Philippines vừa xuất hiện thêm một cơn bão mạnh có tên quốc tế Nalgae.

Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện nhiều đài dự báo quốc tế nhận định, 90% bão Nesat sẽ vào Việt Nam nhưng đến nay chưa khẳng định bão đổ bộ vào khu vực Đông Bắc hay đồng bằng Bắc bộ. Bão số 5 sẽ gây mưa ở miền Bắc với lượng mưa thấp nhất 50 mm, cao nhất 300 mm.

Với cơn bão Nalgae, ông Tăng cho biết, bão sẽ di chuyển về phía quốc đảo Philippines. Theo dự báo của quốc tế, bão Nalgae sẽ vượt qua Philippines vào biển Đông trong những ngày tới. Theo đó, diễn biến của bão số 5 (Nesat) sẽ còn phức tạp do có thể tương tác với bão Nalgae.

Về diễn biến của bão số 5, theo Trung tâm dự báo KTTVTƯ, 16 giờ chiều nay (28/9), tâm bão số 5 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 350km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.

Sức gió của bão số 5 hiện đang rất mạnh, dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Đến 16 giờ chiều mai (29/9), vị trí tâm bão ở trên vùng bờ biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp14, cấp 15.

Đến 16 giờ ngày 30/9, vị trí tâm bão ở trên vùng bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp13, cấp 14.

Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội.

Từ trưa chiều mai (29/9) ở Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội.
Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, ở khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.

Theo VTC.vn
 
#14
lại mưa,lại bão và lũ tràn về,kẻ ở xa lòng đau quặn thắt,người ở nhà nước mắt như mưa................
 

Trai Hương Sơn

"Dân thường".....Láu cá?
#15
Đa thấy chi mo có mưa chứ có thấy bạo mo mấy hôm ni gọi điện cho mẹ suốt hiiiiiiiiiiii
 
#16
Mưa lụt đi thả lái bắt cá sướng :)) :))
Khổ lắm đấy Bác ah, sướng j đâu. Bác không thấy năm ngoái cả hàng nghìn hộ dân mất nhà mất của, ngồi nóc nhà chờ tiếp tế ah. Cứ đến mùa mưa bão là cả nước hướng về Miền Trung thôik:yociexp20:
 
#17
nhìn ảnh nguồn trích dẫn,cảnh nhà nhà ngập lũ,người người phải sống cảnh màn trời chiếu đất.mà thương cho gia đình nói riêng.bà con hà tĩnh và đồng bào miền trung nói chung,tôi cầu mong cho nhân dân miên trung vượt qua gian nan.

http://www.youtube.com/watch?v=n3vhaEUEvxc
 

xumuk

1'=>4=1505
#18
Thiên tai -Tham nhũng - Tệ nạn xã hội - Tai nạn giao thông - Thất nghiệp ... !?!?