NPT - Sáng nay, ngày 19/2/ năm Nhâm Thìn (nhằm ngày 30/3/2013), tại thôn Bình Tiến, xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Được sự hỗ trợ của Thượng tọa Thích Chân Tính chùa Hoằng Pháp, Ban kiến thiết đã tổ chức lễ động thổ xây dựng chùa Tịnh Pháp ( Giai Lam tự)
Về chứng minh và tham dự buổi lễ có Thượng tọa Thích Chân Tính - Phó Ban Hoằng pháp TW GHPGVN – Viện chủ chùa Hoằng Pháp TPHCM; Đại đức Thích Quảng Nguyên - Phó BTS kiêm Trưởng Ban Kinh tế Tài chính Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh; Đại đức Thích Hạnh Nhẫn - Phó BTS kiêm Trưởng Ban Hoằng pháp PG tỉnh Hà Tĩnh; Đại đức Thích Tâm Phương - Ủy viên BTS, Trưởng ban nghi lễ Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh; Đại đức Thích Tâm Quang – Ủy viên BTS, Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử PG tỉnh Hà Tĩnh; Đại đức Thích Tâm Quán Ủy viên BTS, Trưởng Ban Hoằng pháp PG tỉnh Bắc Ninh; Đại đức Thích Tâm Thành chánh thư ký kiêm Trưởng Ban Hoằng pháp PG tỉnh Nghệ An; Đại đức Thích Tâm Tịnh – Phó Ban Hoằng pháp PG tỉnh Quảng Ninh; Đại đức Thích Tâm Bình trụ trì chùa Phú Pháp - Phú Quốc – Kiên Giang, cùng chư tôn đức Tăng đến từ các tự viện, tịnh xá trong địa bàn tỉnh.
Đại diện lãnh đạo chính quyền các cấp đến chúc mừng, và tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Thanh Bình - UVTƯ Đảng – Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh; ông Hà Văn Thạch–UVBTV, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Tĩnh; Ông Lê Mạnh Kiều – Phó Ban Dân vận tỉnh Hà Tĩnh; Ông Đào Văn Hải – Phó Ban tôn giáo tỉnh Hà Tĩnh; Bà Bùi Thị Loan – Trưởng Ban Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh; Ông Dương Đình Kim – Trưởng phòng PA88 CA tỉnh Hà Tĩnh; Ông Nguyễn Hữu Thường – Bí thư xã Thạch Tân, đại diện ban nghành, đoàn thể các cấp, hơn 3000 Phật tử và người dân, trong đó có các Phật tử từ các tỉnh, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, cùng về tham dự và chúc mừng bổn tự.nguoiphattu.com
Theo lược sử còn ghi lại, chùa Giai Lam được xây dựng vào thời Hậu Lê năm 1428, tương truyền kể rằng: Một người dân trong làng, trong một lần xuống Sông dùng Nhủi để bắt tôm cá, (ngày nay Sông là con lạch sát bên chùa đang bị lấp dần - và Nhủi là một vật dụng có hình dạng giống dụng cụ hốt rác, tuy nhiên có diện tích ngang khoảng 80 cm dài khoảng 1,6m được làm bằng tre có khe thoát nước) sau ba lần nhủi, đều nhủi được cái mõ, mà không có con tôm, con cá nào, thấy chuyện không bình thường, ông ta liền mang chiếc mõ đó lên đặt lên cồn đất có vị trí cao nhất, sau khi đặt mõ lên vị trí đó, ông tiếp tục công việc của mình và lần này thì ông đã có được tôm, cá như ý muốn, cũng từ khi nhủi được chiếc mõ đó và đặt trên cồn đất, mỗi đêm thanh vắng người dân trong làng thường nghe tiếng mõ gõ đều hằng đêm, quá lạ lùng, nhưng khi đến nơi thì không thấy người, và cứ như vậy....Cũng có truyền thuyết cho rằng: Ông thợ nhủi chính là một trong những tướng quân của Lê Lợi, sau khi Lê Lợi lên làm vua, ông chỉ muốn về ở ẩn nhưng vì nghĩ mình nặng nghiệp chướng binh đao nên ông đã gieo mình xuống dòng song tự vẫn. Thấu được nỗi lòng tinh tấn của ông, Phật đã ban cho người dân trong vùng một chiếc mõ để luôn luôn tỉnh giấc làm lành.Với sự mầu nhiệm và nhiều chuyện linh ứng, khác thường như thế, người dân trong làng lập một am nhỏ thờ chiếc mõ, và từ đó nơi đây có thêm địa danh là Cồn Mõ, cũng là tiền thân của khu đất xây dựng chùa Tịnh Pháp (Giai Lam tự) ngày nay.nguoiphattu.com
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, thời gian gần đây chùa được sự quan tâm, thương tưởng của Thượng tọa Thích Chân Tính trụ trì chùa Hoằng Pháp TPHCM, thượng tọa đã cắt cử chư Tăng về chùa hướng dẫn tu học cho các Phật tử, hỗ trợ kinh sách, pháp bảo, và một phần tịnh tài để chùa thực hiện các Phật sự, với mong muốn mang ánh sáng Phật pháp đến với vùng quê nghèo khó này, và bước đầu đã gặt hái được những kết quả tốt đẹp. Từ 05 năm nay chùa đã tổ chức Quy y cho hàng ngàn Phật tử, các khóa tu, các đại Phật sự truyền thống của Phật giáo, các hoạt động từ thiện xã hội...vv.
Người dân và Phật tử nơi đây mỗi ngày càng thấm nhuần thêm Phật pháp, người già, người trẻ, thanh thiếu niên trong làng sau một thời gian làm công quả, đều phát tâm hướng thiện, chí thú làm ăn, học hành... và hiện nay phần đông thanh thiếu niên trong xã đến chùa là các Phật tử thuần thành.
Cũng tại đây, đêm 29/3/2013 Đoàn ca múa nhạc tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp cùng UBND xã Thạch Tân tổ chức đêm văn nghệ phục vụ bà con xã nhà, và chào mừng bước phát triển mới của chùa Giai Lam, một địa chỉ sinh hoạt văn hóa tâm linh, một "trung tâm" giáo dục đạo đức cộng đồng trên địa bàn xã, có hơn hai ngàn người tham dự đêm văn nghệ này.
Ông Đào Văn Hải thay mặt chính quyền phát biểu ý kiến
Phát biểu tại buổi lễ động thổ, ông Đào Văn Hải – Phó Ban tôn giáo tỉnh Hà Tĩnh, đánh giá cao sự nỗ lực trong công tác bảo vệ và phục dựng di tích chùa cảnh của chư Tăng và Phật tử chùa Giai Lam, qua đó những hoạt động của ngôi chùa trong thời gian qua đã mang lại giá trị tốt đẹp, đưa đến cho Phật tử và người dân tư tưởng sống trong chính pháp, đến chùa là môi trường giáo dục luôn phù hợp với nhu cầu của cộng đồng, đào tạo con người có đầy đủ nhân cách đạo đức, biết tuân thủ những quy định, hài hoà với những mối quan hệ đa dạng, không tồn tại riêng rẽ mang sắc thái cá nhân tự phát, ích kỷ...ông cũng mong muốn Phật tử và nhân dân hãy chung tay góp sức để ngôi chùa sớm được hoàn thành đưa vào sử dụng, nơi đây sẽ là một trung văn hóa giáo dục đạo đức góp phần mang lại cuộc sống an vui lợi đạo ích đời. Trong phần cuối bài phát biểu lãnh đạo Ban tôn giáo tỉnh đã nhắc lại câu ca dao của người Việt Nam“Xây chùa, tô tượng,đúc chuông. Trong ba việc ấy thập phương nên làm”...
Sự việc đáng thất vọng nhất tại buổi lễ, thuộc về lãnh đạo địa phương huyện Thạch Hà. Là một ngôi chùa trên địa bàn huyện tổ chức lễ động thổ, xây dựng, tuy nhiên lãnh đạo Huyện ủy và UBND huyện Thạch Hà đều không hề có mặt, và cũng không có lý do thông báo nhằm thể hiện sự tôn trọng tối thiểu đối với một công trình văn hóa tâm linh, mang tính cộng đồng ích nước, lợi dân, mặc dầu trước đó một tuần bổn tự đã trân trọng đến tận văn phòng thỉnh mời.
Vui lòng Click để xem thêm hình ảnh và bài viết
http://nguoiphattu.com/?id/35973/ha-tinh-long-trong-to-chuc-le-dong-tho-chua-tinh-phap-giai-lam-tu
Về chứng minh và tham dự buổi lễ có Thượng tọa Thích Chân Tính - Phó Ban Hoằng pháp TW GHPGVN – Viện chủ chùa Hoằng Pháp TPHCM; Đại đức Thích Quảng Nguyên - Phó BTS kiêm Trưởng Ban Kinh tế Tài chính Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh; Đại đức Thích Hạnh Nhẫn - Phó BTS kiêm Trưởng Ban Hoằng pháp PG tỉnh Hà Tĩnh; Đại đức Thích Tâm Phương - Ủy viên BTS, Trưởng ban nghi lễ Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh; Đại đức Thích Tâm Quang – Ủy viên BTS, Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử PG tỉnh Hà Tĩnh; Đại đức Thích Tâm Quán Ủy viên BTS, Trưởng Ban Hoằng pháp PG tỉnh Bắc Ninh; Đại đức Thích Tâm Thành chánh thư ký kiêm Trưởng Ban Hoằng pháp PG tỉnh Nghệ An; Đại đức Thích Tâm Tịnh – Phó Ban Hoằng pháp PG tỉnh Quảng Ninh; Đại đức Thích Tâm Bình trụ trì chùa Phú Pháp - Phú Quốc – Kiên Giang, cùng chư tôn đức Tăng đến từ các tự viện, tịnh xá trong địa bàn tỉnh.


Đại diện lãnh đạo chính quyền các cấp đến chúc mừng, và tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Thanh Bình - UVTƯ Đảng – Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh; ông Hà Văn Thạch–UVBTV, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Tĩnh; Ông Lê Mạnh Kiều – Phó Ban Dân vận tỉnh Hà Tĩnh; Ông Đào Văn Hải – Phó Ban tôn giáo tỉnh Hà Tĩnh; Bà Bùi Thị Loan – Trưởng Ban Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh; Ông Dương Đình Kim – Trưởng phòng PA88 CA tỉnh Hà Tĩnh; Ông Nguyễn Hữu Thường – Bí thư xã Thạch Tân, đại diện ban nghành, đoàn thể các cấp, hơn 3000 Phật tử và người dân, trong đó có các Phật tử từ các tỉnh, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, cùng về tham dự và chúc mừng bổn tự.nguoiphattu.com



Theo lược sử còn ghi lại, chùa Giai Lam được xây dựng vào thời Hậu Lê năm 1428, tương truyền kể rằng: Một người dân trong làng, trong một lần xuống Sông dùng Nhủi để bắt tôm cá, (ngày nay Sông là con lạch sát bên chùa đang bị lấp dần - và Nhủi là một vật dụng có hình dạng giống dụng cụ hốt rác, tuy nhiên có diện tích ngang khoảng 80 cm dài khoảng 1,6m được làm bằng tre có khe thoát nước) sau ba lần nhủi, đều nhủi được cái mõ, mà không có con tôm, con cá nào, thấy chuyện không bình thường, ông ta liền mang chiếc mõ đó lên đặt lên cồn đất có vị trí cao nhất, sau khi đặt mõ lên vị trí đó, ông tiếp tục công việc của mình và lần này thì ông đã có được tôm, cá như ý muốn, cũng từ khi nhủi được chiếc mõ đó và đặt trên cồn đất, mỗi đêm thanh vắng người dân trong làng thường nghe tiếng mõ gõ đều hằng đêm, quá lạ lùng, nhưng khi đến nơi thì không thấy người, và cứ như vậy....Cũng có truyền thuyết cho rằng: Ông thợ nhủi chính là một trong những tướng quân của Lê Lợi, sau khi Lê Lợi lên làm vua, ông chỉ muốn về ở ẩn nhưng vì nghĩ mình nặng nghiệp chướng binh đao nên ông đã gieo mình xuống dòng song tự vẫn. Thấu được nỗi lòng tinh tấn của ông, Phật đã ban cho người dân trong vùng một chiếc mõ để luôn luôn tỉnh giấc làm lành.Với sự mầu nhiệm và nhiều chuyện linh ứng, khác thường như thế, người dân trong làng lập một am nhỏ thờ chiếc mõ, và từ đó nơi đây có thêm địa danh là Cồn Mõ, cũng là tiền thân của khu đất xây dựng chùa Tịnh Pháp (Giai Lam tự) ngày nay.nguoiphattu.com
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, thời gian gần đây chùa được sự quan tâm, thương tưởng của Thượng tọa Thích Chân Tính trụ trì chùa Hoằng Pháp TPHCM, thượng tọa đã cắt cử chư Tăng về chùa hướng dẫn tu học cho các Phật tử, hỗ trợ kinh sách, pháp bảo, và một phần tịnh tài để chùa thực hiện các Phật sự, với mong muốn mang ánh sáng Phật pháp đến với vùng quê nghèo khó này, và bước đầu đã gặt hái được những kết quả tốt đẹp. Từ 05 năm nay chùa đã tổ chức Quy y cho hàng ngàn Phật tử, các khóa tu, các đại Phật sự truyền thống của Phật giáo, các hoạt động từ thiện xã hội...vv.
Người dân và Phật tử nơi đây mỗi ngày càng thấm nhuần thêm Phật pháp, người già, người trẻ, thanh thiếu niên trong làng sau một thời gian làm công quả, đều phát tâm hướng thiện, chí thú làm ăn, học hành... và hiện nay phần đông thanh thiếu niên trong xã đến chùa là các Phật tử thuần thành.
Cũng tại đây, đêm 29/3/2013 Đoàn ca múa nhạc tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp cùng UBND xã Thạch Tân tổ chức đêm văn nghệ phục vụ bà con xã nhà, và chào mừng bước phát triển mới của chùa Giai Lam, một địa chỉ sinh hoạt văn hóa tâm linh, một "trung tâm" giáo dục đạo đức cộng đồng trên địa bàn xã, có hơn hai ngàn người tham dự đêm văn nghệ này.

Ông Đào Văn Hải thay mặt chính quyền phát biểu ý kiến
Phát biểu tại buổi lễ động thổ, ông Đào Văn Hải – Phó Ban tôn giáo tỉnh Hà Tĩnh, đánh giá cao sự nỗ lực trong công tác bảo vệ và phục dựng di tích chùa cảnh của chư Tăng và Phật tử chùa Giai Lam, qua đó những hoạt động của ngôi chùa trong thời gian qua đã mang lại giá trị tốt đẹp, đưa đến cho Phật tử và người dân tư tưởng sống trong chính pháp, đến chùa là môi trường giáo dục luôn phù hợp với nhu cầu của cộng đồng, đào tạo con người có đầy đủ nhân cách đạo đức, biết tuân thủ những quy định, hài hoà với những mối quan hệ đa dạng, không tồn tại riêng rẽ mang sắc thái cá nhân tự phát, ích kỷ...ông cũng mong muốn Phật tử và nhân dân hãy chung tay góp sức để ngôi chùa sớm được hoàn thành đưa vào sử dụng, nơi đây sẽ là một trung văn hóa giáo dục đạo đức góp phần mang lại cuộc sống an vui lợi đạo ích đời. Trong phần cuối bài phát biểu lãnh đạo Ban tôn giáo tỉnh đã nhắc lại câu ca dao của người Việt Nam“Xây chùa, tô tượng,đúc chuông. Trong ba việc ấy thập phương nên làm”...
Sự việc đáng thất vọng nhất tại buổi lễ, thuộc về lãnh đạo địa phương huyện Thạch Hà. Là một ngôi chùa trên địa bàn huyện tổ chức lễ động thổ, xây dựng, tuy nhiên lãnh đạo Huyện ủy và UBND huyện Thạch Hà đều không hề có mặt, và cũng không có lý do thông báo nhằm thể hiện sự tôn trọng tối thiểu đối với một công trình văn hóa tâm linh, mang tính cộng đồng ích nước, lợi dân, mặc dầu trước đó một tuần bổn tự đã trân trọng đến tận văn phòng thỉnh mời.
Vui lòng Click để xem thêm hình ảnh và bài viết
http://nguoiphattu.com/?id/35973/ha-tinh-long-trong-to-chuc-le-dong-tho-chua-tinh-phap-giai-lam-tu