• Các thành viên chú ý, NHT trở lại vẫn giữ những thông tin cũ, bao gồm username và mật khẩu. Vì vậy mong mọi người sử dụng nick name(hoặc email) và mật khẩu cũ để đăng nhập nhé. Nếu quên mật khẩu hãy vào đây Hướng dẫn lấy lại mật khẩu. Nếu cần yêu cầu trợ giúp, xin liên hệ qua facebook: Le Tuan, Trân trọng!

Giao thông, Nông - Lâm - Ngư nghiệp, làng nghề...

Nguyễn Tiến Dũng

Nguyễn Tiến Dũng
#81
Hương Sơn: Bảo tồn và phát triển cây bưởi đường

Hội Khoa học và Kỹ thuật nông nghiệp Hà Tĩnh vừa phối hợp với UBND huyện Hương Sơn tổ chức hội nghị triển khai dự án bảo tồn và phát triển cây bưởi đường.



Bưởi đường là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, khả năng kháng bệnh tốt, khả năng thích ứng rộng và đã tồn tại, phát triển hàng trăm năm trên địa bàn Hương Sơn được người tiêu dùng ưa chuộng. Thời gian qua, do thiên tai, lũ lụt và nhiều nguyên nhân khác, nên cây bưởi đường dần dần bị thoái hóa. Để góp phần bảo tồn, phát triển và thúc đẩy sản xuất hàng hóa, thông qua công tác quản lý giống và phân vùng, quy hoạch sử dụng đất bền vững, thực nghiệm các mô hình sản xuất, tăng cường công tác bảo tồn và phát triển quỹ gen giống, xã Sơn Quang được chọn là nơi sản xuất giống thông qua truyền thông về mô hình trình diễn của dự án, xây dựng kỹ thuật cho các địa phương và hộ nông dân.

Dự án có mức kinh phí trên một tỷ đồng, trong đó quỹ Môi trường toàn cầu chương trình phát triển liên hiệp quốc GEF - UNDP hỗ trợ 827.600.000 đồng, còn lại là do địa phương và nhân dân tự đóng góp xây dựng phát triển mô hình
 
#82
Hàng chục ha rừng thông bị cháy trụi giữa phố

Thứ Sáu, 26/06/2009 - 7:38 AM
Hà Tĩnh:
Hàng chục ha rừng thông bị cháy trụi giữa phố
(Dân trí) - Lúc 20h ngày 25/6, một vụ cháy rừng đã xảy ra tại thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, hàng chục ha rừng thông đã bị thiêu trụi.

Lực lượng kiểm lâm đang dập lửa.

Thông tin ban đầu từ người dân khối 15, thị trấn Phó Châu cho biết, khi đang hóng mát ngoài đường thì phát hiện một ngọn lửa bùng phát từ bãi rác thị trấn rồi nhanh chóng lan rộng ra khu vực Cồn Léc khối phố 9.

Chỉ trong khoảng thời gian 1 tiếng đồng hồ, hàng chục ha rừng thông đã bị thiêu trụi và có nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Nguy hiểm hơn, cạnh đám cháy này có rất nhiều hộ dân đang sinh sống vì thế nhiều gia đình đã hốt hoảng vận chuyển đồ đạc rồi kéo nhau đi sơ tán.

Điều đáng nói, phải đến khoảng 22h, lực lượng kiểm lâm Hạt Hương Sơn và Chi Cục kiểm lâm Hà Tĩnh mới có mặt tại hiện trường để cứu hỏa. Tuy nhiên, do đám cháy diễn ra trên diện rộng, lửa bốc cao nên lực lượng kiểm lâm rất khó tiếp cận để xử lý.

Theo nhiều người dân chứng kiến thì nguyên nhân của vụ cháy rừng là do dưới
 

Nguyễn Tiến Dũng

Nguyễn Tiến Dũng
#83
thông tin thêm về vụ cháy rường thông ở Hương Sơn

Tối ngày 25/6, tại Cồn Léc nằm trên địa bàn thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bất ngờ phát lửa. Do thời tiết nóng nực và "gió Lào" thổi mạnh, chỉ trong chốc lát hàng loạt ha rừng thông bị thiêu rụi.
Theo người dân khối phố 9, thị trấn Phố Châu (Hương Sơn) ngọn lửa bắt đầu bốc cháy lúc 20h và cháy rất dữ dội. Chỉ trong vòng hơn 1 giờ đồng hồ thì hàng chục hecta rừng thông bị thiêu rụi.

Với sự "góp sức" của Gió Lào, đám cháy bùng phát dữ dội...
Vài giờ đồng hồ sau lực lượng kiểm lâm và các cơ quan chức năng huyện Hương Sơn đã cử lực lượng tới hiện trường để ứng cứu, tuy nhiên, do lửa bốc cao nên rất khó tiếp cận để dập tắt.
Theo nhận định ban đầu, nguyên nhân của vụ cháy rừng là do dưới chân khu rừng này có một bãi rác, mấy ngày nay vẫn cháy âm ỉ sau đó bén sang rừng thông.

Rất nhiều người dân hiếu kỳ đến xem cháy rừng
Điều đáng nói, phía dưới rừng thông bị cháy có rất nhiều hộ dân đang sinh sống. Khi rừng phát hoả một số gia đình đã hốt hoảng đưa đồ và kéo nhau đi sơ tán vì sợ cháy lan sang nhà mình.
 
#84
Ời hay chưa sao đứng chống nảnh cả thế múc nước dập lửa cứu rửng kìa ...hiiiiiiiii:D <em nói đùa đấy đừng làm thật nha :D>
 

Nguyễn Tiến Dũng

Nguyễn Tiến Dũng
#85
Hàng ngàn héc- ta lúa Hè Thu ở Hà Tĩnh… khát nước


Huyện Thạch Hà nơi đang
"ra sức" chống hạn.​

Đợt nắng hạn đang xảy ra ở Hà Tĩnh đã, đang làm mực nước trên các sông, kênh thuỷ lợi xuống thấp. Gần 2.000/41.200 ha lúa Hè Thu trên địa bàn đang đối diện nguy cơ không có nước tưới. Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài thêm 7- 8 ngày, Sở NN&PTNT tỉnh lo ngại số diện tích thiệt hại sẽ tăng đến 8.000 ha.

Tại các “điểm nóng”
Huyện Thạch Hà- nơi được coi là vựa lúa của Hà Tĩnh, hiện tại những cánh đồng của người nông dân nơi đây đã trở nên vàng úa. Theo thống kê của Phòng nông nghiệp huyện Thạch Hà, diện tích lúa hè thu bị hạn trên toàn huyện là 500 ha, số diện tích này chủ yếu nằm ở những khu vực mà hệ thống thuỷ nông không phát huy được hiệu quả như xã Thạch Lạc, Thạch Ngọc, Thach Hương…


Đối diện với tình hình khô hạn, sợ “trắng tay”, giữa cái nắng rát mặt bà con nông dân ở Thạch Hà đã ra sức đưa nước vào kênh để làm mát cánh đồng. Chị Nguyễn Thị Thảo ở Thạch Lạc- Thạch Hà, cho biết “Thời kỳ này lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, nếu không đảm bảo được nước tưới thì tui e, cuối vụ không có thóc để thu hoạch”.


Còn tại huyện Kỳ Anh, sau khi sông Trí bị chặn nguồn thì những cánh đồng nằm phía hạ lưu như Kỳ Thư, Kỳ Hoa, Kỳ Hải, Kỳ Châu, thị trấn Kỳ Anh bị thiếu nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Để đối phó với tình trạng khô hạn ở phía hạ lưu, huyện Kỳ Anh đã huy động 4 máy bơm với công suất 120m3/h để cứu lúa.


Nếu nắng nóng kéo dài thêm 7-10 ngày,
diện tích khô hạn ở Hà Tĩnh sẽ tăng lên.​

Tuy nhiên, theo Phó phòng nông nghiệp huyện Kỳ Anh, ông Phan Công Toàn thì có thể đây chỉ là giải pháp tình thế, bởi “phần lớn diện tích bị hạn nằm ở vùng cao, trong khi mực nước sông Trí lại quá thấp. Điều này đã gây khó khăn cho công tác cứu lúa. Nếu nắng nóng kéo dài thì số diện tích lúa bị thiếu hạn sẽ còn tăng, và nhiều khả năng sẽ có những vùng lúa bị cháy”- ông nói.

Theo báo cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, tính đến thời điểm này đã có 1.950/41.200 ha diện tích lúa hè trên địa bàn bị thiếu nước tưới, trong đó Kỳ Anh là 500ha; Thạch Hà 500ha; Hương Sơn 300 ha, Nghi Xuân 150 ha… Trước tình trạng nắng nóng kéo dài, số diện tích lúa bị thiếu nước có thể mở rộng, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường chống hạn cho lúa.

Theo ông Trần Quốc Hùng- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp& Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh, trước mắt các địa phương đang triển khai nhiều biện pháp khẩn cấp như nạo vét kênh mương, tiết kiệm nước, điều tiết lại nguồn nước, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra chỉ đạo, đề nghị các địa phương, đơn vị cân đối nguồn nước, chủ động phối hợp, hợp đồng với các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi có nguồn nước để cấp nước, tạo nguồn chống hạn.một thực tế đã tồn tại lâu nay ở Hà Tĩnh là sự xuống cấp của hệ thống thuỷ lợi nhỏ, do quá cũ, lạc hậu. Điều này dẫn đến tình trạng năng lực tưới tiêu vốn đã kém do thiếu nước, lại không thể sử dụng hợp lý, hiệu quả lượng nước đã tích được.

Mặc dù đã triển khai một số biện pháp cấp bách, nhưng sở NN&PTNT tỉnh Hà Tỉnh vẫn lo ngại, trong 7 đến 10 ngày tới, nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, nền nhiệt độ cao, kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh thì số diện tích bị hạn của toàn tỉnh sẽ lên tới 7.000 đến 8.000 ha.

Hà Tĩnh mình ơi
Năm nay lại mất mùa
 
#86
Hik,xạ mềnh chắc dừ cụng thiếu nước đây. Cứ hạn hán là kiểu chi ló cụng cháy:(
 

Nguyễn Tiến Dũng

Nguyễn Tiến Dũng
#87
Xây dựng công trình làm nứt nhà dân

Đã nhiều tháng nay, một số hộ dân ở tổ 10 phường Tân Giang - Thành phố Hà Tĩnh luôn phải sống trong sự bất an bởi tình trạng sụt lún, nứt vỡ tường nhà. Nguyên nhân của tình trạng nứt vỡ này được xác định là do tác động trực tiếp từ việc thi công hạng mục cống điều hoà thuộc dự án cải tạo Hào Thành (TP Hà Tĩnh).

Công trình cống điều hoà Hào Thành chỉ cách móng nhà dân chưa đầy 2,5 mét​

Công trình cống điều hoà thuộc dự án cải tạo Hào Thành chỉ cách móng nhà dân chưa đầy 2,5 mét. Nhưng, quá trình khảo sát thiết kế, người ta đã không lường hết sự phức tạp về nền móng địa chất. Thêm vào đó, sự thiếu an toàn trong các biện pháp thi công. Hậu quả là nhiều căn nhà của các hộ dân tại khu vực này đã bị sụt lún, rạn nứt khá nghiêm trọng.

Có mặt tại nhà ông Nguyễn Tiến Đệ, chúng tôi đã chứng kiến hàng chục vết nứt khắp trên tường nhà. Chỗ nứt nặng có thể đút lọt cả bàn tay, chỗ nứt nhẹ cũng đã thành đường thành vệt. Được biết, ngay sau khi xảy ra sự cố trên, (khoảng đầu tháng 1/2009) ông Nguyễn Tiến Đệ đã kiến nghị lên Ban quản lý công trình, UBND thành phố Hà Tĩnh xem xét, giải quyết. Theo đó, UBND thành phố đã cử đoàn công tác xuống hiện trường xác minh sự việc.

Ngày 13/1/2009, UBND TP Hà Tĩnh có văn bản xác nhận những kiến nghị về việc quá trình thi công dự án cống điều hoà Hào Thành đã làm nứt nhà ông Đệ là đúng sự thật. Thế nhưng, không hiểu nguyên nhân gì, vụ việc trên trên vẫn không được Ban quản lý dự án cũng như các phòng ban chức năng ở thành phố Hà Tĩnh có phương án xử lý dứt điểm. Hậu quả, là từ một vết nứt ban đầu, đến thời điểm này (sau 4 tháng) số vết nứt ở nhà ông Đệ đã lên tới hàng chục. Nguy hại hơn, tình trạng rạn nứt còn lan cả sang 3 căn nhà bên cạnh ở những mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Tiếp xúc với các hộ dân bị ảnh hưởng được biết họ đã nhiều lần gửi đơn thư kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền UBND thành phố Hà Tĩnh, song đến nay sự việt vẫn chưa ngã ngũ. Đề nghị các cấp thẩm quyền thành phố Hà Tĩnh sớm có phương án giúp nhân dân khắc phục sự cố trên, tránh tình “cái sảy nảy cái ung” nhất là khi mùa mưa bão đến gần.
 

Huyền Thương

<br><font color=green><B><center><marquee directio
#88
Thu hồi gần 500ha đất dự án bị bỏ hoang

(Dân trí) - Sau khi tiến hành rà soát thực trạng triển khai các dự án thuê đất trên địa bàn, Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Hà Tĩnh đã lập hồ sơ trình UBND tỉnh này ra quyết định thu hồi 471ha đất do các chủ đầu tư thuê mà không chịu làm.

Hai công ty “giữ đất” bị Sở TN-MT Hà Tĩnh điểm mặt đầu tiên là Công ty cổ phần Nông lâm sản và Công ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam. Theo dự kiến hai công ty trên sẽ bị thu hồi hơn 120 ha do không triển khai dự án như cam kết.

Một dự án lớn tiếp theo bị “chỉ mặt” là Dự án nuôi tôm Việt - Mỹ do Công ty Công nghệ Việt Mỹ, thành viên của Tập đoàn ATI - Hoa Kỳ (trụ sở tại 26 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) làm chủ đầu tư. Đến thời điểm này UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thu hồi gần một nửa diện tích đất mà chủ đầu tư thuê dài hạn với lý do công ty chỉ sử dụng 30ha/600ha vào nuôi trồng, trong khi số còn lại bị bỏ hoang.


Một phần lớn diện tích đất của Dự án nuôi tôm Việt Mỹ bị thu hồi do chủ đầu tư không sử dụng như cam kết (Ảnh: VD)


Việc một diện tích đất lớn bỏ trống mà không được sử dụng như cam kết của doanh nghiệp đang khiến chính sách trải thảm đỏ kêu gọi đầu tư của UBND tỉnh Hà Tĩnh không đạt kết quả như mong muốn. Mới đây, bên lề cuộc họp HĐND tỉnh Hà Tĩnh, nhiều đại biểu là cán bộ cấp Sở bày tỏ nỗi thất vọng đối với các doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng thuê đất, và cho biết họ sẽ đề nghị UBND tỉnh xem xét lại chính sách trải thảm đỏ mời gọi đầu tư mà tỉnh đang thực hiện.

Văn Dũng​
 

Phu@ likes coffee

Không sợ gai Hồng...
#89
Cháy rừng hơn 24 tiếng vẫn chưa khống chế được

- Một vụ cháy rừng tại xã Đức Liên (Vũ Quang, Hà Tĩnh) hơn một ngày qua vẫn chưa được dập tắt. Lửa đã thiêu rụi hơn 30ha rừng, từ 20h ngày 1/7 đến 21h ngày 2/7 vẫn chưa được khống chế hoàn toàn.


Ông Nguyễn Mậu Lâm, Bí thư xã Đức Liên (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh ) cho biết: lúc 20h ngày 1/7, ngọn lửa phát ra từ khu vực rừng Động Mầu, sau đó lan sang Động Khe Mác, thuộc 3 xóm Bình Quang, Tân Lễ và Đồn Thượng (thuộc xã Đức Liên, huyện Vũ Quang). Phải đến 8h sáng ngày 2/7, ngọn lửa mới được tạm thời khống chế.

Đến chiều 2/7, hơn 20ha rừng đã bị thiêu rụi. Ảnh: Trí Thức


Ngày 1/7, khi đám cháy bắt đầu lan rộng, các lực lượng chức năng được huy động kịp thời, nhưng do thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài lại gặp gió Tây Nam nên càng về khuya, ngọn lửa càng lớn, không dập được.

Đến gần hơn 23h cùng ngày, mọi người phải trở về vì trời tối và địa hình phức tạp. Hơn 3h sáng ngày 2/7, các lực lượng chức năng lại đến hiện trường để dập tắt đám cháy. Phải đến 8h cùng ngày, đám cháy mới được tạm thời khống chế.
Do phương tiện cứu hỏa thô sơ cộng với hanh khô của gió Tây Nam nên lửa không thể dập tắt được triệt để. Ảnh: Q.Cường


Ông Bí thư đảng ủy xã Đức Liên thông tin, có khoảng hơn 15ha rừng thông bị cháy trụi và 5ha bụi rậm, cây thực bì bị cháy. Trong khi đó, lửa còn âm ỉ trong thực bì, bụi rậm, không dập được hết nên nên đến đầu giờ chiều ngày 2/7, ngọn lửa lại bùng phát và lan rộng.

Đến 18h, sau khi đã “cơ bản” dập lửa, các lực lượng chức năng và cứu hỏa về nghỉ sau hơn 1 ngày vật lộn với “bà hỏa” thì ngọn lửa từ trong đám tro lại bùng lên. Lần này, lửa bùng lên dữ dội hơn, số diện tích rừng xã Đức Liên bị cháy lên tới trên 30ha, nhưng có thể chưa dừng lại ở đó.

Đến chiều 2/7, sau khi đã được cơ bản khổng chế, ngọn lửa tiếp tục bùng phát mạnh hơn. Ảnh: Trí Thức

Trong lúc đám cháy ở khu rừng này vẫn đang âm ỉ thì cũng tại xã Đức Liên, xóm Liên Hòa và Liên Châu lại xuất hiện thêm đám cháy mới. Lửa ở khu rừng này cũng lan khá rộng, cách xa hàng cây số vẫn có thể nhìn thấy.

Lực lượng chữa cháy lại phải điều chuyển qua khu vực cháy mới, trong khi khu rừng đang cháy vẫn chưa dập tắt hết.


Được biết, cách đây 2 năm, tại xã Đức Liên, hỏa hoạn cũng đã thiêu rụi hơn 50ha rừng trồng của địa phương do thời tiết khô hanh, nắng nóng.

Trước đó một tuần, tại thị trấn Phố Châu (huyện Hương Sơn), hơn 5 ha rừng thông cũng bị lửa tàn phá.

  • Trí Thức - Quang Cường
 

Nguyễn Tiến Dũng

Nguyễn Tiến Dũng
#91
Hơn 50 ha rừng ở Hà Tĩnh bị lửa tàn phá

Cập nhật ngày: 03/07/2009

Dập chỗ này lại bùng chỗ kia. Hàng loạt đám cháy đã và đang xuất hiện trên các cánh rừng ở Hà Tĩnh. Tính từ đầu mùa nắng đến nay, Hà Tĩnh đã có hơn 50 ha rừng bị cháy.


Rừng Hà Tĩnh liên tục bị bà hoả viếng thăm​

-Từ ngày 1/7 cho đến ngày 3/7, rừng trên địa bàn xã Đức Liên, huyện Vũ Quang liên tục bị cháy. Diện tích cháy đã lên tới 30 ha. Ngọn lửa bắt đầu bùng phát từ khu vực rừng Động Mầu rồi lan ra khắp nơi.

Huyện Vũ Quang và xã Đức Liên đã huy động hàng trăm người tham gia dập lửa nhưng vừa dập xong chỗ này thì chỗ kia lại bùng cháy. Cuộc chiến với lửa diễn ra liên tục đến giờ vẫn chưa kết thúc.
Nguyên nhân được giải thích là do trời nắng nóng, gió Lào thổi mạnh, thêm vào đó địa hình rừng núi ở Đức Liên khá khúc khuỷu gây khó khăn cho công tác chữa cháy.

Cách đây 4 ngày, tại huyện Kỳ Anh, 5 ha rừng thông của Công ty Nông lâm nghiệp cũng đã bị cháy rụi, Còn trước đó 1 tuần (25/6), hơn 2 ha rừng ở khu vực Cồn Léc, xã Sơn Diệm, huyện Hương Sơn đã bùng cháy dữ dội trong đêm, khiến nhiều người dân hoảng loạn phải đi sơ tán.

Như vậy tính từ đầu mùa nắng đến nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã xảy ra 14 vụ cháy rừng, gây thiệt hại khoảng 50 ha, trong đó chủ yếu là rừng thông và rừng trồng.
 

Huyền Thương

<br><font color=green><B><center><marquee directio
#92
"Qua mặt" lệnh cấm đốt rừng

(Vietnamnet) - 17h ngày 5/7, tại tiểu khu 164 thuộc xã Hà Linh (Hương Khê) xảy ra cháy lớn làm người dân khu vực lân cận hoang mang lo lắng vì sợ cháy rừng. Tới khi mọi người đến để chữa cháy thì mới hay, Công ty Cao su Hà Tĩnh đang... đốt thực bì!


Như VietNamNet đã đưa tin, sau khi liên tục để xảy ra cháy rừng, Ban chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng (BVR) - Phòng chống cháy rừng (PCCR) của UBND tỉnh Hà Tĩnh, đã có cuộc họp khẩn cấp vì trước đó trên địa bàn này liên tiếp để xảy ra nhiều vụ cháy rừng.

Tại mục III, một số giải pháp cấp bách trong thời gian tới ghi rõ: “Tạm thời đình chỉ các hoạt động sản xuất lâm nghiệp ở những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao”.



Diện tích bị đốt khá lớn.

Nhưng chưa được một ngày sau thì Công ty Cao su Hà Tĩnh lại đồng ý cho Nông trường Truông Bát (thuộc Công ty Cao su Hà Tĩnh) đốt thực bì trên tiểu khu 164 thuộc nông trường này để cải tạo đất trồng cây nguyên liệu và cao su.

Ông Nguyễn Hữu Hòa, trú thôn 14, xã Sơn Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), người nhận xử lý thực bì trên diện tích rừng này cho biết: “Xin lệnh công ty cho đốt xử lý thực bì trong khoảng từ 17h đến 23h ngày 5/7 tại khu vực tiểu khu 164, mỗi ha ông được trả với giá 1,8 triệu đồng”.

Đến 8h30 ngày hôm sau (6/7), thì ngọn lửa vẫn còn cháy âm ỉ trong diện tích rừng nói trên.

Trong những ngày nắng nóng này, việc đốt thực bì rất có thể dẫn đến cháy rừng. Mặc dù tỉnh Hà Tĩnh đã họp khẩn cấp nghiêm cấm đốt rừng trong thời gian nắng nóng, nhưng không hiểu vì lý do gì mà Công ty Cao su Hà Tĩnh cũng như các ngành chức năng trên địa bàn lại cho phép đốt thực bì.


Sinh vật sống sót sau vụ đốt rừng tại Hà Linh, Hương Khê.

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Thảo, Trưởng phòng Thanh tra, bảo vệ Công ty Cao su Hà Tĩnh giải thích: “Trước khi đốt, Nông trường Truông Bát đã báo cáo công ty và Kiểm lâm Truông Bát, Hạt kiểm lâm Hương Khê, đã phát đường ray giữa các bài lô và nhiệt độ chưa đến 30 độ C sau 17h30’ thì có thể đốt xử lý thực bì.

Còn ông Nguyễn Sỹ Lương, Trưởng phòng Bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh thì cho rằng: “Thực ra thời tiết nắng nóng không cho đốt, nhưng ngày 5/7 trời động mưa nên họ đốt, thiếu sót của chủ rừng là không báo với Ban chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong BVR - PCCR của tỉnh”.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề, chúng tôi đã liên lạc với ông Nguyễn Đình Sơn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh thì được trả lời: “Họ có xin và có báo cho trạm kiểm lâm gần nhất, đốt không ảnh hưởng đến rừng xung quanh, trong trường hợp cụ thể này thì công ty cho đốt”.

Trí Thức​
 

thanhha_7238

Dòng trong dòng đục
#93
Làng Đồng Kỵ trên đất Nghệ..............

:JFBQ00207070427A:(Dân trí) - Ngôi làng nhỏ hơn ngàn năm tuổi nằm lọt thỏm giữa xứ Nghệ, nhưng điều khác biệt ở đây là trong làng có hàng trăm ngôi nhà cao tầng, đường bê tông sạch bóng, người dân sở hữu ô tô cả nửa tỷ đồng, mỗi năm mấy chục đứa trẻ dắt nhau vào đại học.
Từ thị xã Hồng Lĩnh ngược quốc lộ 8A, rồi rẽ trái một cây số là đến xã Thái Yên, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ngay từ đầu làng đã vang lên tiếng đục đẽo, cưa xẻ, bào, phay, mùi thơm của gỗ và sơn véc-ni. Dọc các ngả đường những chuyến xe chở hàng chen kín. Hàng trăm ngôi nhà xây nằm san sát biển. Cả ngôi làng như một thị trấn thu nhỏ.

Đột phá: chia đất cho… gỗ!

Cho đến lúc này chưa thể xác định ai là “ông Tổ” của nghề mộc của làng Thái Yên nhưng theo khẳng định của ông Nguyễn Công Hải - Bí thư Đảng uỷ xã thì nghề mộc xuất hiện ở mảnh đất này ít nhất hơn 300 năm. Buổi ban đầu người dân Thái Yên chỉ làm những vật dụng thông thường như mâm, khay, hương án... để thờ tự, nhưng nhờ khéo léo, ham học hỏi, thợ Thái Yên đóng luôn cả bàn, ghế, giường, tủ, xa-lông, tràng kỷ, chạm trổ “Long, Ly, Quy, Phượng” tại các đình chùa, lăng tẩm.

Dẫu tồn tại suốt cả mấy trăm năm, nhưng khoảng 10 năm trước, người làm mộc Thái Yên vẫn làm theo truyền thống, sản xuất hộ nhỏ lẻ, đầu tư ít, mẫu mã, chất lượng trung bình và ô nhiễm môi trường. Sản phẩm vì thế cũng chỉ loay quay ở trong tỉnh và một vài tỉnh lân cận.

“Có nghề truyền thống mà không vực dậy được, người dân vẫn không giàu khiến chúng tôi đau đầu lắm”, Bí thư Đảng uỷ xã Nguyễn Công Hải kể lại.

Theo ông Hải, liên tục các năm 1999, 2000, chính quyền xã Thái Yên táo bạo thuê hẳn một chiếc xe lo lót cho hàng chục hộ dân sản xuất đồ gỗ điển hình trong làng ra Đồng Kỵ, làng sản xuất đồ gỗ bậc nhất cả nước học hỏi.

“Ra đấy người dân chúng tôi mới vỡ lẽ ra nhiều điều. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đều đầu tư máy móc hiện đại. Chỉ dọc một đoạn đường dài vài ba cây số mà người ta treo đầy rẫy bảng công ty, doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng mỹ nghệ. Và họ bảo với chúng tôi giá trị sản xuất của Đồng Kỵ mỗi năm lên tới cả trăm tỷ đồng. Chứng kiến cảnh ấy, tất cả người dân được chúng tôi cử đi đều bị choáng”, ông Hải kể.

Sau những chuyến đi ấy, lập tức những thanh niên giỏi trong làng được cử ra Đồng Kỵ trau dồi thêm có tay nghề. Người ra Đồng Kỵ trước lại dẫn tiếp người đi sau; những người không có khả năng đi sẽ được truyền nghề tại làng. Người dân Thái Yên cũng mạnh dạn vay tín chấp ngân hàng để mua sắm phương tiện, máy móc, đầu tư cho cơ sở sản xuất của mình.

Chính quyền xã Thái Yên cũng gấp rút lập dự án, quy hoạch Khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung trên diện tích 3,5 ha, với mục tiêu gom tất cả các cơ sở sản xuất đồ gỗ lại. Dự án nhanh chóng được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt với tổng nguồn vốn đầu tư 1,7 tỷ đồng. Chỉ trong một thời gian ngắn cả một khu đất rộng lớn vốn chỉ độc trồng lúa đã được biến thành một khu tiểu thủ công nghiệp với cả trăm doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đồ mộc mọc lên.

Những thợ mộc “tỷ phú”

Từ ngày “chất Đồng Kỵ” ngấm vào, nghề mộc truyền thống ở Thái Yên khởi sắc hẳn. Các chủ cơ sở làm đồ mộc đã đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm phương tiện, máy móc. Hiện tại, cả làng có gần trăm xưởng sản xuất đồ mộc, trung bình mỗi xưởng giải quyết việc làm thường xuyên cho 15-30 lao động phổ thông với mức thu nhập bình quân hơn 2 triệu đồng/người/ tháng.

Ngoài các cơ sở chuyên sản xuất hàng cao cấp, hàng trăm hộ còn tận dụng sản phẩm phụ làm các vật dụng thông thường phục vụ khách hàng. Riêng các mặt hàng cao cấp, có những bộ tràng kỷ, xa-lông trị giá cả trăm triệu đồng.

Nằm sát mặt tiền của khu tiểu thủ công nghiệp là doanh nghiệp tư nhân Nga Thế do hai anh em ruột Nguyễn Đăng Thế và Nguyễn Đăng Dũng làm chủ. Hai anh em ông Dũng và ông Thế được người dân ở đây gọi là “Dũng Thổi” hoặc “Thế Thổi” vì họ… giàu nhanh như thổi. Gần chục năm trước, họ mới chỉ là những nông dân nghèo, nhưng mấy năm nay họ đã ông giám và ông phó giám với một doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư hàng tỷ đồng và nguồn lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm.

“Hầu hết anh em đang làm việc ở đây đều có tay nghề cơ bản, có khả năng biến những vật gỗ bình thường thành những sản phẩm tinh xảo nhất, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng”, ông Nguyễn Đăng Dũng tự tin cho biết. Theo ông Dũng cho đến thời điểm này, doanh nghiệp của ông đã mang sản phẩm của mình đi khắp nước, xây dựng cả những công trình quốc gia

Dẫu chưa “gia nhập” khu tiểu thủ công nghiệp của làng nhưng anh Phan Đăng Đường - ông chủ DNTN Đường Thảo cũng được nhắc đến như một “đại gia” ở Thái Yên.

Ngôi nhà 3 tầng, đầy đủ tiện nghi sang trọng nằm tách bạch với xưởng chế biến của anh Đường. Doanh nghiệp Đường Thảo của anh cũng thu cả tỷ đồng/năm.

Trung bình mỗi năm, sản phẩm đồ mộc mang về cho người dân Thái Yên không dưới 20 tỷ đồng. Nhiều người dân đã sở hữu ô tô nửa tỷ bạc, những con đường bùn lầy qua xóm, qua làng đã được bê tông hóa gần hết. Các công trình phúc lợi xã hội như, trường học, trạm y tế, hội quán... được xây dựng khang trang.

Thái Yên cũng là một trong số ít vùng quê ở Hà Tĩnh cùng lúc sở hữu 3 trường học đạt chuẩn quốc gia.
:JFBQ00169070306A::JFBQ00169070306A:


Văn Dũng - Minh San​
http://dantri.com.vn/c20/s20-338125/lang-dong-ky-tren-dat-nghe.htm
 

hoang_anh012003

Hạnh phúc khi có em !
#94
Kỳ Anh làm đường hay làm đập chắn nước???

Kỳ anh làm đường hay làm đê chắn nước ???
( Tiểu khu 6, Hưng Lợi thị trấn Kỳ Anh, Hà Tĩnh)

Nhà tôi nằm trong một khu phố khá là cao ráo , vì vốn dĩ đó là một quả đồi, hàng xóm của tôi tất cả đều làm nghề giáo vì thế xóm tôi còn được gọi một cái tên khác đó là xóm giáo viên cấp ba ( Tiểu khu 6 - Hưng Lợi, thị trấn Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Mùa hạ xóm tôi rất mát mẻ vì cây cối rất nhiều, mùa mưa thì chẳng bao giờ ngập lụt cả .
Nhưng từ lúc có dự án làm con đường mới chạy dài từ đường quốc lộ một A đi qua trường trung học phổ thông kỳ anh chạy dài lên nhà máy nước sạch. Đầu tiên nghe nói được làm đường cả xóm ai nấy mừng ra mặt vì con đường lầy lội và bé nhỏ này củng được nâng cấp.
Nhưng than ôi bao nhiêu vui mừng chưa kịp tắt trên môi thì đại họa ập đến cho cả xóm. Con đường vừa làm xong thì chào đón ngay một cơn mưa to như thể cảnh báo với xóm tôi một điều rằng bắt đầu từ đây hãy sống quen dần trong cảnh ngập lụt. Nhà nào nhà nấy đều phải ngồi yên trên giường vì tất cả nhà đều bị nước ngập có nhà ngập đến 1m nhà nào may mắn cao hơn chút thì 0.5m. Cả xóm tôi như chợt tỉnh cơn say vì có con đường đẹp chạy qua, tất cả đều hoang mang lo sợ , những nhà nào có con nhỏ thì chẳng ai dám bỏ con đi làm cả vì sợ con chết đuối, nhà nào đó có cải thiện cuộc sống bằng những luống rau thơm củng nát tan từ đó. Cả xóm chìm trong một hồ nước mênh mông ở cạnh UBNN huyện kỳ anh.....
Thế rồi xóm tôi viết đơn lên huyện để huyện nhà có cách giải quyết. Nhưng bao lá đơn đi không có hồi âm , không có một lời giải thích xác đáng, theo như một ông có chức trách trả lời với xóm thì họ bảo con đường này là dự án, mà dự án này do thiết kế của ông XXX .... Thiết kế sai lầm , làm cả một con đường mà không có lấy một cái cống thoát nước cho cả một cái xóm. Cả một quả đồi rộng lớn như vậy bị chắn bởi con đường cao hơn nền nhà của cả xóm như vậy vô tình làm đường như một cái đập lớn chặn lấy nước của cả một cái đồi. Để giờ đây cả xóm chúng tôi sống trong cơ cực của những ngày mưa lũ. Phải chăng dân chúng tôi thấp bé nhỏ họng, kêu trời trời không thấu , kính đơn đơn không hồi, Vậy thiết nghĩ những người lo cho dân hiện họ đang ở đâu??? Hay họ chỉ nói hay ở các cuộc họp, các bản báo cáo viết lên trên thôi....
Đây là một bài viết củng là đơn kiến nghị gửi đến các nhà chức trách . Rất mong câu trả lời sớm bằng cách khắc phục lại con đường. Đừng để mùa mưa này dân chúng phải sống cảnh trong biển nước... chưa nói đến những rủi ro có thể xảy ra cho các em nhỏ.

Ký tên: Xóm Giáo Viên Cấp III
 

Nguyễn Tiến Dũng

Nguyễn Tiến Dũng
#95
143,9 km2 vùng ven biển Hà Tĩnh sẽ ngập nước biển năm

Cập nhật ngày: 21/07/2009
Đó là dự báo của Tiến sỹ Michel Pakson tại Hội thảo tham vấn sinh kế và vấn đề biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh do Sở TN&MT phối hợp với Dự án đói nghèo và môi trường (UNDP) tổ chức ngày 30/6 vừa qua.


Bãi tắm Thiên Cầm​

Từ nhiều kết quả nghiên cứu và kịch bản về biến đổi khí hầu toàn cầu đã được công bố, chuyên gia về biến đổi khí hậu đến từ Australia cảnh báo khi mực nước biển dâng cao 1m vào năm 2100 thì diện tích các vùng ven biển Hà Tĩnh sẽ bị mất đi 143,9 km2. Với diện tích này, Hà Tĩnh sẽ là tỉnh có diện tích bị ngập do nước biển dâng xếp thứ 4 trong cả nước sau khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng và tỉnh Thừa thiên Huế. Ngoài ngập lụt, biến đổi khí hậu cũng sẽ gây hạn hán, nắng nóng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống hàng ngày của người dân, đặc biệt là người dân nghèo.

Từ nguy cơ trên, để giúp UNDP có chương trình hỗ trợ người dân ứng phó với biến đổi khí hậu tại miền Trung, từ tháng 5/2009, đoàn chuyên gia đã tiến hành khảo sát tại 6 thôn thuộc 2 xã Kỳ Ninh (Kỳ Anh) và Hồng Lộc (Can Lộc) để thu tập thông tin, xây dựng cơ sở cho việc nghiên cứu. Các khảo sát tập trung vào lựa chọn các vùng sinh kế, đánh giá các chính sách chiến lược liên quan đến biến đổi khí hậu, khả năng ứng phó và các rủi ro trong sinh kế của người dân, nguyện vọng của người dân, đề xuất xây dựng kế hoạch, xây dựng sinh kế bền vững cho các vùng đặc trưng này.
Hội thảo lần này nhằm tham vấn ý kiến cộng đồng, chính quyền và các tổ chức để hoàn thiện nghiên cứu xây dựng sinh kế nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu làm cơ sở xây dựng dự án để đệ trình UNDP phê duyệt.

Thái Sơn
 

hoang_anh012003

Hạnh phúc khi có em !
#96
Theo như thông tin đã đưa thì cơn mưa vừa rồi ( cách đây 3 ngày) lại làm sập cả một dãy tường bờ rào dài 18 mét của người dân sống ở đó. Hiện tại dân chúng đã lập biên bản với những người đang thi công tại đoạn đường đó, hiện chưa biết xử lý ra sao. Hy vọng là đừng đổ trách nhiệm cho người này người nọ, tổ chức này tổ chức nọ để làm thiệt hại đến người dân.
Chúng tôi sẽ cập nhật vấn đề này liên tục để xem thử cách xử lý của các quan Kỳ Anh như thế nào. Chúng tôi sẽ upload hình ảnh con đường và bờ rào bị sụp đổ do ngập lụt này sau ít phút.
Rất cám ơn đã theo dõi bài viết và cám ơn hơn nữa vì mọi người đã có lời đóng góp.
 
#97
Một thoáng quê tôi ( xã hộ độ )

TP - Những ngày hè trên cánh đồng muối xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh trời nắng như lửa đốt nhưng có hàng trăm em bé đứng trên những ruộng muối bỏng rát, nặng nhọc với bao nhiêu công việc để làm ra hạt muối.

Các em đang là học sinh cấp một, cấp hai, tuổi nhỏ sức yếu nhưng đã trở thành những diêm dân thực thụ, thành thạo với bao công việc của vùng muối nơi đây.


Trọng lượng hơn 100 kg nhưng các em đều đẩy hết


Thợ làm muối tuổi học trò…

12 giờ giữa cánh đồng muối nhiệt độ lên đến 39 – 40 độ C những ruộng muối đều là bê tông bỏng rát nhưng em Nguyễn Thị Mai đang học sinh lớp 3 múc những gầu nước lên ruộng giữa trời nắng chang chang.

Sau một hồi em cũng múc đầy nước trên ruộng, tranh thủ chui vào kho muối bé nhỏ lợp bằng lá kè nghỉ uống nước em liền nói: “Ở đây không những mình em mà cả vùng đứa mô cũng phải đi làm như ri (như thế này) hết, ngày mô cũng rứa, phải ra đồng giúp cha mẹ làm muối để có tiền mà đi học”.

Cả năm diêm dân ở xã Hộ Độ chỉ có gần bốn tháng trời làm muối, nắng càng to thì muối làm ra càng nhiều. Mùa muối là lúc các em được nghỉ hè nên ngày nào những diêm dân nhí nơi đây cũng cùng cha mẹ ra đồng để làm.

Đang đẩy chiếc xe cút (!)(!)(!) có trọng lượng 100kg, em Nguyễn Văn Tuấn học sinh lớp 7 dừng xe nghỉ em liền nói: “Ngày mô cũng rứa anh ạ! Việc đẩy xe như ri là quá bình thường rồi, trời càng nắng muối làm ra càng nhiều thì em lại phải đẩy gấp mấy lần những ngày thường”.

Không những mình Tuấn mà trên cánh đồng muối có rất nhiều đứa trẻ đang bắt tay vào việc như Tuấn. Công việc của các em không thua gì so với những diêm dân lâu năm.

“Những công việc người lớn làm bọn em đều đảm nhiệm hết, từ việc xúc đất rải trên ruộng, tưới nước, đẩy muối… những diêm dân nhỏ tuổi đều đảm đương được hết”, một em thỏ thẻ.

Một ngày làm muối của bà con diêm dân xã Hộ Độ bắt đầu từ sáng sớm cho đến khi tối mịt mới về nhà. Buổi sáng khi mặt trời chưa nắng lắm thì họ làm đất, còn đến chừng trưa thì cho nước lên ruộng muối phơi.

Đang cầm chiếc cào dài gấp mấy lần cơ thể cào muối trên ruộng người nhễ mồ hôi, em Trần Văn Hùng học sinh lớp 4 nói: “Em trong như ri nhưng chiều mô cũng cào được một tạ muối đó”.

Trên cánh đồng muối Hộ Độ, dân ra đồng đông nghịt.


Bên cạnh người lớn, có nhiều trẻ nhỏ ra đồng làm muối. Ảnh: Sơn Thủy


Không giấc ngủ trưa

Mỗi ngày trôi qua đối với các em nhỏ ở xã Hộ Độ không một giấc ngủ trưa, bởi suốt ngày các em phải ra đồng để làm cùng cha mẹ.

“Những ngày nắng như ri mà ngủ thì lấy đâu ra muối mà bán để có tiền đi học, nắng nóng đối với bọn em không là chi cả, chỉ mong có được nhiều muối mà đem bán thôi”, Nguyễn Thị Hồng học sinh lớp ba nói.

Từ sáng sớm em Nguyễn Văn Long đã cùng cha mẹ ra ruộng và đầm mình giữa đồng muối cho đến đêm mới về. Một ngày đối với các em không biết giấc ngủ trưa mà chỉ biết lăn lộn cùng hạt muối với cha mẹ giữa cánh đồng.

Trời nắng như lửa đốt nhưng trên ruộng muối khô, thấy các em vẫn chăm chỉ với công việc tưới nước lên ruộng. “Ở đây đứa mô cũng ra đồng hết, trời càng nắng to bọn em phải làm gấp mấy lần những ngày không nắng” - Long kể.

Nhìn một lượt, trên cánh đồng muối những diêm dân nhí da đen cháy, tóc bện lại do nước biển. Riêng đôi mắt các em vẫn ánh lên rất sáng.

Những ngày trời nắng to thì bữa cơm của bà con diêm dân nơi đây đều phải ăn giữa đồng, nhưng diêm dân vẫn mang cơm ra ăn giữa đồng để có thời gian tận dụng trời nắng nóng làm muối.

Chị Lan một diêm dân ở Hộ Độ cho biết: “Trẻ con quê tui là rứa đó, từ khi sinh ra đã gắn bó với nghề muối rồi, vào vụ muối từ người già cho đến trẻ ai cũng cả ngày ngoài ruộng. Tất cả chỉ vì sợ mất cái nắng. Ngủ tí trưa coi như mất muối luôn”.

“Trẻ con quê tui sinh ra đã nhờ muối mà sống, nhờ muối mà có tiền đi học…” cứ nghĩ đến câu nói của bà Hồng một diêm dân ở Hộ Độ mà tôi ngao ngán.
 
#98
Hà Tĩnh: Cần một chiếc cầu bắc qua suối Xai

(ĐCSVN) - Xã Thạch Xuân (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) được thành lập đã gần 60 năm, nhưng ước mơ có một chiếc cầu qua con suối Xai của bao thế hệ người dân vùng sơn cước này vẫn chưa thực hiện được. Nỗi ám ảnh về các vụ tai nạn chết người ở suối Xai vẫn làm họ lo sợ, ảnh hưởng không ít đến đời sống hằng ngày của người dân!

Bẫy giết người!

Năm 1980 Công ty Thủy lợi II Hà Tĩnh đã tiến hành bắc chiếc Cầu Máng qua suối Xai với chiều dài hơn 68m, rộng hơn 1,2m, không có lan can, với mục đích phục vụ hệ thống kênh N1, một tuyến kênh mương quan trọng của công trình đại thủy nông Kẻ Gỗ. Từ đó, chiếc cầu trở thành đầu mối giao thông duy nhất và quan trọng hàng đầu ở xã Thạch Xuân, đặc biệt đối với các thôn 8, 9,10, và 14 nằm ở phía bắc suối Xai; bởi các công trình phúc lợi địạ phương như chợ, trường học, trụ sở chính quyền xã, trạm y tế xã và gần như toàn bộ diện tích đất canh tác của xã đều tập trung ở phía nam suối Xai.

Ông Tất Chinh, nạn nhân của cầu Máng
Xã Thạch Xuân là vùng núi thuộc diện 135, gồm 14 xóm với 1.200 hộ, 5.300 khẩu. Xưa kia nơi này từng được coi là “rừng thiêng nước độc” chỉ lưa thưa vài xóm nghèo rải rác ven phía nam suối Xai. Dần dần đồng bào từ thành phố Hà Tĩnh di dân lên khai hoang lập nên làng xã và khu vực hai bên cn suối Xai bắt đầu trở thành vùng dân cư đông đúc. Tuy nhiên, vì xây dựng sơ sài, và không có lan can, lại cũ hỏng theo thời gian, chiếc cầu Máng đã vô tình trở thành hiểm họa cho bà con qua lại cây cầu, nên dân địa phương mới đặt cho cầu Máng cái tên: “Bẫy giết người”.

Ông Tất Chinh (58 tuổi thương binh hạng 4/4) ở thôn 10 bần thần kể lại: Cuộc đời tôi đã nhiều lần vào sinh ra tử trong chiến trường, nhưng mỗi khi đi qua chiếc cầu này tôi đều có cảm giác rờn rợn. Đã hai lần tôi bị rơi xuống dưới cầu. Gần đây là vào ngày 29/1/2009 (ngày 3 tết kỷ sửu) tôi bị rơi trong lúc trên đường đi bộ sang thăm cháu ở thôn 11 trở về. Hậu quả làm tôi bị gãy xương bả vai, chấn thương ở phần đầu phải vào cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh.

Không những ông Tất Chinh mà nhiều người khác như ông Trần Hậu Hòa và ông Chau Long cùng ở thôn 11, những người mà trước đây từng đánh cọp, đuổi khái giữ từng tấc đất khai hoang cũng phải rùng mình khi đi qua chiếc cầu này. Bởi các ông đều đã từng bị rơi xuống suối và đều bị chấn thương nặng.
Thảm thương nhất phải kể đến bà Khanh Tuấn (55 tuổi) ở xóm 9. Trong lúc bà vác cày dắt trâu qua cầu, thấy động phía sau con trâu hiền lành của bà sợ hãi chạy vọt lên, đẩy bà rơi xuống sông làm bà bị chấn thương. Do hoàn cảnh gia đình quá nghèo không có tiền chạy chữa nên bà đã qua đời. Còn anh Quang Tám ở thôn 14 thì ứa nước mắt kể về nỗi đau của gia đình khi đứa con của anh trở thành thân tàn ma dại sau lần cháu bị rơi xuống vực vào mùa hè 2007…

Trẻ em thất học, tỷ lệ thoát nghèo mong manh

Cụ Võ Tính (85 tuổi) ở thôn 4, nguyên Bí thư đảng ủy đầu tiên của xã Thạch Xuân nói: Không thể thống kê hết được số người bị rơi xuống cầu Máng nhưng ít nhất tới thời điểm này đã có tới gần 20 trường hợp bị chấn thương và bị chết. Nếu không có chiếc cầu Máng thì mọi sinh hoạt hàng ngày ở Thạch Xuân sẽ bị tê liệt. Bất đắc dĩ người Thạch Xuân phải đi lại trên cầu Máng, nhưng để tồn tại chiếc cầu theo kiểu đó thì quả thực hết sức nguy hiểm cho dân.

Đối với người lớn đã đành, nhưng ở Bắc Xuân có tới gần 500 em học sinh các cấp hằng ngày phải qua chiếc cầu này để tới trường lớp thì đây mới là điều đáng sợ nhất. Nhiều gia đình đã không cho con đi học vì sợ hàng ngày các cháu phải qua lại trên chiếc cầu này.

Theo số liệu thồng kê của UBND xã thì tỷ lệ hộ nghèo ở Thạch Xuân chiếm tới 34%. Đây là một tỷ lệ cao, nhưng con số này vẫn không được cải thiện đáng kể từ mấy năm nay. Thậm chí tỷ lệ này có thể còn sẽ cao trước nguy cơ tái nghèo của nhiều hộ trong vùng.

Nếu có thêm một chiếc cầu khác vừa rộng vừa an toàn hơn bắc qua con suối Xai, sẽ là điều kiện rất tốt cho nhân dân đẩy mạnh sản xuất và cải thiện dời sống, đây là một nhu cầu rất bức thiết của chính quyền và bà con Thạch Xuân hiện nay. Đề nghị các cấp chính qyền và các ban ngành địa phương có biện pháp thiết thực và cụ thể để thực hiện nhu cầu trên, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc xã Thạch Xuân.
nguồn: báo điện tử đảng cộng sản Việt Nam
 

tuandinh_cudo

Thiên Thai !! (@_*)
#99
Được mùa tép khi đông về

Chủ Nhật, 15/11/2009, 15:34 (GMT+7)

Được mùa tép khi đông về

TTO - Khi đài báo gió mùa đông bắc, biển ở Hà Tĩnh lại nổi những cơn sóng giận dữ. Những ngư dân đi lộng ở những làng chài Thạch Hải, Thạch Kim rủ nhau ra khơi căng te, thả lưới đánh bắt tép. Một mùa đánh bắt tép lại bắt đầu.

Sáng tinh mơ, đứng ở bên bờ biển Thạch Hải nhìn ra đã thấy những chiếc thuyền mỏng manh như lá tre đang lắc lư trên những ngọn sóng. Thấy ở đâu mà nước biển đỏ ngầu lên là những ngư dân cho đó là bãi tép. Thuyền lớn, thuyền nhỏ nhanh chóng dàn hàng ngang như một địa trận đánh bắt tép.

Một số ngư dân cho biết, chỉ có những ngày gió mùa như thế này tép mới đóng thành từng bãi gần bờ. Nên mỗi lần ra khơi có thuyền trúng đậm tép lên đến 4, 5 tấn tép. Để đánh được tấn tép những ngư dân đã phải “ăn sương nằm dầm” suốt đêm trên biển. Nhiều lúc họ còn đối diện với hiểm nguy… khi sóng to, gió lớn.

Sáng tinh mơ những chiếc thuyền mong manh của ngư dân nghèo xã Thạc Hải, Thạch Kim đã căng te, thả lưới đánh tép ngoài khơi
[

Sau khi trúng, tép được vận chuyển bằng thuyền thúng vào bờ

Những người mẹ, người vợ là hậu phương luôn đón nhận những rổ tép của chồng, con đánh bắt ngoài khơi vào

Những rổ tép rất tươi, báo hiệu một mùa tép của ngư dân biển bắt đầu

Tép vừa đánh bắt đưa vào bờ rất tươi

Một cân tép có giá 100.000 đồng và được cân bán bên bờ biển

Sau khi mua tép người phụ nữ này gánh tép về để lên chợ huyện bán lại

Tép được bày bán ngay trên đường

VĂN ĐỊNH(Tuoitreonline)
...
 

tam.thanh

.........................
Cí ni mấy bựa chộ trên báo Tuổi Trẻ. Rất giống với làng của mình, chỉ có điều một cân tép mà 100 ngàn thì có bao giờ có không??? Tép chớ đâu phải tôm hùm đâu mà nói rứa ???
Nếu rứa thì dân HT đã thành triệu phú cả rồi, mỗi lần đi về rứa cũng được vài trăm cân tép, mỗi cân tép thì 100 ngàn, tính ra là vài trăm triệu một chuyến đi te à???