• Các thành viên chú ý, NHT trở lại vẫn giữ những thông tin cũ, bao gồm username và mật khẩu. Vì vậy mong mọi người sử dụng nick name(hoặc email) và mật khẩu cũ để đăng nhập nhé. Nếu quên mật khẩu hãy vào đây Hướng dẫn lấy lại mật khẩu. Nếu cần yêu cầu trợ giúp, xin liên hệ qua facebook: Le Tuan, Trân trọng!

Giáo dục đào tạo, Khoa học - CNTT

Bạn nghĩ sao?

  • Sao?

    Votes: 0 0.0%
  • Sao?

    Votes: 2 100.0%

  • Total voters
    2
3 tuổi đã đọc chữ vanh vách

1,5 tuổi biết đọc các chữ số, 2,5 tuổi biết đọc chữ cái và những con số hàng triệu, 3 tuổi đọc chữ vanh vách không sai một từ nào. Đó là khả năng gây ngạc nhiên của cháu Lê Nguyên Sơn ở tiểu khu 2, khu phố 3, thị trấn Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Theo lời giới thiệu của người dân thị trấn Kỳ Anh, chúng tôi tìm đến nhà anh chị Lê Xuân Hùng - Nguyễn Thị Thủy, bố mẹ cháu Lê Nguyên Sơn. Lúc chúng tôi đến thấy anh chị đang chuẩn bị bữa trưa, còn Sơn đang mải miết đọc những dòng chữ trên ti vi. Xem ti vi xong, Sơn lại khiến chúng tôi ngạc nhiên khi đọc vanh vách cuốn sách Sinh học lớp 12 không sai một từ nào.

Chị Thủy cho biết Sơn sắp tròn 4 tuổi (sinh ngày 25/11/2005) nhưng đã biết đọc bập bẹ từ lúc 1,5 tuổi, đến 3 tuổi thì có thể đọc tất cả những dòng chữ không sai từ nào. Không những thế, Sơn còn có khả năng đặc biệt là nhớ rất tốt các con số hay dòng chữ. Sơn có thể đọc vanh vách số thẻ ATM của bố mẹ. Hơn nữa cậu bé còn đọc nhanh và đúng những dòng chữ tiếng Anh bố đưa cho.


Sơn đang đọc sách cho bố nghe (ảnh: Minh Đức)

Để kiểm nghiệm lại lời chị Thuỷ nói, chúng tôi viết ra mấy dòng chữ tiếng Việt và tiếng Anh. Chúng tôi vừa viết xong, Sơn đã đọc lưu loát và còn phân biệt được đâu là tiếng Anh, đâu là tiếng Việt.
Ngoài những khả năng trên, Sơn còn thao tác rất tốt các chức năng trên máy vi tính, điện thoại.

Chị Thuỷ cho biết, những khả năng trên của Sơn là hoàn toàn thiên bẩm, bố mẹ và người thân không hề dạy bảo, tác động gì nhiều. Ngoài khả năng biết đọc sớm này thì mọi yếu tố khác ở Sơn đều như những đứa trẻ cùng trang lứa khác.
 
Dân "CAO THẮNG" nổi tiếng đất "Hà Thành"

Một số học sinh trường THPT Cao Thắng (Hương Sơn - Hà Tĩnh) do kết quả học tập kém, không được thi tốt nghiệp đã có hành động đe dọa giáo viên

14/5, trường THPT Cao Thắng đã ra quyết định không công nhận quyền được dự thi tốt nghiệp phổ thông của 29 học sinh do có điểm tổng kết năm cuối chỉ đạt từ 3,5 trở xuống.

Ngay sau đó, khi lớp 12A7 vào học tiết Toán, giáo viên bộ môn không thể nào dạy được. Những học sinh không được thi tốt nghiệp đã đập phá bàn ghế, đe dọa giáo viên bộ môn, gây náo loạn trong trường. Một số quá khích còn kéo lên Phòng giám hiệu gây sức ép với Hiệu trưởng đòi sửa điểm.

Kể từ ngày 15/5, số học sinh này không đến trường quấy phá nữa nhưng Hiệu trưởng Trường vẫn nhận được nhiều tin nhắn mang tính đe doạ: “…Sẽ đón đường chặn đánh” và “Hè này quyết không cho ông yên thân…”
 

boy_honglinh

(("*+.Çâµ—Çhµ.+*"))
gư trừi ưi.cấy tin ni lâu rồi mạ bựa ni còn đưa lên.
nhưng mà mấy cấy thằng ni mất dạy thật.
chém bỏ,chém bỏ...
 

Tây Môn Khánh

[C]alvin__[K]lein
Dân "CAO THẮNG" nổi tiếng đất "Hà Thành"
"Hà Thành" ...........................?
 
"hà thành"..........nổi tiếng dân chơi đó nà.....dân ht mà còn hỏi ah.cái đất đẻ ra enh em ta đó.............!!!!!!!
 
hơn 8 tuổi khẳng định tài năng trên sàn đấu quốc tế

Hơn 8 tuổi, từ miền quê Thạch Xuân - Thạch Hà (Hà Tĩnh) đi thẳng lên sàn đấu quốc tế, Linh Chi sớm thể hiện trí tuệ và năng khiếu ngay trong lần đầu nhập cuộc tranh tài với các bạn bè quốc tế cùng lứa tuổi bằng những loạt trận thắng đầy ấn tượng.




Hai chi em bé LInh Chi bên ông bà nội


Nguyễn Thị Linh Chi là con gái đầu lòng của chị Trần Thị Trúc - giáo viên trường THCS Thạch Xuân và Bác sỹ Nguyễn Văn Tư - Trưởng trạm Y tế xã Thạch Xuân, hiện đang cư trú tại xóm 13, xã Thạch Xuân. Linh Chi sinh năm 2001, đang học lớp 3. 2 vợ chồng đều làm cơ quan nhà nước, mặc dù rất bận bịu với công việc xã hội nhưng anh Tư và chị Trúc vẫn luôn quan tâm dành thời gian chăm sóc chu đáo việc học hành của con cái.





Bác sỹ Nguyễn Văn Tư và con gái Linh Chi vừa trở về từ giải cờ vua Quốc tế

Được mẹ trực tiếp kèm cặp, Linh Chi đam mê học toán ngay từ khi mới bước vào lớp một, Linh Chi là học sinh giỏi về viết vở sạch chữ đẹp của trường Tiểu học Thạch Xuân. Ngoài học văn hoá, sở thích thể thao đã đưa em tò mò đến với những quân vua, quân hậu, từ khi mới chập chững bước vào ngưỡng cửa học đường. Linh chi được phát hiện năng khiếu và trở thành VĐV cờ vua từ các giải thể thao học đường của ngành giáo dục.

2 năm (2007, 2008), Linh Chi luôn chế ngự vị trí quán quân cờ vua nhóm trẻ của hội khoẻ Phù Đổng huyện và tỉnh. Được các anh chị HLV Trung tâm ĐTHL Thể thao Hà Tĩnh dìu dắt, kèm cặp, nước cờ của Linh Chi ngày càng sắc sảo, giàu trí tuệ. Tháng 6 -2009, Linh Chi vinh dự được khoác áo VĐV cờ vua trẻ quốc gia nhập cuộc tranh tài cùng bạn trẻ các nước trong khu vực tại giải cờ vua trẻ ASEN Đông Nam Á. Lần đầu tiên tham gia giải, Linh Chi đã thể hiện trước bạn bè quốc tế cùng trang lứa những nước cờ đầy trí tuệ.

Bác sỹ Nguyễn Văn Tư, cho biết: Tại giải cờ vua trẻ quốc tế ASEAN Đông Nam Á vừa qua, Linh Chi xếp thứ 7/18 VĐV cùng nhóm tham dự giải. Chiếc đĩa - kỷ vật lưu niệm đầu tiên được nhận từ một giải đấu quốc tế thực sự là món quà kỷ niệm sâu sắc, khích lệ Linh Chi chăm chỉ luyện rèn sớm khẳng định tài năng trong tương lai.
 
Tấm gương vượt khó

TẤM GƯƠNG VƯỢT KHÓ CẦN ĐƯỢC GIÚP ĐỠ

Nguyễn Thị Lài (sinh năm 1991, thôn Trường Thanh, xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, tỉn Hà Tĩnh) mồ côi bố từ lúc em đang còn trong bụng mẹ. Bố em là Nguyễn Tiến Hùng ( sinh năm 1970 ) sau khi cưới mẹ em là Phạm Thị Hoa ( sinh năm 1970 ) được 3 tháng thì lâm bệnh và đã đột ngột ra đi vào tuổi 20. Mẹ em trước đây là nhân viên công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 474. Sau khi bố mất cuộc sống của gia đình em chỉ trông chờ vào đồng lương ít ỏi của mẹ . Đến năm Lài lên 8 tuổi, mẹ em cảm thấy cuộc sống quá hiu quạnh cần đến 1 người đàn ông chở che và đã tính đi bước nữa với ông Lê Xuân Lan. Sau 10 năm chung sống với nhau gia đình Lài có thêm 1 thành viên mới là em Lê Thị Thanh Phượng ( sinh năm 1998, hiện là học sinh lớp 6A, trường THCS Kỳ Thư, Kỳ Anh, Hà Tĩnh ). Và tưởng chừng như cuộc sống của gia đình em đã bớt đi sự hiu quạnh khi thiếu vắng người bố, nhưng mọi thứ lại trái ngược tất cả. Ông Lê Xuân Lan ( bố dượng của Lài ) đã không làm tròn trách nhiệm và đã rất nhiều lần cãi cọ, chửi bới, đánh đập mẹ em. Đến ngày mẹ em Lài lâm bệnh ( một căn bệnh hiểm nghèo, khó chữa – tai biến mạch máu não ) thì lúc này bố dượng em lại quyết định ly thân với mẹ em và cho đến giờ không còn liên quan gì đến gia đình em. Như vậy, chổ dựa duy nhất cho gia đình em đã không còn. Do không có anh em ruột thịt, em Lài bất đắc dĩ trở thành trụ cột chính trong gia đình. Ngoài việc lo cho học hành, Lài còn phải gánh vác mọi việc, từ việc trông nom người mẹ bị bệnh ( hầu như mất hết sức lao động và khả năng nói rất khó khăn ), đến việc thay người bố quá cố đảm nhiệm chức danh tộc trưởng của họ - một công việc lâu nay vẫn thường dành riêng cho những người đàn ông đảm nhiệm.

Tuy hoàn cảnh khó khăn như vậy, nhưng với bản tính mạnh mẽ, dám vượt lên tất cả, vượt lên mọi hoàn cảnh, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè, thầy cô và hàng xóm láng giềng em đã rất nổ lực, phấn đấu học tập. Nhiều năm liền Lài là học sinh tiên tiến ( từ lớp 1 đến lớp 9 ) và đến khi lên cấp III, 3 năm học em luôn là học sinh tiên tiến xuất sắc của trường THPT Kỳ Anh, được nhà trường công nhận là học sinh nghèo vượt
khó học giỏi.
Cho đến giờ, sau khi tốt nghiệp cấp III, em quyết định thi vào trường ĐH Hà Tĩnh và hiện giờ em là sinh viên năm nhất lớp K2 - giáo dục chính trị - khoa Lý luận chính trị - trường ĐH Hà Tĩnh.
Cuộc sống xa gia đình, xa người mẹ ốm đau em Lài luôn canh cánh bên mình nỗi lo thường trực. Em ở xa, mọi việc chỉ trông chờ vào ông, bà ngoại đã ngoài 80 của em (là ông, bà Phạm Văn Vịnh ). Bà ngoại em hiện giờ cũng đang mắc chứng bệnh đái tháo đường, đi lại rất khó khăn, cho nên tất cả mọi việc dựa chủ yếu vào ông ngoại của em . Mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng một mình ông vẫn hằng ngày làm việc chắt chiu từng đồng ít ỏi chăm sóc bà và mẹ em bị bệnh khi em không có mặt ở nhà.
Kể từ khi mẹ em lâm bệnh phải chữa trị rất nhiều nơi, sử dụng rất nhiều loại thuốc nhưng vẫn chưa khỏi. Mọi thứ trong gia đình lâu nay mẹ em chắt chiu được nay em lại phải bán đi để chữa bệnh cho mẹ.
Tưởng chừng như tất cả những khó khăn đó là quá đủ đối với em, nhưng gần đây em lại phát hiện ra trong em cũng đang mắc 2 căn bệnh kết hợp nguy hiểm là bệnh co thắt đại tràng và rối loại dạ dày cấp tính. Em đã phải kiêng kheng đủ thứ để chống chọi với bệnh và hằng ngày cũng phải uống rất nhiều thuốc để chống lại những cơn co thắt luôn hành hạ em.
Qua tìm hiểu thực tế từ ông trưởng thôn Trường Thanh, xã Kỳ Thư, Kỳ Anh, Hà Tĩnh ( nơi em và gia đình cư ngụ ) ông Lê Văn Kỷ và bà Nguyễn Thị Biên ( hàng xóm ), cùng một số tư liệu từ gia đình em Lài, hàng xóm láng giềng xung quanh đã xác nhận những sự việc nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Rất cần sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm có thể giúp gia đình em Lài bớt đi một phần khó khăn trước mắt cũng như lâu dài.

Thực hiện bài viết : Lê Đức Long, Lớp K2 - CNTT - Khoa Kỹ thuật công nghệ - ĐH Hà Tĩnh
Ngày 19 /10/2009


 
Vạn Xuân khởi nghiệp – Cơ hội toàn cầu!

Vạn Xuân khởi nghiệp – Cơ hội toàn cầu!

Tọa lạc trên khu đất 50 ha ngay trên Đại lộ Nguyễn Sinh Cung, Hướng nhìn ra biển với thế “tựa sơn ngênh bể”, Đại học Công nghệ Vạn Xuân trông như con tàu lớn đang sẵn sàng ra khơi, đương đầu với sóng cả đại dương, vượt ngàn trùng khơi để đưa về cho đất nước những kỳ tích trên chặng đường sáng tạo khoa học, chinh phục tri thức, ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ và đặc biệt là công cuộc hội nhập quốc tế
Đào tạo đạt chuẩn và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội đã và đang là vấn đề khó khăn đối với đại đa số các trường đại học của Việt Nam. Khi mà hiện nay, có rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, các công ty, doanh nghiệp rất cần và thậm chí là thiếu nhân viên có trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo một cách bài bản đáp ứng được yêu cầu công việc. Bên cạnh đó có một thực tế đang gây nhiều tranh luận hiện nay là tình trạng sinh viên các trường đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp hoặc không có việc làm, hoặc đảm nhận những công tác không đúng chuyên môn đã được đào tạo. Hai vấn đề tưởng chừng như rất mâu thuẫn này lại có lý khi cùng song song diễn ra trong bối cảnh hiện nay ở thị trường lao động Việt Nam.
Đất nước chúng ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hơn lúc nào hết hội nhập quốc tế trở nên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền Kinh tế của Việt Nam trong việc đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững. Bên cạnh đó thế giới biết đến Việt Nam không chỉ vì Việt Nam có chiến tranh mà trong nhiều năm gần đây thế giới đã biết đến Việt Nam còn vì Việt Nam là một nước tích cực trong các hoạt động về khoa học công nghệ, kinh tế và giao lưu văn hóa trên trường quốc tế.
Khu vực Bắc Trung Bộ cũng không nằm ngoài quy luật đó khi mà hiện nay sự phát triển của vùng cũng đồng nghĩa với sự phát triển của nông nghiệp ở đây đang diễn ra theo xu hướng trở thành một vùng có nền nông nghiệp hiện đại, là nền nông nghiệp hàng hóa, sản xuất chuyên môn hóa theo hướng nông nghiệp sinh thái. Nền kinh tế nơi đây cũng đang dần khởi sắc với khu kinh tế Nghi Sơn – Thanh Hóa nằm trong khu kinh tế Nam Thanh – Bắc Nghệ, tứ giác kinh tế Nghệ An, và nhiều khu công nghiệp mới hiện đại đang dần mọc lên tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Cung cấp nguồn nhân lực cho quá trình này chủ yếu là nhân lực tại chỗ, nguồn cung cấp nhân lực có trình độ, có tay nghề, am hiểu về khoa học và văn hóa địa phương chủ yếu đều từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trong khu vực. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng để đáp ứng nhu cầu xã hội và chuẩn bị nhân lực cho hội nhập quốc tế thì nguồn nhân lực kể trên tỏ ra còn có nhiều điều cần phải bàn.
Trong bối cảnh lịch sử đó, ngày 06 tháng 08 năm 2008 với Quyết định số 1068/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đại học Công nghệ Vạn Xuân chính thức ra đời, đánh dấu một mốc son mới cho giáo dục đại học của vùng. Với tôn chỉ “Vạn Xuân khởi nghiệp – cơ hội toàn cầu” Đại học Công nghệ Vạn Xuân hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng cho lớp lớp thanh niên xứ Nghệ và cả nước trên bước đường xây đời lập thân.
Hoàn thành giai đoạn 1 vơi mức đầu tư gần 200 tỷ đồng trên tổng vốn đầu tư hơn 1000 tỷ đồng, Đại học Công nghệ Vạn Xuân hiện có 5 khoa Đào tạo, các phòng ban chuyên môn và 1 viện trực thuộc là Viện ngôn ngữ Quốc tế Vạn Xuân. Trường đang dần hiện ra với những tòa nhà uy nghi đồ sộ, với khu giảng đường được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác học tập, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào hỗ trợ công tác giáo dục và đào tạo, nhà trường đã lắp đặt hệ thống máy vi tính hiện đại, kết nối Internet để sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận công nghệ hiện đại, phục vụ tối ưu cho công tác học tập. Đại học Vạn Xuân hiện sở hữu một khu ký túc xá dành cho sinh viên và cán bộ được đánh giá là hiện đại bậc nhất Đông Nam Á với hệ thống bàn học và giường ngủ liền kề được thiết kế sang trọng, hiện đại và thuận tiện nhất cho công tác học tập của sinh viên. Khu ký túc xá vừa có bếp ăn tập thể do chính nhà trường đứng ra tổ chức thì ở mỗi tầng sinh viên đều có khu bếp tự nấu vừa đáp ứng nguyện vọng của sinh viên vừa đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy một cách tối ưu nhất.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường-niềm tự hào của nhà trường khi mà vừa mới thành lập nhưng nhà trường đã là mái nhà chung của hơn 50 giảng viên trong đó có 27 giảng viên có chức danh GS, PGS, TSKH, TS và hơn 30 kỹ sư và cử nhân các ngành Công nghệ thông tin, Ngoại ngữ - nghiên cứu quốc tế, Tài chính - ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Nông nghiệp, Công nghệ sinh học tốt nghiệp tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, có nhiều năm kinh nghiệm trên nhiều cương vị công tác khác nhau. Đây là tín hiệu đáng mừng hứa hẹn những mùa đào tạo bội thu đối với trường đại học Vạn Xuân. Trường hiện có 5 Khoa đào tạo và các phòng ban chuyên môn, một Viện trực thuộc (VILA) chuyên đào tạo ngôn ngữ ở tất cả các cấp độ, lứa tuổi trong đó chú trọng đào tạo tiếng Anh Quốc tế như: IELTS, TOEFL, TOEIC; PET, KET, FCE, CAE, CPE, BEC, TKT; các chứng chỉ tiếng Anh trẻ em: STARTERS, MOVERS, FLYERS
Đại học Công nghệ Vạn Xuân có sứ mạng chính là đào tạo nghiên cứu và chuyển giao KH&CN thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, ngoại ngữ-nghiên cứu quốc tế, quản trị kinh doanh, tài chính-ngân hàng, kế toán, và công nghệ sinh học phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Trường chủ trương đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe, có khả năng thích ứng với các việc làm trong xã hội, tự tạo ra việc cho mình và cho người khác. Bên cạnh đó Đại học Vạn Xuân có mối quan hệ khăng khít với các tổ chức tài chính, các công ty tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Điều này sẽ hỗ trợ tích cực trong công tác giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường, cơ hội việc làm của những kỹ sư cử nhân của nhà trường sẽ không những trong nước mà còn có thể làm việc ở nước ngoài
Học tập và nghiên cứu tại Đại học Công Nghệ Vạn Xuân, sau khi ra trường, bạn không chỉ nhận được tấm bằng tốt nghiệp, cộng với những kiến thức, kỹ năng được truyền thụ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà ngoài ra bạn còn nhận được chứng chỉ TOEIC quốc tế. Một bằng cấp quốc tế cộng với tất cả những gì bạn có giúp bạn tự tin bước vào thị trường lao động đầy tiềm năng như hiện nay. Hơn thế nữa bạn còn có thể cạnh tranh tốt trong thị trường lao động quốc tế
Không bao lâu nữa, khi hệ thống liên hợp đào tạo Đại học Công nghệ Vạn Xuân hoàn thành những hạng mục cuối cùng, thì nơi đây không chỉ sẽ sự lựa chọn tốt nhất cho các sĩ tử khi lựa chọn nơi mình gửi gắm những ước mơ, hoài bão thì bênh cạnh đó Đại học Vạn Xuân còn hứa hẹn sẽ là điểm đến của du lịch Cửa Lò, du lịch Nghệ An và du lịch Việt Nam với cơ sở hạ tầng khang trang hiện đại, được đầu tư quy mô, đồng bộ mang bóng dáng của một trường Đại học với đẳng cấp quốc tế.

Lê Công Sửu
Yahoo:caube_langthang25
Mail: Mrsuu@e-link.com.vn
Mobile: 0975755141
http://www.e-link.com.vn
http://www.e-link.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG E-LINK
 

thanhha_7238

Dòng trong dòng đục
Hạnh phúc ngọt ngào ở lớp học sau giờ tan trường

;;);;);;)Tiếng trống tan trường, sân trường vắng vẻ, lớp học im lìm. Nhưng đấy lại là thời điểm bắt đầu của một lớp học đặc biệt - Lớp học tình thương của trường tiểu học xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh.

Sáng kiến từ trái tim

Sau 6 năm về công tác tại xã Mai Phụ cô giáo Nguyễn Diệu Minh, Tổng phụ trách đội của trường mang một nỗi buồn, ấy là nhiều học sinh do thiểu năng trí tuệ chậm tiến bộ trong học tập. Trăn trở mãi cuối cùng cô Minh đã mạnh dạn đề xuất với nhà trường mở “lớp học tình thương” để giúp đỡ các em. “Lớp học diễn ra trong 30 phút, không quy định độ tuổi, hay khối học, mà tập hợp những học sinh yếu kém trong nhà trường để hướng dẫn phụ đạo thêm cho các em. Ngoài giáo viên, những đội viên xuất sắc nhất cũng được huy động giúp các bạn học sinh đặc biệt tiến bộ trong học tập” - cô Minh tâm sự.

Và đã trở thành thông lệ, từ một năm nay mỗi khi tiếng trống tan trường những đội viên cùng với cô giáo lại chuẩn bị cho một công việc mới, đó là lên lớp học tình thương. Không giáo án, không sách vở, giáo viên và đội viên đến với lớp bằng tình người để giúp cho các em học sinh chậm tiến, khuyết tật và học sinh yếu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học bài. Hôm luyện chữ, bữa đọc bài, học cách đánh vần, làm các phép toán đơn giản hay hát nhạc, đều được phân công cụ thể cho mỗi đội viên, giáo viên.

Tham dự một buổi học của cô và trò trong lớp học mới thấy được niềm vui và những tín hiệu đầy lạc quan. Hình như “sức mở” trong lớp học đã thổi vào tâm trí các em sự năng động, hăng hái hơn. Góc bàn bên cạnh một nhóm 3 em lớp 1 đang được các anh chị giúp đỡ đánh vần chữ cái, những nét chữ cũng được nắn nót cẩn thận hơn; còn ở bên cạnh 4 nữ nhi dáng mảnh mai ngồi ngay ngắn nghe cô giáo giảng phép tính.
Không chỉ diễn ra trong 30 phút sau giờ tan trường, các em lớp học tình thương ở trường tiểu học Mai Phụ còn được các bạn đội viên đến nhà tận tình giúp đỡ học bài trong những ngày nghĩ thứ bảy, chủ nhật. Lớp học phân công mỗi đội viên kèm cặp 2 đến 3 bạn, theo từng cụm dân cư gần nhau. Vừa hướng dẫn học bài, vừa trò chuyện chia sẻ, vui chơi cùng nhau để xoá đi những mặc cảm, tự ti cho bạn và giúp bạn có được ý thức ham học, tự học ở nhà.

Hạnh phúc ngọt ngào


Từ chỗ ban đầu lớp chỉ có 15 em, lớp học hiện đã tăng lên 28 em của cả 5 khối. 28 học sinh, trong đó 9 em khuyết tật, 14 em xếp vào học sinh cá biệt và 5 em ngồi nhầm lớp sau hơn một năm tham gia lớp học tình thương sau giờ tan trường tất cả đều tiến bộ, biết đọc, biết viết và biết làm các phép toán đơn giản.

Mấy năm trước em Nguyễn Văn Quốc, một thành viên trong lớp là một học sinh cá biệt, không biết đọc, không biết viết, nhưng giờ đây đã vươn lên, câu, chữ giờ đã không trở nên quá khó với em. Chị Quách Thị Vân, mẹ em Quốc tâm sự: “Nhờ cô và các bạn, cháu tiến bộ lên được nhiều hơn. Trước đây cái chữ không rõ ràng cái chữ, nhưng giờ cái chữ cháu nó đọc rõ hơn, viết rõ hơn. Nhìn cháu tiến bộ tui cảm thấy rất mừng”.

Không chỉ tiến bộ trong học tập, mà điều đáng mừng nữa là trường đã xoá được tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp và bồi dưỡng được học sinh cá biệt đổi thay trong ý thức học tập, còn những em tật nguyền cũng đã cố gắng vươn lên rất nhiều.
Nhẹ nhàng nhưng không đơn giản, các thầy cô và các bạn đội viên đang lặng lẽ chăm bóm cho những mầm xanh non yếu này. Không chỉ cho 28 học sinh hôm nay mà cả mai sau những học sinh thua thiệt của xã Mai Phụ cũng có nơi làm điểm tựa vững chãi, chắp cánh cho các em bay cao bay xa trong tương lai. Đó là niềm hạnh phúc nhất của người làm công tác giáo dục khi mà mỗi học sinh yếu kém nhất cũng đã có cơ hội trưởng thành đúng như lời Bác Hồ dạy “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người....:yociexp66:

Ngọc Quang - Văn Dũng
 

TuanNS

>invisible
Staff member
Chung kết cuộc thi “Rạng rỡ Hồng Lam”

Sáng 15 – 11, Đài PT – TH Hà Tĩnh phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức chung kết chương trình “Rạng rỡ Hồng Lam” tại Nhà văn hóa Hà Huy Tập (thị trấn Cẩm Xuyên). Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện; đại diện Ban Tuyên giáo, Sở VH- TT& DL, Sở GD – ĐT, các nhà tài trợ, cùng đông đảo giáo viên và học sinh tham dự.

Tham dự thi chung kết gồm 4 thí sinh: Trần Văn Đức (Trường THPT Phan Đình Phùng-TP Hà Tĩnh), Trần Tuấn Anh (THPT Hồng Lĩnh-TX Hồng Lĩnh), Nguyễn Văn Sơn (THPT Hà Huy Tập-Cẩm Xuyên) và Đồng Xuân Quốc (THPT Nguyễn Trung Thiên-Thạch Hà). Đây là cuộc so tài giữa 4 thí sinh được chọn từ 64 học sinh (32 trường) qua 20 cuộc thi của 2 vòng thi.


Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Thanh Bình (phải) và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện (trái),
trao giải thưởng cho các thí sinh.

Các thí sinh trải qua 4 phần thi: Hiểu biết chung; tìm trong trang sử; một dải Lam Hồng; tự hào quê hương, đất nước. 3 phần đầu diễn ra tương đối bình thường, riêng phần 4 với sự lựa chọn ngôi sao hy vọng đã làm trận chung kết trở nên quyết liệt và sôi nổi hơn.

Thí sinh Nguyễn Văn Sơn bứt phá vượt lên dẫn đầu với 260 điểm giành Vòng nguyệt quế; về nhì là thí sinh Trần Tuấn Anh với 200 điểm; Trần Văn Đức (170 điểm) và Đồng Xuân Quốc (110 điểm), cùng đạt giải 3.

Anh Hoài​

Theo: Báo Hà Tĩnh
 
3 tuổi biết đọc và làm toán “siêu” hơn trẻ lớp 1

(VnMedia) - Đó là bé nguyễn Thị Hương Giang, con anh Nguyễn Quang Quyền và chị Nguyễn Thị Nguyệt, trú tại thôn Bộc Nguyên xã Cẩm Thạch huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.

Hiện tượng lạ

Sinh ngày 7 tháng 9 năm 2004, đến giữa năm 2007, khi vừa tròn 3 tuổi, một lần tình cờ anh Quyền đi chợ về mua cho bé một gói kẹo, thì thấy con vừa ăn vừa lẩm nhẩm đánh vần đọc. “Tôi rất ngạc nhiên và không tin vào tai mình, chạy đến bảo cháu đọc lại cho bố nghe, đúng là nó đọc được chú ạ! Tôi vừa sung sướng vừa hồi hộp lắm…”. Anh Nguyễn Hữu Quyền, bố đứa bé cho biết.

Ngay trong buổi sáng hôm đó, chị Nguyệt đi làm về thấy chồng kể chuyện, chị cũng không tin và cho là chồng đang đùa. Để chứng minh với vợ, anh Quyền đã gọi bé Giang vào rồi lấy gói kẹo ra bảo con đọc cho mẹ nghe.

Cầm gói kẹo, Giang vừa đọc vừa đánh vần nhưng đọc đúng hết dãy chữ tiếng việt trên gói kẹo, chị Nguyệt cũng rất ngạc nhiên. Ôm con bé hôn, hít chị reo lên trong sung sướng vô cùng. Theo chị Nguyệt, “Đêm hôm đó cả hai vợ chồng tôi nằm không ngủ được vì phát hiện ra khả năng đặc biệt của con mình...”

Theo anh Quyền, khi Giang 3 tuổi thì anh trai Nguyễn Quang Hồng Quân 5 tuổi, đang học mẫu giáo lớn, có thể con bé nhìn thấy chữ cái khi anh tập đọc, nghe cha mẹ dạy anh đánh vần nên biết vài ba chữ. Nhưng lạ ở chỗ, khi đó ngay cả Quân cũng mới tập đánh vần chứ chưa thể đọc được như em gái.

Ngoài khả năng biết đọc sớm, Giang còn biết làm toán cộng trừ hai con số khá nhanh, khi bước sang tuổi thứ 4. Mới đây, Giang còn có thể viết đúng chính tả với nét chữ rất đẹp.

Hiện nay bé Giang đã 5 tuổi nhưng với khả năng đọc tốt, biết làm toán, viết đẹp thì vẫn là “của hiếm”. Để kiểm tra thực hư thế nào, phóng viên VnMedia liền nhờ bé Giang đọc thử cho nghe một giấy mời đám cưới, bé đọc chính xác không sai từ nào. Đến từ viết tắt “ĐT” bé cũng đọc đúng là “điện thoại”, và sau đó lần lượt đọc từng số. Để chắc chắn hơn, tôi liền nhờ bố Giang lấy cho một tờ báo để tiếp tục thử khả năng của con bé, loại trừ khả năng do tờ thiệp mời quá quen nên bé đọc vẹt theo bố mẹ. Cầm tờ Báo Hà Tĩnh trên tay, chỉ vào bài viết nào em cũng đọc vanh vách không sai một từ.

Vòng hai là kiểm tra khả năng làm toán. Phóng viên ra đề 5 bài toán cộng, bé Giang làm nhanh và rất chính xác. Cách tính của Giang vừa nhẩm, vừa xòe ngón tay ra đếm.

Cuối cùng là vòng kiểm tra viết chính tả. Dòng chữ mà phóng viên đề nghị bé viết là “Công tác phòng chống lụt bão”, em viết nét chữ rất đẹp nhưng do phóng viên tác nghiệp, chụp ảnh khiến bé lúng túng, viết sai một từ. Chị Nguyệt, mẹ bé Giang phân bua: “ Thường ngày nó viết đúng và rất sạch sẽ, nét chữ lại đẹp hơn hôm nay”. Chị Nguyệt còn cho biết: “ Đọc và làm toán thì con bé giỏi hơn viết”
Tin đồn và những câu chuyện vui…

Cách đây 2 năm, khi bé Giang tròn 3 tuổi, tin “ Con Quyền Nguyệt 3 tuổi đã biết đọc” là câu cửa miệng trong các câu chuyện của bà con trong vùng. Mọi người bàn luận, tranh cãi, giải thích...Chỉ trong thời gian ngắn tin đồn về bé Giang đã loan ra toàn xã.

Nhiều người không tin nên cá cược nhau, tìm đến nhà “hỏi cho rõ thực hư thế nào”. Anh Luận ở thôn 3, Cẩm Thạch, nghe kể không tin cho là vợ “ nói láo” nên 10 giờ đêm mà hai vợ chồng vẫn chạy xe hơn 3 km lên xin cho gặp bé Giang. Đáng tiếc khi hai vợ chồng đến thì Giang đã ngủ , đánh thức mà bé không dậy. Ngay trưa hôm sau vợ chồng anh Luận tiếp tục đến để rõ thực hư. “Tôi cầm một quyển sách văn học lớp 6 lên để xem tài con nhỏ thế nào, không ngờ nó đọc được thật, tuy cũng có đôi từ phải chờ đánh vần. Thế là tôi phải chấp nhận vợ nói đúng, xin lỗi rồi chịu phạt nấu ăn một tuần như đã cá cược.”Anh Luận cười kể lại.
Trước thì trong làng, sau thì những người ở xa hơn cũng tò mò, tìm đến xin gặp bé Giang để được nghe bé đọc. Thậm chí nhiều người cách xa hàng chục km cũng tìm đến kiểm chứng. “Họ tim đến nhiều ban đầu tôi thấy cũng tự hào về con mình nhưng sau cũng thấy ái ngại vì phải dành nhiều thời gian tiếp chuyện khi công việc đang dở tay, khi bữa cơm vừa mới dọn ra chưa kịp ăn...” Anh Quyền tâm sự.

Ông Nguyễn Quang Xuân, trưởng thôn Bộc Nguyên, chia sẻ: “Con bé Giang đó biết đọc là có thật, chính tôi đã đến nhà kiểm chứng sau khi nghe nhiều người kể lại. Khi mắt thấy tai nghe về khả năng đặc biệt của bé Giang mà tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên, không hiểu tại sao nó lại có được khả năng kì diệu đó.”
Bé Giang không chỉ làm toán nhanh, đọc thông thạo mà nét chữ rất đẹp

Trao đổi với cô giáo Trần Thị Tâm dạy trường Mầm non Thôn Bộc Nguyên nơi bé Giang đang theo học lớp mẫu giáo lớn, cô cho biết: “Hiện trong lớp mới chỉ mình Giang biết đọc, toán cũng làm đúng và nhanh nhất, em còn viết chữ rất đẹp nữa. Giang vẫn là đứa vượt trội hơn hẳn bạn bè. Với khả năng đó, nhiều học sinh lớp 1, lớp 2 chưa hẳn đã sánh được với bé Giang.”
Bé Giang đã 5 tuổi nhưng mới chỉ nặng 13 kg, khuôn mặt sáng sủa, mắt sáng long lanh nhưng sức khỏe lại yếu. “Cả 2 tuần nay em nó ốm không đi học, cũng may mới bớt được vài ngày nên mới dậy ăn uống chơi đùa như thế đó” Chị Nguyệt, mẹ cháu Giang cho biết

Quốc Tuấn
 

Tây Môn Khánh

[C]alvin__[K]lein
đúng thật là khác người........................................
 
Tường Vy_ 1 bông hoa đẹp giữa đời:)

Lang thang trên mạng, ko ngờ lại đc đọc bài viết này. Bài viết này viết về 1 cô gái nhỏ nhắn, xinh gái và có 1 nự cười rất rạng ngời, là 1 người bạn học cấp 3 với PT:)
Cô gái ấy là Đặng Tường Vy, là người Xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc. Hy vọng rằng sẽ có nhiều người trong lớp của PT sẽ đọc đc bài viết này :), tập thể chúng ta tự hào vì có 1 người bạn giàu nghị lực đến như vậy
.

Vất vả ngay từ nhỏ

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Can Lộc, Hà Tĩnh, từ nhỏ Đặng Tường Vy đã phải sống một cuộc sống rất khó khăn. Gia đình Vy có 7 anh chị em, cha mẹ cô làm nghề nông, quanh năm chỉ biết bám vào mấy sào ruộng và mảnh đất nhỏ trồng hoa màu không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình hàng ngày

Vy chia sẻ công việc dọn dẹp phòng ở hàng ngày với mọi người cùng phòng tại KTX
Ngày đang học cấp 1, sau một lần bị bệnh nặng, (bệnh chân, tay, miệng) di chứng đã để lại trên người Vy một cái u rất lớn ở trên lưng phía bên trái. Từ đó, khó khăn ngày một chồng chất lên đôi vai của cô. Vy tâm sự: “Từ khi bị bệnh như thế này, mình gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là trong sinh hoạt hàng ngày và việc đi lại. Còn trong quá trình học tập thì phải khắc phục để quyết tâm và vươn lên trong học hành”.

Tuy nhiên, trong tâm trí cô luôn khắc khoải một niềm mơ ước: “Mình mơ ước sau này sẽ trở thành một kỹ sư lâm nghiệp, một người chủ trang trại và được trở về quê làm việc. Mình hy vọng cuộc sống của gia đình, quê hương mình sẽ đổi thay”.

Nghị lực chiến thắng bệnh tật

Bệnh tật như vậy nhưng Tường Vy vẫn không hề nản chí, bi lụy và tuyệt vọng. Cô vẫn cố gắng vượt lên tất cả những mặc cảm và khó khăn trong cuộc sống bằng ý chí, nghị lực của chính bản thân mình.

Tật nguyền nhưng Vy vẫn cố gắng vượt lên những mặc cảm và khó khăn​
Vy kể: “Lúc đầu mình cũng thấy chán nản nhiều lắm. Nhưng nghĩ đến cuộc sống vất vả của gia đình, nghĩ đến tương lai sau này nên mình đã cố gắng học tập thật tốt. Chỉ có học thì sau này cuộc đời mới đổi thay. Chỉ có học thì mới thoát khỏi cảnh cuộc sống nghèo nàn vất vả như ở quê mình. Những gì lúc đầu càng khó khăn, sau đó đạt được càng có ý nghĩa”.

Sự cố gắng của người có ý chí và nghị lực luôn được đền đáp xứng đáng. Vy đã một phần đạt được ước mơ giản dị nhưng đầy khó khăn, gian khổ của mình. Năm 2007, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Tường Vy đã thi đỗ vào ngành Lâm nghiệp Trường đại học Nông lâm Huế.

Giờ đây, Tường Vy vẫn còn một chặng đường rất dài trên con đường thực hiện ước mơ của mình. Sự cố gắng luôn là niềm động viên, an ủi đối với cô. Hàng ngày, ngoài những giờ học chính trên giảng đường, về nhà (ký túc xá ĐH Nông lâm Huế) Vy lại cố gắng học hành chăm chỉ, tìm tòi tài liệu, trao đổi với bạn bè và các anh chị học lớp trên để bổ sung kiến thức cho bản thân mình. Những lúc rãnh rỗi, cô lại giúp đỡ mọi người ở cùng phòng dọn dẹp, lau chùi phòng ở. “Làm được một việc gì giúp đỡ mọi người, mình cảm thấy vui lắm. Lúc đó nó sẽ quên hết cảm giác bị bệnh tật” - Vy chia sẻ.

Sự chia sẻ, động viên của bạn bè cũng là động lực cho cô sinh viên tật nguyền (Vy bên cạnh người bạn thân)​
nguồn tinmoi.com
Lớp mình nếu ai đó đọc bài này, hãy send cho tất cả những bạn khác cùng đọc nhé, tết ni về sẽ gặp nhau hoành tráng:)
 

page gold

Active Member
Sở GD-ĐT Hà Tĩnh “chặn đường” sáng tạo của giáo viên?

- Ngày 11/11, Sở GD – ĐT Hà Tĩnh có thông báo quy định, hạn chế số lượng đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm (gọi tắt là đề tài) gửi về Sở để đánh giá trong năm học 2009-2010.

Theo đó, các trường THPT, các trung tâm GDTX có dưới 10 người (cán bộ, giáo viên) được gửi không quá 2 đề tài, trường có từ 11 - 30 người được gửi không quá 3 đề tài, trường từ 31 - 50 người được gửi không quá 4 đề tài, trường từ 50 - 70 người được gửi không quá 6 đề tài và trường trên 70 cán bộ giáo viên được gửi không quá 8 đề tài.

Thông báo trên cũng quy định số lượng đề tài tối đa (gửi về Sở) cho các phòng GD-ĐT, cụ thể: Các Phòng GD-ĐT huyện Lộc Hà, Hồng Lĩnh, Vũ Quang không quá 30 đề tài; các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà không quá 50 đề tài; các đơn vị còn lại không quá 40 đề tài.

Mô tả ảnh.
Ảnh chụp quyết định của Sở GD - ĐT Hà Tĩnh. Ảnh: Văn Hiệp

Hiện nay, trường THPT có đến 15 môn (nhóm đề tài), nhưng được gửi tối đa không quá 8 đề tài, thậm chí có trường chỉ được gửi tối đa 2 đề tài.

Một cán bộ quản lý cho biết: Theo quy định, giáo viên muốn được công nhận là giáo viên giỏi cấp tỉnh phải thi đỗ kì thi giáo viên giỏi tỉnh, có sáng kiến kinh nghiệm từ bậc 3 trở lên (được đánh giá theo bậc 1-2-3-4 và xuất sắc, do Sở GD-ĐT công nhận).

Trong khi đó, có trường có đến hơn 10 người đạt trong kì thi giáo viên giỏi của tỉnh, và những người này đều phải viết sáng kiến kinh nghiệm (để được công nhận là giáo viên giỏi).

Ngay cả những giáo viên không tham gia kì thi giáo viên giỏi tỉnh cũng có ý thức viết đề tài và có nhiều đề tài xuất sắc.

Hạn chế đề tài vì chất lượng quá thấp

Có nhiều ý kiến của cán bộ, giáo viên cho rằng trong khi cả nước đang khuyến khích đội ngũ giáo viên nhiệt tình tham gia đúc rút sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học thì Sở GD-ĐT Hà Tĩnh lại ra một quyết định “chặn đường” sáng tạo của giáo viên.

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Duy Tiệp, Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên Sở GD-ĐT Hà Tĩnhcho biết: Sở có quy định hạn chế số lượng đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến, kinh nghiệm của các đơn vị cơ sở là dựa trên thực tế về chất lượng.

Ông Tiệp nói: một sản phẩm được gọi là công trình, tác phẩm nghiên cứu khoa học hay sáng kiến kinh nghiệm không phải chỉ trong ngày một ngày hai mà có, nó phải được ấp ủ, “thai nghén” và nghiên cứu trong vài ba năm. Đằng này, nhiều đề tài gửi lên là do chạy theo thành tích, chất lượng không đạt.

“Một vấn đề nữa là với số lượng đề tài nhiều như thế chúng tôi cũng không thể có đủ cán bộ để chấm. Số giáo viên đạt giỏi cấp tỉnh và đề tài nhiên cứu cũng được xem xét thống nhất từ trường” – ông Tiệp cho biết thêm.

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Khắc Hào, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh nói: “Chúng tôi có quy định như thế để có sự chọn lọc từ dưới phòng và nhà trường, hạn chế những đề tài không có chất lượng mà chạy theo số lượng để lấy thành tích. Các phòng và cơ sở đều nhất trí mà không có phản ứng gì ”.

• Văn Hiệp - Quang Cường – Hồng Anh
 

Tôi_HàTĩnh

Đang ở trên non
Nhất Hà Tĩnh !