• Các thành viên chú ý, NHT trở lại vẫn giữ những thông tin cũ, bao gồm username và mật khẩu. Vì vậy mong mọi người sử dụng nick name(hoặc email) và mật khẩu cũ để đăng nhập nhé. Nếu quên mật khẩu hãy vào đây Hướng dẫn lấy lại mật khẩu. Nếu cần yêu cầu trợ giúp, xin liên hệ qua facebook: Le Tuan, Trân trọng!

Giáo dục đào tạo, Khoa học - CNTT

Bạn nghĩ sao?

  • Sao?

    Votes: 0 0.0%
  • Sao?

    Votes: 2 100.0%

  • Total voters
    2

thienhoang

ngèo thì khổ.ở lổ thì mát
quê ta học hanh rạng rỡ từ bao đời rồi.kỳ thi này đã qua mong năm sau được nghe nhiều em đỗ điểm cao nữa cho rạng danh là con hà tĩnh
 
Nở máy nở mặt người Hà Tĩnh quá.
Hà Tĩnh mình đúng là siêu thật.
 
Giáo dục Hà Tĩnh niềm vui sau mùa thi Đại Học

Những con số biết nói, những nỗ lực vượt khó thành công của các em học sinh trong kì thi Đại Học vừa qua đã khẳng định một điều rằng Hà Tĩnh "Đất nghèo nuôi chữ" tiếp nối truyền thống đã đưa nền Giáo dục Hà Tĩnh sánh bước với các tĩnh thành phát triển trong cả nước, đây chắc chắn là niềm vui chung của ngành GD&DT và niềm tự hào cả mọi người dân Hà Tĩnh, vùng đất "Địa Linh Nhân Kiệt"

Thủ khoa Lê Thị Mỹ Hạnh bên góc học tập của mình.

thủ khoa phương thanh
Những con số biết nói

Kỳ thi ĐH 2009 đang từ từ lật giở những trang cuối. Từng người, từng nhà đang hồi hộp dõi theo kết quả của con em mình, bạn bè mình, của lớp mình, của trường mình và của cả địa phương mình. Đất học Hà Tĩnh đạt kết quả thế nào trong kỳ thi quan trong bậc nhất này?

Vào Mạng giáo dục của Bộ GD- ĐT, cùng suy ngẫm về một vài con số.

Hà Tĩnh xếp thứ 16 toàn quốc về điểm bình quân đại học, xếp số 1 trong các tỉnh Bắc miền Trung. Phân tích kỹ, trong 15 tỉnh thành xếp trên Hà Tĩnh, có 9 tỉnh thành có số lượng thí sinh dự thi ít hơn, nhưng lại có số học sinh đông hơn tỉnh Hà Tĩnh. Như vậy, tỷ lệ học sinh tham gia thi ĐH của Hà Tĩnh cao hơn. Với các tỉnh đó, những học sinh học tương đối yếu chỉ thi trung cấp hay các trường dạy nghề. Nếu Hà Tĩnh hướng nghiệp tốt hơn, phân luồng tốt hơn, thì bình quân điểm thi chắc sẽ cao hơn. Khi đó, thứ hạng về bình quân điểm của Hà Tĩnh không chỉ là thứ 16!.

Cũng trang web trên, Bộ GD-DT đăng tải danh sách học sinh đạt tổng 27 điểm trở lên của các tỉnh thành, nhằm vinh danh những học sinh giỏi, và để các địa phương có số liệu khen thưởng. Trong danh sách này, Hà Tĩnh có 90 em, xếp thứ 11. Mười tỉnh thành xếp trên là Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, TP HCM, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên. Trong số này, chỉ có Hưng Yên và Bắc Ninh là có số HS tương đương Hà Tĩnh. Còn các địa phương khác đều có số học sinh vượt trội Hà Tĩnh, lại có những trường chuyên của Bộ, thu hút HS giỏi của nhiều tỉnh lân cận. Trong danh sách này, có 26 tỉnh có chưa đến 10 em, 8 tỉnh mất trắng và 4 tỉnh có đúng 1 em.

Ở Hà Tĩnh, tất cả các huyện thị đều có học sinh trong danh sách, điển hình là: THPT Năng Khiếu (43), THPT Trần Phú (10), THPT Hồng Lĩnh (7), THPT Hương Sơn (4), THPT Pha Đình Phùng (4).

Theo thống kê chưa đầy đủ, Hà Tĩnh có 4 Thủ khoa và 3 Á khoa. Đó là Nguyễn Đình Thuần, THPT Hồng Lĩnh, Thủ khoa ĐH GTVT. Trần Thị Phương Thanh, Lê Thị Mỹ Hạnh, THPT Năng khiếu, Thủ khoa HV CS. Trần Quốc Luật, THPT Cao Thắng, Thủ khoa ĐH Vinh, Nguyễn Đức Hồng, THPT Trần Phú, Á khoa ĐH Dược Hà Nội và Đinh Văn Học, THPT Năng khiếu, Á khoa ĐH KTQD, Hoàng Lan Hương, THPT Hương Sơn, Á khoa khối C ĐH Vinh.

Tốp 200 trường THPT có điểm thi ĐH cao nhất năm 2009, HT có 2 trường là THPT Năng khiếu và THPT Phan Đình Phùng. Đặc biệt THPT Năng khiếu xếp thứ 6, chỉ sau một số trường chuyên ở HN và TP HCM.

Đất nghèo vượt khó

Những cánh chim đầu đàn trên, sinh ra từ những mái ấm nào?

Thầy Đặng Dân trường THPT Năng khiếu cho biết, phần nhiều học sinh trường THPT Năng khiếu trong danh sách là con các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Dẫn đầu danh sách là em Đinh Văn Học, điểm thi 29,5- Á khoa ĐH KTQD. Bố mất sớm, mình mẹ làm ruộng nuôi 3 con ăn học. Kế theo danh sách là em Trần Thị Phương Thanh, điểm thi 29,5- Thủ khoa HV Cảnh sát. Gia đình em chẳng khá giả gì, bố em lái công nông, mẹ bán rau nuôi con ăn học.

Gặp anh Trần Xuân Phượng, THPT Trần Phú, tôi hỏi tại sao một trường làng lại có số học sinh trong danh sách vượt 26 tỉnh thành cả nước, anh cười, không trả lời. Hỏi về các học sinh giỏi đó, con cái nhà ai, thì anh bảo: “Toàn con nhà nghèo cả, nhiều em hoàn cảnh thương tâm lắm! Trường Trần Phú có 10 em 27 điểm trở lên, thì 10 em đều con nông dân, chỉ có 2 em có bố là CB CNV nhà nước. Em Lê Toàn, cả khối A và khối B em đều đạt 27 điểm. Hiện nay mẹ bị ung thư, bố mẹ là nhà nông, bao nhiêu tiền của lo chạy chữa thuốc thang cho mẹ. Nay con đậu 2 trường ĐH, đang vừa mừng lại vừa lo. Em Nguyễn Đức Hồng, điểm thi 29 và 27, cũng con nhà nghèo, bố lương ba cọc ba đồng, mẹ nông dân, lại ốm đau luôn”.

Thầy Phạm Quốc Phong THPT Hồng Lĩnh cho biết: Cả 7 em trong danh sách ở HL cũng toàn con nhà nghèo, đặc biệt là Thủ khoa Nguyễn Đình Thuần, bố mẹ đều nông dân, cuộc sống gia đình rất vất vả.

Trường THPT Hương Sơn có 4 em trong danh sách, thì cả 4 em đều con nông dân nghèo, có 2 em thuộc diện hộ nghèo và 1 em thuộc vùng khó 135. Đầu danh sách là Trần Thị Lai, 28 điểm, con hộ nghèo ở Sơn Phú. Trường Lê Hữu Trác I có 1 em trong danh sách, là Phạm Quang Hiệu, 28 điểm, bố mẹ là nông dân nghèo, bản thân bị đau ốm liên miên. Em Hoàng Lan Hương con hộ nghèo ở Sơn Diệm, vừa đi mổ tim về thì đi thi ĐH, thế mà em vẫn là á khoa khối C của ĐH Vinh. Trần Quốc Luật, gia đình là hộ nghèo vùng 135 miền núi Sơn Hồng, là thủ khoa ĐH Vinh.

Chưa thống kê đầy đủ, cũng đủ thấy hầu hết các em học sinh có tên trong danh sách đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đều là những học sinh nghèo vượt khó. Sự nỗ lực của học sinh, của GV, của ngành GD Hà Tĩnh thật đáng khâm phục.

Những con số biết nói, những nỗ lực vượt khó thành công của các em học sinh trong kì thi ĐH chắc chắn là niềm vui chung của mọi người dân Hà Tĩnh.

Xin chia sẻ niềm vui với các phụ huynh tần tảo một nắng hai sương, với các em học sinh đã vượt khó khăn, hoàn thành xuất sắc kì thi vào ĐH.

Xin chia sẻ niềm vui với mọi thành viên trong ngành GD Hà Tĩnh. Các đồng nghiệp của tôi, viên phấn trong tay, đã vẽ nên ước mơ và niềm tin trong lòng các em học sinh.

Xin chia sẻ niềm vui với những người đã từng băn khoăn, nghi ngờ về chất lượng giáo dục HT. Cảm ơn những dư luận trái chiều đã giúp chúng tôi khẳng định được chính mình.


Trần Đình Trợ

Giáo viên trường THPT Hương Sơn-Hà Tĩnh

( HaTinh24h.vn )
 
Chúc mừng thành tích giáo dục Hà Tĩnh

Giáo dục Hà Tĩnh niềm vui sau mùa thi Đại Học

Những con số biết nói, những nỗ lực vượt khó thành công của các em học sinh trong kì thi Đại Học vừa qua đã khẳng định một điều rằng Hà Tĩnh "Đất nghèo nuôi chữ" tiếp nối truyền thống đã đưa nền Giáo dục Hà Tĩnh sánh bước với các tĩnh thành phát triển trong cả nước, đây chắc chắn là niềm vui chung của ngành GD&DT và niềm tự hào cả mọi người dân Hà Tĩnh, vùng đất "Địa Linh Nhân Kiệt"

Kỳ thi ĐH 2009 đang từ từ lật giở những trang cuối. Từng người, từng nhà đang hồi hộp dõi theo kết quả của con em mình, bạn bè mình, của lớp mình, của trường mình và của cả địa phương mình. Đất học Hà Tĩnh đạt kết quả thế nào trong kỳ thi quan trong bậc nhất này?

Vào Mạng giáo dục của Bộ GD- ĐT, cùng suy ngẫm về một vài con số.

Hà Tĩnh xếp thứ 16 toàn quốc về điểm bình quân đại học, xếp số 1 trong các tỉnh Bắc miền Trung. Phân tích kỹ, trong 15 tỉnh thành xếp trên Hà Tĩnh, có 9 tỉnh thành có số lượng thí sinh dự thi ít hơn, nhưng lại có số học sinh đông hơn tỉnh Hà Tĩnh. Như vậy, tỷ lệ học sinh tham gia thi ĐH của Hà Tĩnh cao hơn. Với các tỉnh đó, những học sinh học tương đối yếu chỉ thi trung cấp hay các trường dạy nghề. Nếu Hà Tĩnh hướng nghiệp tốt hơn, phân luồng tốt hơn, thì bình quân điểm thi chắc sẽ cao hơn. Khi đó, thứ hạng về bình quân điểm của Hà Tĩnh không chỉ là thứ 16!.

Cũng trang web trên, Bộ GD-DT đăng tải danh sách học sinh đạt tổng 27 điểm trở lên của các tỉnh thành, nhằm vinh danh những học sinh giỏi, và để các địa phương có số liệu khen thưởng. Trong danh sách này, Hà Tĩnh có 90 em, xếp thứ 11. Mười tỉnh thành xếp trên là Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, TP HCM, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên. Trong số này, chỉ có Hưng Yên và Bắc Ninh là có số HS tương đương Hà Tĩnh. Còn các địa phương khác đều có số học sinh vượt trội Hà Tĩnh, lại có những trường chuyên của Bộ, thu hút HS giỏi của nhiều tỉnh lân cận. Trong danh sách này, có 26 tỉnh có chưa đến 10 em, 8 tỉnh mất trắng và 4 tỉnh có đúng 1 em.

Ở Hà Tĩnh, tất cả các huyện thị đều có học sinh trong danh sách, điển hình là: THPT Năng Khiếu (43), THPT Trần Phú (10), THPT Hồng Lĩnh (7), THPT Hương Sơn (4), THPT Pha Đình Phùng (4).

Theo thống kê chưa đầy đủ, Hà Tĩnh có 4 Thủ khoa và 3 Á khoa. Đó là Nguyễn Đình Thuần, THPT Hồng Lĩnh, Thủ khoa ĐH GTVT. Trần Thị Phương Thanh, Lê Thị Mỹ Hạnh, THPT Năng khiếu, Thủ khoa HV CS. Trần Quốc Luật, THPT Cao Thắng, Thủ khoa ĐH Vinh, Nguyễn Đức Hồng, THPT Trần Phú, Á khoa ĐH Dược Hà Nội và Đinh Văn Học, THPT Năng khiếu, Á khoa ĐH KTQD, Hoàng Lan Hương, THPT Hương Sơn, Á khoa khối C ĐH Vinh.

Tốp 200 trường THPT có điểm thi ĐH cao nhất năm 2009, HT có 2 trường là THPT Năng khiếu và THPT Phan Đình Phùng. Đặc biệt THPT Năng khiếu xếp thứ 6, chỉ sau một số trường chuyên ở HN và TP HCM.

Đất nghèo vượt khó

Những cánh chim đầu đàn trên, sinh ra từ những mái ấm nào?

Thầy Đặng Dân trường THPT Năng khiếu cho biết, phần nhiều học sinh trường THPT Năng khiếu trong danh sách là con các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Dẫn đầu danh sách là em Đinh Văn Học, điểm thi 29,5- Á khoa ĐH KTQD. Bố mất sớm, mình mẹ làm ruộng nuôi 3 con ăn học. Kế theo danh sách là em Trần Thị Phương Thanh, điểm thi 29,5- Thủ khoa HV Cảnh sát. Gia đình em chẳng khá giả gì, bố em lái công nông, mẹ bán rau nuôi con ăn học.

Gặp anh Trần Xuân Phượng, THPT Trần Phú, tôi hỏi tại sao một trường làng lại có số học sinh trong danh sách vượt 26 tỉnh thành cả nước, anh cười, không trả lời. Hỏi về các học sinh giỏi đó, con cái nhà ai, thì anh bảo: “Toàn con nhà nghèo cả, nhiều em hoàn cảnh thương tâm lắm! Trường Trần Phú có 10 em 27 điểm trở lên, thì 10 em đều con nông dân, chỉ có 2 em có bố là CB CNV nhà nước. Em Lê Toàn, cả khối A và khối B em đều đạt 27 điểm. Hiện nay mẹ bị ung thư, bố mẹ là nhà nông, bao nhiêu tiền của lo chạy chữa thuốc thang cho mẹ. Nay con đậu 2 trường ĐH, đang vừa mừng lại vừa lo. Em Nguyễn Đức Hồng, điểm thi 29 và 27, cũng con nhà nghèo, bố lương ba cọc ba đồng, mẹ nông dân, lại ốm đau luôn”.

Thầy Phạm Quốc Phong THPT Hồng Lĩnh cho biết: Cả 7 em trong danh sách ở HL cũng toàn con nhà nghèo, đặc biệt là Thủ khoa Nguyễn Đình Thuần, bố mẹ đều nông dân, cuộc sống gia đình rất vất vả.

Trường THPT Hương Sơn có 4 em trong danh sách, thì cả 4 em đều con nông dân nghèo, có 2 em thuộc diện hộ nghèo và 1 em thuộc vùng khó 135. Đầu danh sách là Trần Thị Lai, 28 điểm, con hộ nghèo ở Sơn Phú. Trường Lê Hữu Trác I có 1 em trong danh sách, là Phạm Quang Hiệu, 28 điểm, bố mẹ là nông dân nghèo, bản thân bị đau ốm liên miên. Em Hoàng Lan Hương con hộ nghèo ở Sơn Diệm, vừa đi mổ tim về thì đi thi ĐH, thế mà em vẫn là á khoa khối C của ĐH Vinh. Trần Quốc Luật, gia đình là hộ nghèo vùng 135 miền núi Sơn Hồng, là thủ khoa ĐH Vinh.

Chưa thống kê đầy đủ, cũng đủ thấy hầu hết các em học sinh có tên trong danh sách đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đều là những học sinh nghèo vượt khó. Sự nỗ lực của học sinh, của GV, của ngành GD Hà Tĩnh thật đáng khâm phục.

Những con số biết nói, những nỗ lực vượt khó thành công của các em học sinh trong kì thi ĐH chắc chắn là niềm vui chung của mọi người dân Hà Tĩnh.

Xin chia sẻ niềm vui với các phụ huynh tần tảo một nắng hai sương, với các em học sinh đã vượt khó khăn, hoàn thành xuất sắc kì thi vào ĐH.

Xin chia sẻ niềm vui với mọi thành viên trong ngành GD Hà Tĩnh. Các đồng nghiệp của tôi, viên phấn trong tay, đã vẽ nên ước mơ và niềm tin trong lòng các em học sinh.

Xin chia sẻ niềm vui với những người đã từng băn khoăn, nghi ngờ về chất lượng giáo dục HT. Cảm ơn những dư luận trái chiều đã giúp chúng tôi khẳng định được chính mình.
 

Tôi_HàTĩnh

Đang ở trên non
Xin chúc mừng . Củng phải công nhận là con nhà nghèo thì có ý chí và trách nhiệm với bản thân và gia đình nhiều hơn . Còn nhà có của ăn của để rồi thì đâm ra nhác và ỉ lại cho người khác , thích chơi nhởi nhiều hơn là học . Xin lổi trước là có người từng phát biểu là girl 9x nhà có tiền đa phần trở thành CVe " trá hình " . Trá hình vì núp bóng học sinh , con CVe là yêu quá sớm qua không biết bao nhiêu chàng nên người ta gọi chung là
"VeTH" . Đây chỉ nói là đa số 9x thôi , còn có những 9x thoát ra được cái nhịp sống đua đòi thì có được cái nhìn khả quan hơn , bằng chứng là những thành tích mà các em tiêu biểu trên đạt được . Một lần nữa xin cảm ơn và chúc mừng các em . Các em là niềm hi vọng của đất HỒNG LA ! Dù sau này có chảy máu chất xám thì vẩn vinh danh cho quê mình !
 
năm sau mình thi oy`...ước gì mình được như anh ấy......=.=.........:)...
 

Nguyễn Tiến Dũng

Nguyễn Tiến Dũng
Trường Mần Non xã Sơn Lễ: Xây xong để "nhìn"

Cập nhật ngày: 25/08/2009
Trường Mầm Non xã Sơn Lễ (Hương Sơn) khởi công xây dựng từ ngày 31/12/2007, tính đến nay đã gần 2 năm trời. Công trình mới gần hoàn thành, nhưng lại chưa bàn giao được cho bên A (ban kiến thiết xây dựng của xã Sơn Lễ) Mặc dầu ông chủ tịch UBND xã Phan Văn Bang và cô hiệu trưởng Nguyễn thị Tâm đã 5 lần 7 lượt giao dịch qua điện thoại nhưng ông :Trần Văn Lợi (Chủ thầu xây dựng, mthuộc công ty TNHH Sinh Lợi) vẫn không có mặt tại hiện trường để bàn giao, trong khi đó ngày khai giảng lại sắp đến gần. Ban giám hiệu nhà trường không biết kiêu ai ! .


Toàn cảnh trường Mầm Non xã Sơn Lễ

- Ngày khai giảng năm học mới sắp đến gần, trong khi cả nước nói chung và ngành G.D Huyện Hương Sơn nói riêng đang khẩn trương tổng vệ sinh khuôn viên như: quét vôi - ve trường, lớp, tu sửa và mua sắm thêm bàn ghế mới để chuẩn bị tốt cho ngày khai giảng, thì bên cạnh đó trường Mầm Non xã Sơn Lễ (xây xong lại đóng cửa), để làm cảnh trang trí cho khách qua đường ngắm nhìn) trong khi đó 139 cháu mẫu giáo là con em trong xã lại phải mượn hội quán của các đội sản xuất để học.

-Trao đổi với chúng tôi cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Tâm cho biết, trường của chúng em nằm trong dự án xibirip, với tổng kinh phí là: 518.933.000đ, (Trong đó vốn đối ứng 5%. nhà trường đã nộp đủ). Truờng được thiết kế 3 phòng học, 3 phòng kho, 1 phòng cho giáo viên, toàn bộ công trình khép kín được xây dựng trên một khuôn viên rộng :1.643m2. Chủ công trình là ông: Trần Văn Lợi thuộc công ty TNHH Sinh Lợi trực tiếp thi công. Khi chúng tôi hỏi về nguyên nhân ách tắc trong việc bàn giao trường thì được cô Nguyễn Thị Tâm nói.
Về kinh phí thì UBND xã (ông Phan Văn Bang CT UBND xã) đã giải quyết cho ông Trần Văn Lợi (ứng tiền và nguyên vật liệu là 300 triệu đồng) nhưng vì chủ thầu còn nợ tiền công nhân, tiền cửa của "anh Hoàng" xưởng mộc ở Sơn Phú khá nhiều, nên không dám lên để bàn giao, khiến cho trường của chúng em đã khó khăn, lại càng khó khăn hơn.Ý định ban đầu là tổ chức khai giảng tập trung ở trường mới, vừa khang trang, vừa thuận lợi cho các bậc phụ huynh đưa đón cháu, nhưng bây giờ thì hết cơ hội rồi anh ạ (cô Tâm nói).
"Một công trình trường Mầm Non bỏ ra gần cả tỷ đồng lại để phơi nắng, phơi mưa. Trong khi đó con em ở những xã miền núi khó khăn như xã Sơn Lễ đang thiếu trường học, lại không được sử dụng, không biết trách nhiệm này thuộc về ai" !?...

Tin, ảnh: Minh Lý
 
Lớp học “đặc biệt” bên dòng sông La

Lớp học “đặc biệt” bên dòng sông La

(Dân trí) - Lớp học hoàn toàn miễn phí dành cho trẻ em nghèo và cho bất cứ ai có tinh thần học hỏi, cầu tiến. Lớp học do một phụ nữ nông dân mở và do một cựu chiến binh đứng lớp với mong muốn mọi trẻ em đều phả được học hành..

Đó là lớp học của chị Phan Thị Tuyết Thơ, ở khối 7, thị trấn Đức Thọ (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Lớp học bắt đầu được mở cửa vào năm 2005. Lớp chỉ có 6 bộ bàn ghế, khiêm tốn nép mình trong căn nhà nho nhỏ bên dòng sông La.

Chị Phan Thị Tuyết Thơ sinh ra trong một gia đình giáo dân nghèo lại đông anh em. Dù rất ham học nhưng hết lớp 9, chị phải ở nhà đỡ đần bố mẹ lo cho các em. Hơn ai hết chị hiểu nỗi khổ của những học sinh nghèo ham học. Nơi chị ở là xóm công giáo toàn tòng, nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến chuyện học hành của con cái, số trẻ em học lực yếu, bỏ học rất nhiều.


Một lớp học miễn phí được chị thai nghén từ rất lâu nhưng mãi vẫn chưa có điều kiện để thực hiện. Muốn mở lớp thì phải có tiền. Nhưng tiền lấy đâu ra? Đồng lương ít ỏi của chồng chị là anh Nguyễn Đình Hải (cán bộ UBND thị trấn Đức Thọ) chưa đủ để lo cho gia đình, chưa nói đến giúp chị thực hiện ước mơ.


Rồi chị quyết tâm lập chuồng trại nuôi lợn. Trời thương cho chị những lứa lợn thắng lớn. Năm 2005, kinh tế đã bắt đầu ổn, chị bàn với chồng mở lớp học tình thương giúp các em học sinh nghèo. Ý kiến của chị được anh nhiệt tình ủng hộ.

Chị vận động bà con trong xóm góp tiền mua được 6 bộ bàn ghế trang bị cho lớp học. Hàng xóm tốt bụng lại cho chị mượn một tấm gỗ làm bảng.



Có tiền để mở lớp rồi nhưng ai là người đứng lớp dạy cho các em? Suy đi tính lại chị thấy chỉ có bác Nguyễn Hữu Khi cùng xóm. Đã bước sang cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng bác vẫn minh mẫn lắm. Nghe chị Thơ trình bày, thấy đây là việc làm có ý nghĩa, bác Khi đồng ý làm thầy giáo dạy miễn phí cho lớp. Lớp học của chị ra đời, học sinh đến học rất đông.

Nhà bác Khi cũng nghèo xơ nghèo xác nên ông phải bỏ học từ lớp 5. Nhưng “không được đi học không có nghĩa là mình phải chịu thất học, không học thì dần dần mình sẽ dốt nát, chẳng làm được gì cho đời. Phải học!”, bác Khi chia sẻ. Bác cho biết những kiến thức mình truyền cho đám trẻ bây giờ đều do bác tự học, tự thâu nạp. Bất cứ lúc nào, ở đâu có điều kiện là bác học.

Tinh thần ham học giúp bác có được tấm bằng tốt nghiệp bổ túc văn hoá do Bộ GD- ĐT cấp, khi bác đã 41 tuổi.

Những kiến thức ấy nay bác truyền lại cho đám trẻ nghèo, say mê, nhiệt huyết và miễn phí.

Có thầy rồi thì việc tìm một địa điểm thuận lợi cho việc dạy và học cũng là một vấn đề. Vợ chồng chị Thơ tìm một căn nhà yên tĩnh trong xóm, thuê lại làm lớp học. Mới học được một thời gian ngắn đã thấy phát sinh vấn đề. “Các cháu đang tuổi ăn tuổi chơi. Chỉ một mình thầy thì không thể quản lý được. Mà các cháu ồn ào còn ảnh hưởng đến những cháu khác nữa”. Chị Thơ cho biết. Vậy là vợ chồng chị quyết định đưa lớp học về nhà mình. Cái sân nhỏ trước nhà được lợp mái tôn, bắt thêm mấy bóng điện, lắp thêm cái quạt để thành lớp học. Còn vợ chồng chi trở thành “bảo vệ” của lớp.


Lớp học mở tại nhà, vợ chồng chị Thơ - anh Hải càng thấy trách nhiệm của mình lớn hơn. Không chỉ tạo mọi điều kiện vật chất cho các cháu học, anh chị còn tự mình liên lạc với các phụ huynh để kết hợp giáo dục, quản lý các cháu.

Đến giờ học, anh chị “quán triệt” các con không được mở tivi, gây ồn ào ảnh hưởng đến lớp. Tất cả các sinh hoạt gia đình đều được thực hiện sớm hoặc dời lại sau khi lớp học kết thúc. Vì vậy, chuyện ăn cơm tối lúc gần 10 giờ đêm chẳng có gì lạ ở gia đình chị.

Những lúc rảnh rỗi, chị lại bê ghế ra sân, vừa giám sát, không để cho các em ồn ào, gây mất trật tự, vừa “học lỏm”, bổ sung những kiến thức thiếu hụt. Chị cũng trích một khoản chi tiêu trong gia đình để làm phần thưởng cho các em học sinh có nhiều tiến bộ trong học tập để động viên các em. Từ lớp học này, từ những cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi của thầy Khi, của chị Thơ và gia đình, các em học sinh đã có những tiến bộ vượt bậc. Từ những học sinh học lực trung bình, thậm chí có em học lực yếu sau thời gian theo học ở lớp này đã đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.

Thầy Khi cần mẫn mỗi tuần 7 buổi lên lớp. Cứ đúng 18h45 là thầy ra khỏi nhà, đến lớp dạy học. Có hôm chưa kịp ăn cũng đi. “Các cháu đã có lòng đến với lớp học. Không thể để chúng phải chờ lâu được”, thầy bảo.

Để theo kịp, bắt nhịp với lực học cũng như chương trình các em ở trường, thầy Khi lại tìm thêm sách giáo khoa, sách tham khảo… Những chương trình giáo dục trên kênh VTV2, bác không bỏ sót buổi nào. Sau những buổi lên lớp, về đến nhà cũng đã hơn 9 giờ tối, bác lại ngồi nghiên cứu bài giảng hôm sau, soạn giáo án.



Năm học 2008 - 2009, tại lớp học của chị Thơ, thầy Khi đã có 6 em đạt học sinh giỏi huyện, 2 em đạt học sinh giỏi tỉnh. Đó là món quà lớn nhất mà chị Thơ và bác Khi luôn mong muốn được nhận.



5 năm trôi qua, 6 bộ bàn ghế trong lớp cũng đã đến thời kỳ cần phải thay mới. Tháng 5 vừa rồi, cả chị và bác Khi đều được ra Thủ đô báo công với Bác. Với tinh thần “kính Chúa yêu nước”, sống tốt đời đẹp đạo như lời Bác Hồ căn dặn, trước anh linh của Người, bác và chị thầm hứa sẽ cố gắng để ngày càng nhiều các cháu nghèo có điều kiện học hành tốt hơn nữa.



Hoàng Lam - Nguyễn Phê
 

tungzenda

muốn cho nhiêu thì cho
Lớp học “đặc biệt” bên dòng sông La

(Dân trí) - Lớp học hoàn toàn miễn phí dành cho trẻ em nghèo và cho bất cứ ai có tinh thần học hỏi, cầu tiến. Lớp học do một phụ nữ nông dân mở và do một cựu chiến binh đứng lớp với mong muốn mọi trẻ em đều phả được học hành..

Đó là lớp học của chị Phan Thị Tuyết Thơ, ở khối 7, thị trấn Đức Thọ (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Lớp học bắt đầu được mở cửa vào năm 2005. Lớp chỉ có 6 bộ bàn ghế, khiêm tốn nép mình trong căn nhà nho nhỏ bên dòng sông La.

Từ giấc mơ cái chữ cho trẻ em nghèo…



Chị Phan Thị Tuyết Thơ sinh ra trong một gia đình giáo dân nghèo lại đông anh em. Dù rất ham học nhưng hết lớp 9, chị phải ở nhà đỡ đần bố mẹ lo cho các em. Hơn ai hết chị hiểu nỗi khổ của những học sinh nghèo ham học. Nơi chị ở là xóm công giáo toàn tòng, nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến chuyện học hành của con cái, số trẻ em học lực yếu, bỏ học rất nhiều.



Một lớp học miễn phí được chị thai nghén từ rất lâu nhưng mãi vẫn chưa có điều kiện để thực hiện. Muốn mở lớp thì phải có tiền. Nhưng tiền lấy đâu ra? Đồng lương ít ỏi của chồng chị là anh Nguyễn Đình Hải (cán bộ UBND thị trấn Đức Thọ) chưa đủ để lo cho gia đình, chưa nói đến giúp chị thực hiện ước mơ.



Rồi chị quyết tâm lập chuồng trại nuôi lợn. Trời thương cho chị những lứa lợn thắng lớn. Năm 2005, kinh tế đã bắt đầu ổn, chị bàn với chồng mở lớp học tình thương giúp các em học sinh nghèo. Ý kiến của chị được anh nhiệt tình ủng hộ.


Chị Thơ lau bàn ghế sạch sẽ để các em đến học


Chị vận động bà con trong xóm góp tiền mua được 6 bộ bàn ghế trang bị cho lớp học. Hàng xóm tốt bụng lại cho chị mượn một tấm gỗ làm bảng.



Có tiền để mở lớp rồi nhưng ai là người đứng lớp dạy cho các em? Suy đi tính lại chị thấy chỉ có bác Nguyễn Hữu Khi cùng xóm. Đã bước sang cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng bác vẫn minh mẫn lắm. Nghe chị Thơ trình bày, thấy đây là việc làm có ý nghĩa, bác Khi đồng ý làm thầy giáo dạy miễn phí cho lớp. Lớp học của chị ra đời, học sinh đến học rất đông.



Nhà bác Khi cũng nghèo xơ nghèo xác nên ông phải bỏ học từ lớp 5. Nhưng “không được đi học không có nghĩa là mình phải chịu thất học, không học thì dần dần mình sẽ dốt nát, chẳng làm được gì cho đời. Phải học!”, bác Khi chia sẻ. Bác cho biết những kiến thức mình truyền cho đám trẻ bây giờ đều do bác tự học, tự thâu nạp. Bất cứ lúc nào, ở đâu có điều kiện là bác học.



Tinh thần ham học giúp bác có được tấm bằng tốt nghiệp bổ túc văn hoá do Bộ GD- ĐT cấp, khi bác đã 41 tuổi.



Những kiến thức ấy nay bác truyền lại cho đám trẻ nghèo, say mê, nhiệt huyết và miễn phí.


Thầy giáo già nhiệt huyết.


… đến lớp học của tình thương và trách nhiệm




Có thầy rồi thì việc tìm một địa điểm thuận lợi cho việc dạy và học cũng là một vấn đề. Vợ chồng chị Thơ tìm một căn nhà yên tĩnh trong xóm, thuê lại làm lớp học. Mới học được một thời gian ngắn đã thấy phát sinh vấn đề. “Các cháu đang tuổi ăn tuổi chơi. Chỉ một mình thầy thì không thể quản lý được. Mà các cháu ồn ào còn ảnh hưởng đến những cháu khác nữa”. Chị Thơ cho biết. Vậy là vợ chồng chị quyết định đưa lớp học về nhà mình. Cái sân nhỏ trước nhà được lợp mái tôn, bắt thêm mấy bóng điện, lắp thêm cái quạt để thành lớp học. Còn vợ chồng chi trở thành “bảo vệ” của lớp.



Lớp học mở tại nhà, vợ chồng chị Thơ - anh Hải càng thấy trách nhiệm của mình lớn hơn. Không chỉ tạo mọi điều kiện vật chất cho các cháu học, anh chị còn tự mình liên lạc với các phụ huynh để kết hợp giáo dục, quản lý các cháu.



Đến giờ học, anh chị “quán triệt” các con không được mở tivi, gây ồn ào ảnh hưởng đến lớp. Tất cả các sinh hoạt gia đình đều được thực hiện sớm hoặc dời lại sau khi lớp học kết thúc. Vì vậy, chuyện ăn cơm tối lúc gần 10 giờ đêm chẳng có gì lạ ở gia đình chị.



Những lúc rảnh rỗi, chị lại bê ghế ra sân, vừa giám sát, không để cho các em ồn ào, gây mất trật tự, vừa “học lỏm”, bổ sung những kiến thức thiếu hụt. Chị cũng trích một khoản chi tiêu trong gia đình để làm phần thưởng cho các em học sinh có nhiều tiến bộ trong học tập để động viên các em. Từ lớp học này, từ những cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi của thầy Khi, của chị Thơ và gia đình, các em học sinh đã có những tiến bộ vượt bậc. Từ những học sinh học lực trung bình, thậm chí có em học lực yếu sau thời gian theo học ở lớp này đã đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.


Thầy Khi đang hướng dẫ các em học bài.


Thầy Khi cần mẫn mỗi tuần 7 buổi lên lớp. Cứ đúng 18h45 là thầy ra khỏi nhà, đến lớp dạy học. Có hôm chưa kịp ăn cũng đi. “Các cháu đã có lòng đến với lớp học. Không thể để chúng phải chờ lâu được”, thầy bảo.



Để theo kịp, bắt nhịp với lực học cũng như chương trình các em ở trường, thầy Khi lại tìm thêm sách giáo khoa, sách tham khảo… Những chương trình giáo dục trên kênh VTV2, bác không bỏ sót buổi nào. Sau những buổi lên lớp, về đến nhà cũng đã hơn 9 giờ tối, bác lại ngồi nghiên cứu bài giảng hôm sau, soạn giáo án.



Năm học 2008 - 2009, tại lớp học của chị Thơ, thầy Khi đã có 6 em đạt học sinh giỏi huyện, 2 em đạt học sinh giỏi tỉnh. Đó là món quà lớn nhất mà chị Thơ và bác Khi luôn mong muốn được nhận.



5 năm trôi qua, 6 bộ bàn ghế trong lớp cũng đã đến thời kỳ cần phải thay mới. Tháng 5 vừa rồi, cả chị và bác Khi đều được ra Thủ đô báo công với Bác. Với tinh thần “kính Chúa yêu nước”, sống tốt đời đẹp đạo như lời Bác Hồ căn dặn, trước anh linh của Người, bác và chị thầm hứa sẽ cố gắng để ngày càng nhiều các cháu nghèo có điều kiện học hành tốt hơn nữa.

theo dân trí
 

NgườiVétMáng

Người Vét Máng
Những tấm gương nghèo vượt khó

Sáng nay, 31/8/2009 Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Tĩnh đã trao 167 suất học bổng cho con liệt sỹ, thương binh và diện gia đình nghèo vươn lên học giỏi. Quỹ học bổng lần này trị giá hơn 76 triệu đồng do Bảo Việt Nhân thọ tài trợ 20 suất, mỗi suất 500.000 đồng; Công ty Xi- măng Hoàng Mai kết hợp Quỹ bảo trợ tỉnh 147 suất, mỗi suất 300.000 đồng cùng 1 chiếc cặp trị giá 150.000 đồng.

Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em ( bên trái) cùng đại diện Nhà tài trợ trao quà cho các em (Ảnh: Duy Thảo)

Tại buổi lễ trao học bổng, ông Phạm Quang Dật, Giám đốc Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Tĩnh đã cảm ơn các nhà tài trợ luôn chăm lo đến hoàn cảnh khó khăn của trẻ em các địa phương.
"Hằng năm Quỹ bảo trợ Hà Tĩnh đã thường xuyên kết hợp hoạt động lồng ghép vào các chương trình xã hội như ngày Gia đình Việt Nam, ngày Thương binh liệt sỹ, dịp khai giảng năm học mới...để đưa lại một phần quyền lợi thiết thực cho các em. Hơn 10 năm nay, Quỹ đã trao 1.329 suất học bổng với hơn 576 triệu đồng cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn", ông Dật nói.
Số tiền tuy không lớn nhưng đã góp phần tạo niềm tin động lực cho các em vươn lên học tập tốt. Nhiều em được nhận học bổng của Quỹ đã thi đậu vào Đại học, đạt thành tích học tập tốt ở các trường, tốt nghiệp vào loại giỏi và xuất sắc. Điển hình như các em Phan Văn Sơn (Hương Khê), Trần Thị Ngọc Lan (Thị xã Hồng Lĩnh), Nguyễn Quang Vinh (Hương Sơn), Phan Thanh Tú (Thạch Hà)... đặc biệt em Nguyễn Văn Chung, học sinh lớp 10 (Kỳ Anh) bị khiếm thị cả 2 mắt vẫn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc năm học 2008-2009.
Mới đây, bằng nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm và Quỹ TW, Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Tĩnh đã tổ chức phẫu thuật miễn phí về mắt cho 87 ca, về môi và miệng 100 ca và 40 ca hệ vận động (khoèo chân tay) là con liệt sỹ, thương binh và diện gia đình nghèo khổ.
Thay mặt đơn vị tài trợ, các ông Lê Minh Chương, Chủ tịch Công đoàn Công ty Xi-măng Hoàng Mai; Trần Quốc Anh, Giám đốc Bảo hiểm Nhân thọ Hà Tĩnh đã bày tỏ mong muốn các em được nhận học bổng tiếp tục vươn lên đạt thành tích cao trong năm học mới. Các ông cho biết: hằng năm đơn vị mình đều dành từ 400 đến 500 triệu đồng góp chung với cả nước để trao học bổng cho các em nghèo vươn lên học giỏi.

Các em học sinh được nhận quà của Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Hải (Ảnh: Cao Cường)

Trước đó, chiều tối ngày 30/8/2009 Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Hải phối hợp với UBND và Thành đoàn Thành phố Hà Tĩnh đã trao 10 suất quà, mỗi suất là 1 chiếc máy điện thoại di động cùng 1 sim với tổng trị giá gần 15 triệu đồng cho 10 em học sinh nghèo thi đỗ Đại học mới đây.
Tại buổi trao quà và Chương trình bốc thăm trúng thưởng của Doanh nghiệp, ông Hoàng Hải, Giám đốc cho biết, đơn vị đang cùng khách hàng hoàn thành chương trình xây 1 nhà tình nghĩa cho đối tượng Cựu Thanh niên xung phong, sẽ hoàn thành công việc trước Tết Nguyên đán sắp tới.
 
Cảm ơn bạn đã gửi bài này cho mọi người đọc. Tôi cũng có ước muốn làm gì đỡ một phần nhỏ cho quê hương nhưng bây giờ vẫn đang là con ố không. Ước muốn của tôi chưa thể
 

Huyền Thương

<br><font color=green><B><center><marquee directio
Hai anh em bị trường từ chối vì khuyết tật

Đã qua ngày khai giảng nhưng hai anh em Nguyễn Văn Trung (12 tuổi) và Nguyễn Văn Hiếu (9 tuổi) ở xóm 8B, Cẩm Trung, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) dù đã quá tuổi đi học vẫn chưa được đến trường.


Hai anh em Trung và Hiếu vẫn mòn mỏi đợi đến trường.


Lý do mà Trường tiểu học Cẩm Trung (nơi hai em đến xin học) từ chối là Trung và Hiếu bị dị tật ở chân.

Chị Trương Thị Bích Phượng - mẹ của hai em bật khóc khi chúng tôi hỏi chuyện: “Năm mô tui cũng đến Trường tiểu học Cẩm Trung xin cho hai đứa đi học. Nhưng năm mô thầy cô cũng bảo rằng trường không nhận học sinh tàn tật. Tui chỉ biết đứng khóc giữa sân trường rồi lặng lẽ ra về”.

Cha của hai anh em Trung, Hiếu là anh Nguyễn Văn Phương cho biết do di truyền căn bệnh xương thủy tinh từ cha nên hai em tàn tật hai chân. Khi hai em đến tuổi đi học, vợ chồng anh đã đến Trường tiểu học Cẩm Trung xin cho hai em được đến lớp, hứa với nhà trường sẽ đưa đón con đến trường đều đặn. Nhưng nhà trường luôn từ chối và chỉ hứa khi nào trường mở lớp dành cho học sinh khuyết tật sẽ gọi.

Không đành lòng nhìn con mù chữ, chị Phượng đã mua sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 về để chồng chị dạy cho chúng biết đọc, biết viết. Tuy nhiên, năm học 2009-2010, Trường tiểu học Cẩm Trung lại từ chối và nói nếu có giấy giới thiệu của UBND xã mới nhận. Dù vậy, khi đến UBND xã xin giấy giới thiệu thì phó chủ tịch xã không cho và bảo nên đưa hai em ra Hưng Yên vì ở đó có trường dành cho người khuyết tật.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Trường, Chủ tịch UBND xã Cẩm Trung, nói rằng chưa hề biết thông tin Trường tiểu học Cẩm Trung không nhận hai đứa con của chị Phượng vào học. Nhưng ông Trường cũng khẳng định việc nhận hai cháu vào học sẽ gây nhiều khó khăn cho thầy cô trong công tác giảng dạy (?!).

(Theo Phapluattp.vn)​
 

kimanh

hướng về nơi ấy
trời ơi. sao mà vô đạo đức thế. nhà trường gì mà vô lý thế, cả ủy ban xã nữa. đáng lẽ phải khuyến khích các e đi học đằng này lại từ chối. nhà giáo mà vô đạo đức quá
 
Trời,sao lại làm thế được chứ??? Thương cho số phận của những em bé vô tội.
 
tội nghiệp !!!!!! những người như thế cần có sự quan tâm hơn ...
nhìn mặt 2 đứa thông minh đó ( có tật thường có tài )chúc 2 em vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống....
 
Mọi người chắc biết hiệp sĩ Công nghệ thông tin (Quên mất tên rồi,hik :-ss),bị tật nguyền,ngồi xe lăn mà vẫn có hẳn một công ty ở Vinh. Người khuyết tật có thể làm được nhiều hơn người bình thường. Những đứa trẻ không may mắn vô tội cần được xã hội quan tâm nhiều hơn,thật đáng buồn vì lại bị xa lánh. Mong 2 em sớm được đến trường.
 
Hội nghị xúc tiến đầu tư lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực cho các tỉnh Bắc Trung Bộ

Hội nghị xúc tiến đầu tư lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực cho các tỉnh Bắc Trung Bộ tại Hà Tĩnh
Sáng nay (19-9), Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực cho các tỉnh Bắc Trung Bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân; đại diện các Bộ, Ngành Trung ương, các Tập đoàn, Tổng Công ty, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước và đại diện 5 tỉnh trong vùng.
Diễn văn khai mạc Hội nghị của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Văn Chất nêu rõ: Khu vực Bắc Trung Bộ đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, đã từng bước tạo dựng cho mình lợi thế cạnh tranh, đó là: môi trường sống hài hoà, môi trường đầu tư thông thoáng cởi mở với nhiều tiềm năng, cơ hội cùng với cơ chế chính sách ưu đãi hợp lý, linh hoạt và thường xuyên đổi mới…Vì vậy, Hội nghị này được tổ chức với các mục tiêu: Thúc đẩy phát triển KT – XH các tỉnh Bắc Trung Bộ. Thông qua Hội nghị kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển nguồn nhân lực vào các tỉnh trong vùng. Diễn đàn để các tỉnh Bắc Trung Bộ giới thiệu nhu cầu cần nhân lực vào các khu kinh tế, khu công nghiệp. Tạo cơ hội để các tổ chức, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, đối thoại, hợp tác đầu tư, kinh doanh. Các địa phương, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước trao đổi kinh nghiệm và đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư.
Các ý kiến, tham luận của các Bộ, các Tập đoàn, Tổng Công ty, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước đều cho rằng khu vực Bắc Trung Bộ là vùng phát triển kinh tế năng động, đang có bước chuyển mạnh mẽ theo hướng CNH – HĐH với hàng loạt các khu kinh tế ven biển đang trên đà phát triển..Theo đó, nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lưọng cao của các địa phương này rất lớn. Trong đó, cần chú trọng đào tạo nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, khai thác mỏ, luyện kim, sắt thép và kinh doanh cảng biển..

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Việc đào tạo nhân lực chúng ta không thể tiếp tục quản lý dạy nghề, Cao đẳng, Đại học như vừa qua mà phải thay đổi. Đó là, phải đào tạo theo nhu cầu xã hội, cần người lao động ở trình độ nào, làm nghề gì. Các địa phương phải có dự báo cơ cấu kinh tế để xây dựng cơ sở đào tạo theo nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tham gia vào đào tạo nhân lực bằng cách trích kinh phí khoảng 0,1% giá trị đầu tư cho đào tạo nhân lực và hỗ trợ đào tạo bằng cách tiếp nhận học sinh, sinh viên, người lao động thực tập tại đơn vị mình”.

Tại Hội nghị đã có 3 văn bản hợp tác đào tạo nguồn nhân lực được ký kết và 2 giấy phép đầu tư được trao cho Công ty SunSteel và Công ty Cổ phần sữa T-H.
(Sưu tầm)
 
Sao lại có chuyện như thế được?
Khuyết tật thì đã làm sao? Khi 2 em nhìn rất là thông minh và ham học đến thế?
Mong chính quyền sớm có biện pháp giúp 2 em! Chúc 2 em sớm được đi học!
 
Cha ông từng nói: ko kinh doanh buôn bán thì đố mà giàu có mà phát triển. Đúng là như thế. Tỉnh ta tuy chậm nhưng mình thấy mấy năm lại đây cũng đã tiến bộ hơn trong việc thu hút đầu tư. Điều đó cho thấy các nhà đầu tư họ vẫn còn nhìn thấy tiềm năng phát triển của HT. Và tôi cũng cảm thấy chúng ta còn vướng mắc về tư tưởng của cơ chế xin cho, chờ đợi và chậm đổi mới. Có lẽ lãnh đạo cũng đã nhìn ra vấn đề thiếu nhân lực nên tôi tin là thời gian tới HT sẽ có đủ lực lượng hùng hậu cho phát triển kinh tế./.
 
Không hiểu trường nớ họ nghĩ chi mà mần như rứa hè? Như ruắ thì còn chi là tình người nữa. Người ta có tật mà vẫn ham học đáng lẽ phải động viên khích lệ chứ, đàng ni lại ...?! Hai em ni bị tật ở chân nhưng đầu óc sáng suốt, còn ở trường nớ, giáo viên không bị tật ở chân mà lại bị tật ở tim và khối óc.