• Các thành viên chú ý, NHT trở lại vẫn giữ những thông tin cũ, bao gồm username và mật khẩu. Vì vậy mong mọi người sử dụng nick name(hoặc email) và mật khẩu cũ để đăng nhập nhé. Nếu quên mật khẩu hãy vào đây Hướng dẫn lấy lại mật khẩu. Nếu cần yêu cầu trợ giúp, xin liên hệ qua facebook: Le Tuan, Trân trọng!

Di tích lịch sử - văn hóa, Bảo tồn, Bảo tàng...

vilier

Volim te!
#21
Trùng tu nhà thờ họ, phát hiện gần 80kg tiền cổ

(Dân trí) - Sáng 24/2, UBND xã Mai Phụ cho biết trong lúc đào móng xây dựng khuôn viên nhà thờ họ Lê Đình, ông Lê Đình Hanh ở xóm Sơn Phú, xã Mai Phụ, Lộc Hà đã phát hiện hai chiếc hũ sành đựng khoảng 80kg tiền cổ.



Số tiền này được đựng trong hai hũ sành có chiều cao 50 cm, nằm cách mặt đất gần 2m. Số tiền này có 5 mệnh giá khác nhau, bên trên mỗi đồng tiền xu đều in nổi chữ Hán.

Ngoài ra, trong số tiền cổ đó, có 2 đồng xu mệnh giá 2 đồng, phát hành năm 1946 (năm II), trên hai đồng xu này còn có dòng chữ ghi Chủ tịch Hồ Chí Minh và in nổi hình của Người.

Theo nhận định ban đầu, có thể đây là loại tiền được dùng ở Triều Nguyễn và được chôn trong thời kỳ cải cách ruộng đất.
 

Dương Thanh

Mắt buồn ♥ Thỏ
#23
80kg tiền xu cổ



– Chiều 24-2, ông Lê Đình Hanh, 47 tuổi, ở xóm Sơn Phú, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cho biết trong lúc đang đào móng để xây dựng lại khuôn viên nhà thờ chi nhánh họ Lê Đình đã phát hiện được 2 chiếc hũ sành, chiều cao 50cm, nằm sâu dưới lòng đất gần 2m, chứa rất nhiều đồng tiền xu cổ.

Tiền cổ có 3 – 5 mệnh giá khác nhau, bên trên mỗi đồng tiền in nổi chữ Hán cổ, ước tính cân nặng khoảng gần 80kg (ảnh).

Đặc biệt, trong số đó có 2 đồng tiền xu mệnh giá 2 đồng in năm phát hành là 1946, phía bên trên bề mặt có khắc dòng chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh và có in nổi hình ảnh của Người.


SGGP Online
 

djnhh0an

Người Yêu Quê Hương!!
#24
Cái này chắc là của người nào đó trong thời chiến tranh mà sợ mất của cải nên chôn tiền xuống đất để dấu nhưng chiến tranh kéo dài lâu quá nên quên mất chỗ chôn đi chăng? Cái này mà chôn tiền 5000 đ giờ thì cũng kha khá đó nhỉ? 80 kg cơ mà! Hi hi
 
#25
Xây dựng cáp treo lên chùa Hương Tích

Xây dựng cáp treo lên chùa Hương Tích:yociexp19:

TT - UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) dự kiến khởi công đường cáp treo lên khu danh thắng chùa Hương Tích vào ngày 14-3-2009 (18-2 âm lịch, ngày lễ chính tại danh thắng này) ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc.

Dự án cáp treo do Công ty cổ phần đầu tư phát triển và du lịch Hồng Lĩnh đầu tư, với tổng nguồn vốn dự kiến 80-120 tỉ đồng, đường cáp dài 900m, bắt đầu từ miếu Cô lên đến chùa Hương Tích với 25 cabin đón khách.

Ngoài ra, sắp tới ban quản lý danh thắng chùa Hương Tích và UBND huyện Can Lộc cũng sẽ đầu tư kinh phí xây dựng lại đền Trình với số tiền khoảng 3,5 tỉ đồng, sau đó tiếp tục xây dựng chùa Thượng cũng nằm trong hệ thống quần thể di tích chùa Hương Tích

Nguồn(http://www.baongay.com/Xây_dựng_cáp_treo_lên_chùa_Hương_Tích-1-141166.html)
 

huy lê

Giữ trong mình niềm tin
#26
Có lẽ tui phải về góp vốn đầu tư lấy lãi đã nà! vé thu 10 ngàn nghe cũng có khả thi hè
 

TuanNS

>invisible
Staff member
#27
mình không thích cấy ni cho lắm!
như chùa Hương ở Hà Tây đó, xây cáp treo chỉ làm lộn xộn hơn thôi!
Với lại đi lễ chùa ai lại ngồi trên cáp treo rứa, phải đi bộ lên mới là đi chùa chứ!
 
#28
Hà Tỉnh chuẩn bị đổi mới .Nhà gin chùa Hương mà chưa đi bao giờ hổ thẹ quá Hjjj
 

Cua

Chuyên gia...bị gái lừa
#29
đi chùa Hương phải tự leo mới sướng. Xong về bó chân bóp cẳng cũng chết. Cáp treo nớ là dành cho những người có thể lực yếu chơ anh em con trai thì leo đi cho khỏe người.
 
#30
đi chùa Hương phải tự leo mới sướng. Xong về bó chân bóp cẳng cũng chết. Cáp treo nớ là dành cho những người có thể lực yếu chơ anh em con trai thì leo đi cho khỏe người.
ông chờ mềng là con trai chớ có cáp treo là mềng ngồi mềng đi nả , chớ leo lên được chùa hương thì nhọc chết luôn , với lại mở cáp treo đei ngắm cảnh cũng có nhiều cái thú vị lắm chớ
 
#31
Lễ khởi công dự án xây dựng cabin cáp treo lên chùa hương tích

Vào lúc 7h30 ngày 15/3/2009 lễ khởi công dự án xây dựng cabin cáp treo lên khu danh thắng chùa Hương Tích sẽ được tổ chức tại chân núi thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Trước đó, ngày 14/3/2009 (tức ngày 18/02 âm lịch) sẽ là ngày lễ chính tại danh thắng này.
Dự án cabin cáp treo chùa Hương Tích do Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và du lịch Hồng Lĩnh làm chủ đầu tư với tổng nguồn vốn dự kiến từ 80 - 120 tỉ đồng. Tuyến cabin cáp treo đi từ bên trái Miếu Cô lên đến chùa Hương Tích, đường cáp dài 900m qua hai ga Miếu Cô và Hương Tích với 25 cabin đón khách loại OMEGA IV của Thụy Sỹ, mỗi cabin có sức chứa 8 người. Thời gian một lượt đi từ ga đầu đến ga cuối là 3 phút 59 giây.


Ảnh Minh hoạ
Hệ thống cabin cáp treo chùa Hương Tích là thiết bị đồng bộ của hãng Doppelmayr Cộng hoà Áo, là hệ thống cáp treo hiện đại nhất, đạt tiêu chuẩn ISO 9001 của châu Âu được lắp đặt tại Việt Nam. Có các thiết bị có thể đưa hành khách trở lại ga trong trường hợp có sự cố về kỹ thuật. Khi mất điện lưới có máy phát diezel dự phòng. Chỉ sau 03 giây là có điện phục vụ khách đi lại bình thường. Dự kiến trong năm 2010 dự án sẽ đưa vào vận hành.

Theo www.thongtinmientrung.com.vn
 

DũngNhâm_Nghèn

Sống Vì Games
#32
phát hiện 10kg tiền cổ trong vườn nhà thờ họ

- Chiều ngày 16/3, ông Nguyễn Doãn Cảnh, trú thôn Quý Hoà, xã Cẩm Hoà, huyện Cẩm Xuyên, đã phát hiện hơn 10kg tiền cổ ở vườn nhà thờ họ.

Thông tin trên được ông Trần Hồng Dần, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh, cho biết sáng nay 18/3.



Trong lúc sửa sang lại vườn xung quanh nhà thờ dòng họ Nguyễn Doãn, ông Cảnh đào sâu xuống lòng đất gần 1m thì bất ngờ phát hiện được một chiếc hũ sành cổ, có nắp đậy kín, chiều cao 0,6m. Bên trong hũ sành có rất nhiều đồng tiền xu cổ, trong đó một số đã bị ô xy hoá. Gia đình ông Cảnh đem cân thử được hơn 10kg.



Nhận được thông tin, chiều cùng ngày, cán bộ Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh đã có mặt tại nhà ông Cảnh. Bước đầu, ông Dần cho rằng toàn bộ 10 kg tiền xu cổ nói trên được phân thành 4 loại: trong đó 1 loại tiền cổ Việt Nam, niên hiệu Cảnh Hưng; 3 loại tiền cổ Trung Quốc niên hiệu Cảnh Nguyên, Khang Hy, Càn Long.



Hiện số tiền xu cổ nói trên đã được gia đình ông Cảnh tự nguyện giao lại cho Bảo tàng tỉnh quản lý, nhằm phục vụ công tác trưng bày và nghiên cứu.



Trước đó 1 tháng, ông Lê Đình Hanh ở xóm Sơn Phú, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, trong lúc trùng tu nhà thờ họ cũng đã phát hiện 2 chiếc hũ sành đựng hơn 80kg tiền cổ.



Dân trí
 

Huyền Thương

<br><font color=green><B><center><marquee directio
#33
Công trình tháp chuông Ngã ba Đồng Lộc: Ngày 26.3 khởi công

(LĐ) - Ngày 26.3 - kỷ niệm Ngày Thành lập Đoàn TNCSHCM, nhân "Tháng thanh niên", Tổng LĐLĐVN, Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động, UBND và Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, Học viện Quốc phòng, Báo Lao Động, Báo Đầu Tư, TCty Sông Đà (Bộ Xây dựng) quyết định khởi công xây dựng tháp chuông tại khu di tích Ngã ba Đồng Lộc.


Mô hình đền thờ và tháp chuông Ngã ba Đồng Lộc - Hà Tĩnh.


Vậy là, sau hơn 600 ngày rốt ráo chuẩn bị, việc cần làm đã đến lúc phải làm để kịp thỉnh chuông vào ngày kỷ niệm Chiến thắng Đồng Lộc lần thứ 41 (ngày 24.7 năm nay - cũng là ngày giỗ lần thứ 41 của 10 nữ anh hùng TNXP).

Báo Lao Động xin thông tin tới bạn đọc trong và ngoài nước về chương trình này với mong muốn thay cho báo cáo, thay cho thư mời gửi tới các cơ quan, doanh nghiệp, bạn đọc hảo tâm đã và đang hướng về Đồng Lộc.


Mong tiếng chuông ơn nghĩa...


Ngã ba Đồng Lộc không chỉ thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đó là một địa danh được lưu giữ trong ký ức lịch sử của dân tộc, là dấu ấn không thể nào quên trong cuộc chiến đấu giữ nước của một thời đạn lửa, và còn lưu truyền mãi muôn đời. Ngã ba Đồng Lộc là một huyền thoại trên đường Trường Sơn huyền thoại.

Đồng Lộc là trọng điểm, là huyết mạch chiến lược của con đường chi viện từ miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Mảnh đất này đã hứng chịu 42.900 quả bom phá, 12.000 bom từ trường, 193 bom bi, rốckét v.v... Tại đây, sức lực và máu xương của công nhân đảm bảo giao thông, bộ đội, TNXP và đóng góp âm thầm của những người vô danh đến từ mọi miền đất nước cũng không thể đo đếm được...

Sự hy sinh của 10 nữ TNXP vào ngày 24.7.1968, để bảo vệ mạch máu giao thông thông suốt đã trở thành một huyền thoại bất tử, một sự kiện không thể nào quên với lớp người cùng thời, cũng như với bao thế hệ thanh niên của hôm nay và mai sau. Bởi các chị là chứng nhân của sự dâng hiến tuổi thanh xuân, không tính toán thiệt hơn, sống vẹn toàn cho lý tưởng, cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

Với một địa danh lịch sử như thế, năm 2007, kỷ niệm 60 năm Ngày TBLS, Báo Lao Động, Quỹ TLV Lao Động, Học viện Quốc phòng, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Báo Đầu Tư đã đưa ra sáng kiến: Vận động xây dựng công trình tháp chuông tại khu di tích Ngã ba Đồng Lộc mang tầm vóc một di tích lịch sử, văn hoá, ý nghĩa tâm linh và công đức của nhiều người.

Ban chỉ đạo cuộc vận động xây dựng tháp chuông và đền thờ tại khu di tích Ngã ba Đồng Lộc đã triển khai hoạt động này với ý nghĩa không chỉ là việc "đền ơn đáp nghĩa". Tại lễ động thổ gần hai năm trước, bài diễn văn khai mạc đã đề cập đến ý nghĩa này: "Việc đúc chuông không chỉ có ý nghĩa tâm linh, những tiếng chuông còn là tiêu chí của sự hòa hợp vũ trụ, là sự giao tiếp của trời và đất, thể hiện sự thanh tẩy, nâng cao tâm hồn con người, là cầu nối giữa những người đang sống và những người đã khuất.

Tháp chuông ở Đồng Lộc rồi đây hằng ngày sẽ ngân vang, ngân xa không chỉ là để nguyện cầu cho những người nằm xuống, mà còn nhắc nhở cho chúng ta - những người đang sống - và các thế hệ mai sau ghi nhớ công ơn của những ai đã hy sinh cuộc đời mình cho sự trường tồn của đất nước...".

Những tấm lòng thành

Kể từ ngày động thổ, chọn địa điểm dựng tháp chuông (ngày 14.7.2007) đến nay, đã hơn 600 ngày - một khoảng thời gian không nhiều để chuẩn bị các khâu thủ tục, thiết kế, khảo sát, xây dựng công trình và vận động kinh phí xây dựng.

Mặc dầu kiêm nhiệm, và tự nguyện, những thành viên trong Ban chỉ đạo, và các lực lượng phối hợp, đặc biệt là Tỉnh đoàn TNCSHCM tỉnh Hà Tĩnh, Ban QLDT Đồng Lộc, Quỹ TLV Lao Động, Văn phòng tư vấn và chuyển giao công nghệ xây dựng ĐH Kiến trúc Hà Nội, bằng tấm lòng và trách nhiệm đã không nề hà vất vả, không vì khoảng cách địa lý, mỗi đơn vị đảm nhận một khâu là một công đoạn phối hợp cho guồng quay chuyển động.

Đến thời điểm này, đã có 1.338 lượt cá nhân và đơn vị ủng hộ chương trình đúc chuông và xây dựng tháp chuông với số tiền 2,675 tỉ đồng. Trong đó, có một số đơn vị, cá nhân đã ủng hộ với số tiền lớn: TCty Hàng hải VN: 500 triệu; Cty CP dịch vụ kỹ thuật Dầu khí: 100 triệu; Cty CP dịch vụ Phú Nhuận: 50 triệu, Tập đoàn Dầu khí VN: 400 triệu, TCty Ximăng VN: 100 triệu đồng; TCty Hàng không VN: 20 triệu, TCty Cơ khí XD: 22,75 triệu, ông Đoàn Văn Kiển - Chủ tịch HĐQT Cty Huy Hoàng TPHCM - Cty Gol Long Thành, tỉnh Đồng Nai: 500 triệu đồng; ông Nguyễn Xuân Ninh (Hà Nội): 100 triệu đồng v.v...

Trên báo Lao Động đã lần lượt đăng tải thông tin quyên góp, ủng hộ của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân gửi về.

Đang viết những dòng này, một cuộc điện thoại gọi từ Quảng Ninh về làm chúng tôi cảm động. Người gọi là anh Phạm Văn Ngọc - Phó Văn phòng Cty CP than Mông Dương - TKV (Cẩm Phả). Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Cty, anh Ngọc thông báo xin gửi 10 triệu đồng ủng hộ chương trình khi biết ngày 26.3 tới sẽ khởi công tháp chuông.

Người đại diện cho 4.060 CBCNV Cty CP than Mông Dương - TKV nói lời tha thiết: "Chúng tôi biết tin, nhưng xa xôi, thu xếp không kịp về. Số tiền góp tuy nhỏ, nhưng là tấm lòng thành hướng về Đồng Lộc...". Vâng, là tấm lòng, là những lời tri ân của mỗi chúng ta hôm nay nhớ ơn những người đã hy sinh xương máu vì tổ quốc.

Thông tin về dự án xây dựng đền thờ và tháp chuông Ngã ba Đồng Lộc

Công trình do Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội thiết kế với tổng dự toán: 32,489 tỉ đồng.
Ngày 9.3.2009, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt dự án là 32,344 tỉ đồng.

Xây dựng các hạng mục:
- Điện thờ, diện tích xây dựng: 1.572m2.
- Tam quan.
- Tháp chuông cao 7 tầng + 1 tầng áp mái.
- Thang tự hành, diện tích xây dựng 350m2.
- Các loại thiết bị: Thang kéo, thang máy, PCCC, chuông đồng...

Xây dựng tại Ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.
Diện tích sử dụng đất: 12.500m2.
Công trình dân dụng cấp III.
Dự kiến hoàn thành việc đúc chuông và xây dựng tháp chuông trước ngày 24.7.2009. Công trình dự kiến hoàn thành toàn bộ vào cuối năm 2010.
Hạnh Hương - Thanh Thủy (www.laodong.com.vn)​
 

Huyền Thương

<br><font color=green><B><center><marquee directio
#34
Hé lộ nền văn hóa Bãi Cọi, Hà Tĩnh

Đoàn khảo cổ học Bảo Tàng lịch sử Việt Nam đã phát hiện được 16 cụm mộ với nhiều bức hiện vật quý hiếm với các chất liệu điển hình như: đá, đồng, sắt, thuỷ tinh... tại di tích Bãi Cọi. Trong đó có 14 mộ huyệt đất, một mộ chum và một mộ bình.




Bình gốm cổ Sa Huỳnh được phát hiện tại di tích Bãi Cọi.


Chiều ngày 26/3, Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Bảo Tàng lịch sử Việt Nam, Cục Di sản văn hoá Việt Nam công bố kết quả khai quật di tích Bãi Cọi, tại xóm 1, thôn 9, xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) theo Quyết định của Bộ VH-TT&DL.


Chính thức khai quật từ tháng 12/2008 đến tháng 1/2009, trên tổng diện tích là 160 m2 tại 7 hố, đoàn khảo cổ học Bảo Tàng lịch sử Việt Nam đã phát hiện được 16 cụm mộ, trong đó có 14 mộ huyệt đất, một mộ chum và một mộ bình. Các mộ được chôn theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Tại 7 hố khai quật này đã thu được rất nhiều bức hiện vật quý hiếm với các chất liệu điển hình như: đá, đồng, sắt, thuỷ tinh, đất nung và gốm…

Sau khi khai quật và chỉnh lý hiện vật các nhà khoa học thuộc Bảo Tàng lịch sử Việt Nam và chuyên gia Cục Di sản văn hoá Việt Nam bước đầu kết luận di tích Bãi Cọi có bề dày văn hoá truyền thống cách đây 2000 năm, với rất nhiều bức hiện vật quý hiếm, nếu như được bảo vệ tốt và tiếp tục thám sát khai quật công phu, sâu rộng sẽ phát hiện ra thêm nhiều giá trị vô giá của nền văn hoá cổ xưa.





Trước đây Bãi Cọi là một bãi cát lớn kéo dài theo hướng Đông - Tây khoảng 1km, rộng khoảng 800 m, một thời gian dài từng bị mất hút trong văn liệu khảo cổ và được xem là khu đệm văn hoá Đông Sơn và Sa Huỳnh.

Tuy nhiên kết quả khai quật vừa qua đã mở ra một góc nhìn hoàn toàn mới. Đây là một nền văn hoá riêng có thể đặt tên là văn hoá Bãi Cọi.


Hải Triều
( Theo Datviet )​
 

Huyền Thương

<br><font color=green><B><center><marquee directio
#35
Một kiều bào sở hữu nhiều cổ vật quý

Ông Lê Đình Duyên, kiều bào Mỹ, hiện trú tại xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang sở hữu một bộ sưu tập đồ cổ vật quý giá và rất độc đáo.


Theo Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh, bộ cổ vật của ông Duyên gồm hàng trăm đồ vật có liên quan mật thiết với nền văn hoá gốc của Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc.


Trong đó, điển hình như: giá gương bằng gỗ cỗ của Việt Nam, trống đúc bằng đồng đặc cổ của nước Lào, tiền thẻ và tiền thưởng cổ chất liệu bạc và đồng cùng bộ đồ gốm sứ cổ của Trung Quốc, bộ tượng phật cùng hàng chục bức phù điêu được chạm khắc rất công phu của nước Chăm Pa, Campuchia và Lào. Ngoài ra còn có một bộ sưu tập tiền cổ (tiền xu đồng và tiền giấy cổ)… và 15 bức tranh cổ quý.



Những cổ vật trong bộ sưu tầm của ông Duyên.

Ông Duyên cho biết: “Gần 60 năm qua, cứ mỗi lần có chuyến đi công tác hoặc đi du lịch sang một quốc gia nào ở trên thế giới, bằng mọi cách, tôi cũng tranh thủ thời gian tìm mua một vài loại cổ vật để mang về Việt Nam lưu lại làm kỷ niệm”.


Tâm nguyện của ông Duyên là ngay khi bộ sưu tập đồ cổ này được hoàn chỉnh và được thẩm định, sẽ đứng ra, cùng các cơ quan chức năng, tổ chức trưng bày, bán đấu giá, ủng hộ Quỹ xoá đói, giảm nghèo của huyện Kỳ Anh và xây dựng các công trình phúc lợi xã hội phục vụ đời sống văn hoá tinh thần của người dân trong cả nước.


Theo ông Hồ Bách Khoa, Phó phòng quản lý di sản Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh, hiện cơ quan này đang lập phương án phối hợp với bảo tàng tỉnh và các chuyên gia cổ vật tiến hành công việc nghiên cứu, thẩm định niên đại, nguồn gốc của toàn bộ số đồ cổ vật cổ nói trên.


Ông Lê Đình Duyên là năm nay đã 80 tuổi, là thành viên sáng lập Hội từ thiện Hope Project - USA Wood Land California, Mỹ) cổ đông của Khu Du lịch sinh thái Tokyo - Hoa Sim, tại xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.


Hải Triều (www.baodatviet.vn)​
 

Huyền Thương

<br><font color=green><B><center><marquee directio
#36
Tượng thần Skanda cần được bảo quản

Cách đây gần hai năm, tượng thần Skanda của nền văn hoá Chăm Pa được phát hiện ở chùa Phong Phạn, thị trấn Xuân An (Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Đây là một hiện vật quý hiếm cần được bảo lưu, vậy mà đến giờ pho tượng này vẫn đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng tại chùa Phong Phạn.





Ông Lê Bá Hạnh - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Pho tượng thần Skanda phát hiện ở chùa Phong Phạn thuộc tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc Chăm Pa cổ, có niên đại vào khoảng thế kỷ X.

Hiện nay, tính cả tượng Skanda ở Nghi Xuân thì cả nước ta chỉ mới phát hiện được ba pho tượng như thế này: 1 pho tượng ở Đà Nẵng, 1 tượng phát hiện ở Nghệ An”.

Theo quan niệm của người Chăm thì Skanda là tượng thần chiến tranh. Pho tượng được phát hiện ở chùa Phong Phạn được làm từ chất liệu đá sa thạch, màu xám mịn, được chạm khắc theo lối văn hoá điêu khắc cổ Chăm. Bệ tượng có hình vuông, được tạo thành 3 lớp theo kiểu “tu di toạ”, lớp dưới cùng cao 4cm, lớp thứ 2 cao 3cm, lớp thứ 3 cao 2cm có chạm một dãy cánh hoa sen chạy bao quanh.

Thân tượng gồm tượng thần đứng trên lưng con chim công đang ở tư thế bệ đỡ, chân có 4 ngón, đuôi chim công xoè ra tạo thế thẳng đứng vuông góc với phần thân làm bệ đỡ cho toàn bộ thân tượng.

Tượng thần đứng trên lưng chim công có dáng tròn, ngực nở, cao 18 cm, đứng thẳng, thân hình cân đối, hai chân sát vào nhau, tai đeo vòng trang sức trễ xuống bờ vai, có 9 vòng trang sức ở cổ.

Cổ tay, cổ chân có vòng trang sức, tay trái duỗi thẳng, mình quấn trang phục kiểu xà rông, tay phải cầm lưỡi tầm sét hình thoi đặt trước ngực.

Toàn bộ pho tượng là một thể thống nhất, cân đối, các chi tiết đường nét trên thân chim công được tả rất thực đạt chuẩn tới mức độ hoàn mỹ.

Để bảo quản giá trị văn hoá của pho tượng, ngành văn hoá Hà Tĩnh cần phải lấy hồ sơ, có chế độ bảo quản thích hợp, tránh tình trạng phơi sương, phơi nắng như hiện nay.

Cảnh Thắng (Theo Công an Nghệ An)​
 

huy lê

Giữ trong mình niềm tin
#37
Bãi Cọi là nền văn hóa cách chúng ta 2.000 năm

TTO - Đó là kết luận của buổi công bố kết quả khai quật di tích Bãi Cọi của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Cục Di sản văn hóa Việt Nam vừa diễn ra tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Di tích Bãi Cọi được khai quật từ tháng 12-2008 đến tháng 1-2009 trên tổng diện tích 160m2 với bảy hố, do đoàn khảo cổ học Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phụ trách. Tại đây các nhà khảo cổ đã phát hiện 16 cụm mộ với 14 mộ huyệt đất, 1 mộ chum và 1 mộ bình. Các mộ được chôn theo hướng đông bắc - tây nam. Ngoài ra tại bảy hố khai quật phát hiện rất nhiều hiện vật quý hiếm với các chất liệu điển hình như đá, đồng, sắt, đất nung và gốm…
Sau khi khai quật và chỉnh lý hiện vật, các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Cục Di sản văn hóa Việt Nam bước đầu kết luận: di tích Bãi Cọi có bề dày văn hóa truyền thống cách ngày nay 2.000 năm với rất nhiều bức hiện vật quý hiếm, nếu như được bảo vệ tốt và tiếp tục thám sát khai quật công phu, sâu rộng sẽ phát hiện thêm nhiều điều bí ẩn có giá trị vô giá của nền văn hóa cổ xưa.
Trước đây Bãi Cọi là một bãi cát lớn kéo dài theo hướng đông - tây khoảng 1km, rộng khoảng 800m, một thời gian dài từng bị mất hút trong văn liệu khảo cổ và được quan niệm như một khu đệm văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh. Tuy nhiên qua khai quật phát hiện nhiều hiện vật đã mở ra một góc nhìn hoàn toàn mới. Các nhà khảo cổ cho rằng Bãi Cọi có thể là một nền văn hóa riêng. Do vậy cần phải tiếp tục khai quật, nghiên cứu để tìm ra nét riêng văn hóa tại đây.

Trích TTO.
 

xuanyen_nghixuan

Nghi Xuân là thiên sứ
#38
ơh giờ mới nghe tin có thêm di tích Bãi Cọi này dấy ah. mà di tích Bãi Cọi nó nằm ở đát Nghi xuân mềnh hả enh Huy Lê. tụi em mù tịt hết nên ko biết chi cả mô hề.
 

huy lê

Giữ trong mình niềm tin
#39
ơh giờ mới nghe tin có thêm di tích Bãi Cọi này dấy ah. mà di tích Bãi Cọi nó nằm ở đát Nghi xuân mềnh hả enh Huy Lê. tụi em mù tịt hết nên ko biết chi cả mô hề.
Sau gần 20 ngày khai quật (từ 22-12-2008 đến 11-1-2009) tại di tich Bãi Cọi (Xuân Viên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh), các cán bộ khảo cổ của Bảo tàng lịch sử Việt Nam và Bảo tàng lịch sử Hà Tĩnh đã phát hiện ở các hố khai thác rất nhiều hiện vật bằng chất liệu gốm, đồng, thuỷ tinh, sắt... Những hiện vật trên đều mang đặc trưng của nền văn hóa Sa Huỳnh.
Thêm vô chi tiết ni cho Xuân Yên - Nghi Xuân và mọi người hiểu hơn về di tích Bãi Cọi nhé!
 

xuanyen_nghixuan

Nghi Xuân là thiên sứ
#40
ôi cảm ơn enh Huy Lê nha. Nghi Xuân nhà mềnh mà có thêm Bảo tàng lịch sử nũa thì cũng khá tốt và vinh dự nhiều. Chúc Nghi Xuân mềnh ngày càng phát triển hơn nữa.