• Các thành viên chú ý, NHT trở lại vẫn giữ những thông tin cũ, bao gồm username và mật khẩu. Vì vậy mong mọi người sử dụng nick name(hoặc email) và mật khẩu cũ để đăng nhập nhé. Nếu quên mật khẩu hãy vào đây Hướng dẫn lấy lại mật khẩu. Nếu cần yêu cầu trợ giúp, xin liên hệ qua facebook: Le Tuan, Trân trọng!

Di tích lịch sử - văn hóa, Bảo tồn, Bảo tàng...

haulytieulong

Điều Hành Viên
#1
Phát hiện 70 bộ sách cổ của dòng họ Nguyễn Du

25-10-2007 23:40:44 GMT +7

(NLĐ) - Ngày 25-10, Trung tâm Văn hóa huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết vừa tìm thấy bộ sách cổ gồm 70 cuốn của dòng họ Nguyễn Tiên Điền được con cháu của dòng họ lưu giữ tại TP Vinh (Nghệ An).


Bộ sách được viết bằng chữ Hán, ghi lại lịch sử của dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Trong đó, nhiều cuốn sách quý có giá trị như: Truyện Kiều chép tay của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, bản gốc hát trò Kiều của làng Tiên Điền, sắc phong của vua Duy Tân tặng Tổng đốc đại thần Nguyễn Công Trứ, cuốn Địa lý gia truyền bí quyết gồm cả bản thảo và bản gốc do cụ Nguyễn Quỳnh - ông nội của đại thi hào Nguyễn Du viết...

Chính quyền huyện Nghi Xuân đưa bộ sách quý này về lưu giữ tại phòng truyền thống địa phương. Sắp tới, từ bộ sách quý này, UBND huyện Nghi Xuân sẽ cho dịch thuật một số cuốn sách quan trọng như: Gia phả của dòng họ Nguyễn Tiên Điền và một số cuốn sách để khẳng định lại ngày sinh của đại thi hào Nguyễn Du.

N.Xuân
(Theo:nguoilaodong.com.vn)
 

Tuấn Nguyên

Đầy tớ Nhân Dân
#2
Phục hiện khu văn hoá Tiên Điền - Nguyễn Du

Dự án khu văn hoá Tiên Điền - Nguyễn Du không chỉ có người Nghi Xuân, người Hà Tĩnh mà là niềm khát vọng của cả dân tộc. Đó là sự tái hiện một Tiên Điền - quê hương của Đại thi hào thuở đương thời - Nơi ông đã tạo dựng kiệt tác "Truyện Kiều" bất hủ, có giá trị hàn lâm vô giá.


Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du.

Chắt lọc tinh tuý từ bầu sữa tinh thần của miền quê này đã mở đường cho ông đến - Cõi văn chương - sánh vai cùng các bậc danh nhân văn hoá Thế giới.[/I][/I]
Dự án có khái toán 1.832,66 tỷ đồng sẽ mô phỏng khá chi tiết về sự kiện, địa danh, cảnh vật... Mà Nguyễn Du đã khắc hoạ trong "Truyện Kiều".
Quy hoạch chi tiết mang tên khu văn hoá Tiên Điền - Nguyễn Du được xây dựng thông qua Bộ văn hoá, Bộ xây dựng, được Văn phòng Chính phủ ra thông báo số 117/TB - VPCP ngày 2/12/2004, có kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (khoá tiền nhiệm) tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh.
Đến đầu năm 2007, gần tròn 6 năm trình duyệt qua các cấp lớn, nhỏ dự án này mới hiện rõ chi tiết, hình hài (do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Hà Nội HADECON lập quy hoạch). Toàn bộ dự án nằm trên địa bàn hai xã Tiên Điền, xã Xuân Giang và một phần diện tích thị trấn Nghi Xuân, với tổng diện tích 391,61ha (xã Tiên Điền chiếm đa phần: 308ha).
Về không gian, cấu trúc và quy mô gần hai trục tổ hợp, sẽ lấy tượng đài Nguyễn Du làm tâm điểm.
Trục Đông Tây đi qua tứ trụ, tượng đài và khu bảo tàng nối với trụ biểu tố Như ở quảng trường.
Trục Bắc - Nam: Đi qua nhà thờ Họ Nguyễn, không gian tượng đài, thư viện Nguyễn Du theo trục hiện tại cổng "Hạ mã".
Hạng mục quảng trường Nguyễn Du và vườn Thuý là không gian thực hiện các hoạt động lễ hội, kỷ niệm, là khoảng trống tương ứng với tượng đài Nguyễn Du.
Quảng trường được tôn tạo cao 9 bậc (cửu trùng) giữa là sân rồng, nền trung tâm là hình con phượng ngậm cành hoa, hình tượng Nguyễn Du ví như tài năng văn chương (bình sinh văn thái tàn huy phượng).
Chính trực Đông - Tây với tượng đài là trụ biểu Tố Như - tác phẩm điêu khắc nói về văn khí Tiên Điền mà Tố Như là tiêu biểu.
Khu không gian vườnThuý là công viên tỉnh, phía Nam quảng trường Nguyễn Du.
Vườn Thuý vừa có tính tượng trưng như nhắc lại các loại Thảo mộc đã xuất hiện trong truyện Kiều, vừa là không gian dẫn dắt từ quảng trường, khu lưu niệm đến với không gian truyện Kiều và không gian Nguyễn Du.
Không gian truyện Kiều được tổ hợp, mô phỏng theo cách tượng trưng, ngôn ngữ cảnh quan tự nhiên, phóng khoảng, thu nhỏ thiên nhiên. Hệ thống không gian phát triển theo chuỗi các sự kiện tiêu biểu về cuộc đời éo le của Thuý Kiều. Đây là tổ hợp không gian tự do, không hệ trục, quyện vào cảnh quan của vườn Thuý.
Không gian Nguyễn Du được cấu trúc gồm 4 yếu tố chính: Vườn cảnh, vườn tượng về tính cách và con người Nguyễn Du. Dinh thự tượng trưng cho thời làm quan trường, hồ sen và cảnh quan tượng trưng. Ngôn ngữ tổ hợp tượng trưng, thu nhỏ thiên nhiên, tạo điểm nhấn thị giác như tượng tâm trạng Nguyễn Du, lầu Các, núi Hồng...
Khu vực được coi là ấn tượng sâu đậm nữa là: Vườn văn và vườn tượng. Đây là nơi tôn vinh danh nhân văn hoá Tiên Điền - Nghi Xuân và Hà Tĩnh nói chung.
Văn bút tháp cao 9 tầng là điểm nhấn không chỉ vườn văn, vườn tượng mà còn là điểm nhấn tương ứng với trục biểu quảng trường Nguyễn Du. Văn bút được chạm khắc và ghi lại các giai thoại về thi nhân, các tích truyện văn học, điển tích... và nguồn gốc văn hoá của văn nhân Tiên Điền - Nghi Xuân. Theo đó là vườn văn, vườn tượng dài 500m xuyên qua Bắc môn, vườn nước chữ "Văn" văn bút tháp, mặt nước "Thiên quảng" văn và Thuỷ đình..
Còn hàng chục hạng mục khác như: Không gian văn hoá Tiên Điền; khu mộ Nguyễn Du, khu du lịch cảnh quan, danh thắng, Resort sinh thái, khách sạn, nhà nghỉ, khu sản xuất thủ công nghiệp, không gian cộng đồng Tiên Điền, khu lưu niệm Nguyễn Công Trứ, mộ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng, Bến Giang Đình và các công trình tín ngưỡng riêng...
Do tính chất của dự án trải rộng trên phạm vy cộng đồng dân cư rộng lớn nên vấn đề được đặt lên hàng đầu là hệ thống xử lý vệ sinh môi trường, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện và xử lý thông tin liên lạc với quy mô và thiết bị tiên tiến nhất.
Ông Võ Hồng Hải - Phó giám đốc Sở văn hoá, Người đã dày công lăn lộn với dự án mấy năm liền, là đại diện phía chủ đầu tư khẳng định: Đây là dự án chấn hưng văn hoá có quy mô, tầm cở quốc gia, nó mang hồn cốt tiêu biểu cho văn hoá dân tộc, không chỉ Nghi Xuân, Hà Tĩnh, Việt Nam mà cả Thế giới đều ngưỡng mộ. Bởi lẽ đó mọi sự phải được chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ đến từng chi tiết, không để xẩy ra tình trạng không đáng có
Dự định dự án sẽ được khởi động vào năm 2008 - Tròn 242 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hoá thế giới./.

Nguồn hatinh.gov.vn
 
#3
Hà Tĩnh Khởi công đúc tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 15/1, Sở Văn hoá Thông tin Hà Tĩnh làm lễ khởi công đúc tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng đúc đồng Vạn Điểm, huyện ý Yên, Nam Định. Tượng Bác là một trong các hạng mục của dự án tôn tạo Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh tại thành phố Hà Tĩnh.

link
http://hatinh-news.net/?cmd=act:news|newsid:211
 

Huyền Thương

<br><font color=green><B><center><marquee directio
#5
Tôn tạo, nâng cấp Khu di tích lịch sử ngã ba Đồng Lộc

Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Đồng Lộc (24-7-1968 - 24-7/2008), Hà Tĩnh cùng với nhiều tổ chức, cá nhân trong nước đã đầu tư hơn 20 tỷ đồng tôn tạo, nâng cấp nhiều công trình, hạng mục tại Khu di tích lịch sử ngã ba Đồng Lộc.


Tượng đài quyết thắng khu di tích Ngã ba Đồng Lộc - Ảnh: T.L.

Dự án tôn tạo, nâng cấp Khu di tích lịch sử ngã ba Đồng Lộc đang được khẩn trương thi công, gồm khu đón tiếp và hành lễ, khu di tích chiến tranh, khu tưởng niệm. Trong đó, nhà bia được xây mới với mức đầu tư 1 tỷ đồng, trên diện tích 1.000m2, trong dựng 3 tấm bia đá khắc tên 4.000 anh hùng, liệt sĩ thanh niên xung phong. Sân hành lễ được đầu tư 1 tỷ đồng, do Công ty tư vấn Viễn Đông (Nghệ An) thiết kế, rộng 5.000m2. Nhà khách có 21 phòng nghỉ, 1 hội trường với mức đầu tư 2,2 tỷ đồng.

Những hạng mục khác như hệ thống sa bàn tái hiện khung cảnh chiến tranh, nhà trưng bày triển lãm tội ác chiến tranh đối với phụ nữ với trung tâm là hình ảnh 10 cô gái thanh niên xung phong hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc. Dự án đền thờ và tháp chuông được xây dựng trên núi Mũi Mác với mức đầu tư hơn 10 tỷ đồng...

Tại Khu di tích lịch sử ngã ba Đồng Lộc, hàng năm có từ 70.000 đến 90.000 người khắp nơi trong nước đến tham quan, thắp hương, dâng hoa tại khu mộ 10 cô gái thanh niên xung phong.

TTXVN​
 
#6
Quy hoạch vị trí xây dựng cụm tượng 10 nữ TNXP Ngã ba Đồng Lộc

Sáng 11/12, tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, lãnh đạo Bộ GD-ĐT phối hợp với UBND tỉnh tổ chức họp bàn về quy hoạch cụ thể vị trí xây dựng cụm tượng 10 nữ TNXP. Tham dự cuộc họp có GS.TS Phạm Vũ Luận - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cùng các thành viên trong đoàn; đồng chí Hà Văn Thạch - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số cơ quan, ban ngành cấp tỉnh.



Trước khi vào buổi họp, đoàn đã đến thắp hương, dâng hoa tại Nhà bia tưởng niệm liệt sỹ TNXP toàn quốc và khu mộ 10 nữ anh hùng TNXP.

Sau khi đi khảo sát, tìm hiểu thực tế, các đại biểu đã đưa ra một số vị trí để đặt cụm tượng 10 nữ TNXP Ngã ba Đồng Lộc; tìm hiểu, góp ý các phác thảo và đưa ra những ý tưởng xây dựng cụm tượng. Cụm tượng 10 nữ TNXP Ngã ba Đồng Lộc phải có một ý nghĩa văn hóa lâu dài, mang tính giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và phục vụ tốt cho mọi người đến tham quan, dâng hương.

Kết luận buổi họp, đồng chí Phạm Vũ Luận tiếp thu ý kiến của các đại biểu và hứa sẽ nghiên cứu để đưa ra phương pháp tối ưu nhất. Đồng chí khẳng định: Ngoài việc xây dựng cụm tượng là trung tâm, dưới đế cụm tượng cần phải đắp các phù điêu mô tả những hoạt động khác của lực lượng TNXP cũng như các lực lượng khác đã tham gia chiến đấu nơi đây; vị trí đặt cụm tượng là dưới chân đồi núi Mác, nằm trong quy hoạch công viên; chất liệu có thể bằng đồng hoặc đá và có tỷ lệ 1/1; cụm tượng sẽ không làm các bát hương và không thắp hương nơi đây. Trên cơ sở đó, các nhà chuyên môn phải có những nghiên cứu, sáng tạo hơn.


( Báo Hà Tĩnh )
 
#7
Tiến hành khai quật khảo cổ học di tích Bãi Cọi

TTO - Sáng 18-12, ông Lê Bá Hạnh, phó giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh, cho biết Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam sẽ phối hợp với Sở VHTT&DL Hà Tĩnh tiến hành khai quật khu di tích Bãi Cọi sau khi Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch ký quyết định đồng ý cấp giấy phép.

Được biết thời gian khai quật sẽ diễn ra từ ngày 20-12-2008 đến 20-2-2009, trên tổng diện tích 120m2, thuộc địa bàn xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân.

Trước đó giữa tháng 10, các nhà khảo cổ học đã phát hiện di tích Bãi Cọi là một khu mộ táng với nhiều hiện vật quý thuộc vào các giai đoạn văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh (cách khoảng 2.000 năm) như lưỡi rìu xéo bằng đồng, âu thạp, bát đĩa, men ngọc, đồ trang sức, đồ gốm…

VĂN ĐỊNH
 
#8
Đền Chiêu Trưng

Đền Chiêu Trưng còn gọi là đền Võ Mục, thuộc xã Kim Đôi nay là xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà. Đền xây dựng trên núi Long Ngâm ngọn núi cuối cùng của dãy Nam Giới, từ đất liền uốn lượn ra biển làm bức bình phong án ngữ phía đông cửa Sót. Ngọn Long Ngâm hình núi như trán con rồng chúi xuống biển sâu "Ai biết núi Nam Giới. Đá cũng hoá ra rồng" (thơ Bùi Dương Lịch).



Lê Khôi, thuỵ là Võ Mục con ông Lê Trừ anh thứ hai của Lê Lợi, cha mẹ mất sớm ở với chú Lê Lợi tham gia nghĩa quân Lam Sơn từ ngày đầu cho đến lúc giải phóng hoàn toàn đất nước, có tên trong Hội Thề Lũng Nhai và danh sách 35 công thần khởi nghĩa. Lê Khôi làm quan trải 3 triều (Lê Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông) lên tới chức: Khâm sai tiết chế thủy lục như dinh, Hộ vệ thượng tướng quân.



Năm 1443 ông được phái vào làm Tổng trấn Hoan Châu thời gian này ông chú trọng phát triển nông nghiệp đắp đập khai hoang lập làng. Năm 1446 phụng mệnh vua Nhân Tông, cầm quân đi đánh Chiêm Thành, trên đường trở về ông bị bệnh nặng, đoàn chiến thuyền đến Cửa Sót dưới chân núi Nam Giới thì ông mất. Triều đình làm quốc tang thi hài ông an táng tại chóp núi Long Ngâm và cho lập đền thờ tại đó hàng năm quốc tế truy phong. Năm 1487 được vua Lê Thánh Tông tặng phong “Chiêu Trưng đại vương”.



Đền Chiêu Trưng gồm 3 toà được xây dựng năm Đinh Mão (1477) một năm sau khi ông mất, đến nay sau nhiều lần trùng tu song vẫn giữ được dáng vẻ ban đầu. Từ chân núi leo lên các bậc đá hai bên cây cối cổ thụ um tùm sừng sững hai cột nanh của đền. Qua cổng và vọng lâu vào đền Hạ là nơi đón tiếp quan khách về tế lễ, đền Hạ thoáng rỗng, đền Trung có treo bức hoành đề bốn chữ “Vạn khoảnh ân ba” (sóng ân muôn dặm). Một số nhà nghiên cứu cho rằng các đường nét khắc chạm ở trung điện đền Chiêu Trưng in đậm phong cách nghệ thuật điêu khắc đầu thế kỷ XVII đến nay vẫn còn bảo tồn được.



Hai bên trung điện là hai cửa nách thấp hẹp phải cúi đầu mới được đi lên Thượng điện, giữa Thượng điện trên hương án sơn son thiếp vàng là bức tượng Chiêu Trưng Lê Khôi bằng gỗ sơn son, nét chạm đẹp trang nghiêm phúc hậu.



Hàng năm vào ngày 1, 2, 3 tháng 5 âm lịch là ngày giỗ và hội đền Chiêu Trưng, trước ngày chính giỗ thường có trận mưa rào chiều hoặc tối mồng 1. Nhân dân trong vùng nói rằng đó là trận mưa “tắm tượng” “rửa đền” đón khách thập phương về tế lễ. Sau tế lễ có rước kiệu đua thuyền trên sông từ Mai Phụ đến Cửa Sót.
 
#9
Khai quật khảo cổ học di tích Bãi Cọi

(HNM) - Theo Bộ VH-TT&DL, từ 20-12-2008 đến 20-1-2009, Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh sẽ tổ chức khai quật khảo cổ học di tích Bãi Cọi (Hà Tĩnh) trên diện tích 120m2.



Di tích Bãi Cọi được phát hiện vào tháng 10-2008, đây là một di tích khảo cổ học nằm trong khu vực bãi Phôi Phối thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả thám sát bước đầu cho thấy đây là khu mộ táng thuộc giai đoạn văn hóa đồ đồng, cách ngày nay khoảng 2000 năm.



Tín Văn(Hà Nội mới)
 
#10
Một người tặng 158 bộ hiện vật thế kỷ 17

(SGGP).- Chiều 7-1, ông Trần Xuân Vinh, thôn 1, xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đã đến Bảo tàng Hà Tĩnh trao tặng 158 bộ hiện vật cổ bao gồm chén, đĩa, bát (nhỏ và lớn)… làm bằng chất liệu gốm sứ bóng (bạc cổ), bên ngoài được chạm trổ trang trí với nhiều hoa văn đẹp mắt như hình con cá heo, hình cành lá trúc, hình con bươm bướm, con rùa…

Xác định bước đầu của các nhà khảo cổ học Hà Tĩnh, toàn bộ số hiện vật cổ trên xuất hiện vào khoảng niên đại thế kỷ 17, thuộc loại gốm của tỉnh Bắc Ninh.

D. QUANG
 
#11
Có thêm 21 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh

TT - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định công nhận thêm 21 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh. Trong đó gồm một khu lăng mộ Hà Công Trình; 20 di tích là đền, đình, chùa và nhà thờ các vị có công với nước, các huyền tích ở địa phương và của các dòng họ như đền Tĩnh, đền Hàng Tổng, chùa Đà Liễu, nhà thờ Thái Kính, nhà thờ Lê Khắc Khoan...

Mùa xuân Kỷ Sửu các địa phương sẽ tổ chức đón nhận bằng công nhận di tích.

L.GIANG
 
#13
Phát hiện ngôi mộ thuyền cổ thế kỷ 16

Phát hiện ngôi mộ thuyền cổ thế kỷ 16



Chiều 8-1, ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết, trong lúc đang làm giao thông thủy lợi nội đồng, người dân thôn Đông Cát, xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã phát hiện và đào lên được một ngôi mộ thuyền cổ nằm sâu dưới lòng đất khoảng 3,5m, dài 2,6m, rộng 1,2m (cách đền thờ Di tích lịch sử cấp quốc gia danh tướng Nguyễn Biên về hướng Bắc Hà Tĩnh khoảng 200m). Bên dưới ngôi mộ có 1 chiếc quan tài độc mộc cùng với 3 chiếc bình gốm bóng cổ, ở đáy mỗi chén đều khắc chữ phúc (ảnh).


Bước đầu các nhà khảo cổ học đã xác định ngôi mộ thuyền cổ trên thuộc vào niên đại thế kỷ 16 đến 17 (khoảng thời nhà Lê). Riêng 3 bình gốm cổ được xác định xuất hiện vào trước thế kỷ 15 và 3 chén gốm cổ nhỏ thuộc vào thế kỷ 16.

Cũng theo các nhà khảo cổ và nhiều vị bô lão ở trong làng, có khả năng đây là một ngôi mộ của bà vợ ông Nguyễn Biên (một vị danh tướng thời Lê Lợi). Trong mấy ngày gần đây đã có rất nhiều người buôn đồ cổ từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội tìm đến thôn đặt giá rất cao để mua lại số hiện vật trên

http://donghuonghatinh.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1161

(nguon:hhhht)
 

saigonbkphuc

Tôi vẫn nhớ!!!!!!!
#14
chữ Phúc đúng là lổi lạc.đi đâu cũng gặp.Cẩm Huy nổi tiếng nhờ chữ Phúc đó viettrinh hè
 

girlxinh_cyut

Mèo lười
#15
Mình k xem đc hình ảnh ngôi mộ này..............:((
 

huy lê

Giữ trong mình niềm tin
#16
Phát hiện ngôi mộ thuyền cổ thế kỷ 16



Chiều 8-1, ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết, trong lúc đang làm giao thông thủy lợi nội đồng, người dân thôn Đông Cát, xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã phát hiện và đào lên được một ngôi mộ thuyền cổ nằm sâu dưới lòng đất khoảng 3,5m, dài 2,6m, rộng 1,2m (cách đền thờ Di tích lịch sử cấp quốc gia danh tướng Nguyễn Biên về hướng Bắc Hà Tĩnh khoảng 200m). Bên dưới ngôi mộ có 1 chiếc quan tài độc mộc cùng với 3 chiếc bình gốm bóng cổ, ở đáy mỗi chén đều khắc chữ phúc (ảnh).


Bước đầu các nhà khảo cổ học đã xác định ngôi mộ thuyền cổ trên thuộc vào niên đại thế kỷ 16 đến 17 (khoảng thời nhà Lê). Riêng 3 bình gốm cổ được xác định xuất hiện vào trước thế kỷ 15 và 3 chén gốm cổ nhỏ thuộc vào thế kỷ 16.

Cũng theo các nhà khảo cổ và nhiều vị bô lão ở trong làng, có khả năng đây là một ngôi mộ của bà vợ ông Nguyễn Biên (một vị danh tướng thời Lê Lợi). Trong mấy ngày gần đây đã có rất nhiều người buôn đồ cổ từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội tìm đến thôn đặt giá rất cao để mua lại số hiện vật trên


(nguon:hhhht)
Cấy ni đúng chuyên ngành của tui nè! Bà lấy chộ mô ra đó? Vài bữa về phải vô xem xét thế nào đã nà! Mà mộ thuyền ni có hình dáng giống thuền vậy. Cấy ni phổ biến ở vùng biển nà nên có lẽ là của dân vùng ven biển Cẩm Huy xưa đó!
:JFBQ00193070413A:
 
#17
Mình k xem đc hình ảnh ngôi mộ này..............:((
có link đó rồi bạn tha hồ mà xem hình. tui ko biết cách mang cái hình vô trong bài coppy.
biết thì chỉ cho tui luôn đi
thanhks!:)
 
#18
phát hiện tượng đồng thời văn hóa Sa Huỳnh

TT - Sáng 18-1, ông Lê Bá Hạnh - phó giám đốc Trung tâm Bảo tàng Hà Tĩnh - cho biết một nông dân ở xã Xuân Viên (Nghi Xuân) trong lúc đào đất đã phát hiện tượng vật cổ bằng đồng có niên đại hơn 2.500 năm.

Hiện vật có hình con hổ phát hiện ở xã Xuân Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Hiện vật này có hình dáng con hổ trong tư thế nằm rất thoải mái, được mô tả rất thực, các đường nét trên thân tượng rõ ràng. Phần trong hiện vật rỗng, không có niên hiệu. Tượng con hổ được đặt trong một bình gốm có đậy nắp nằm dưới lòng đất khoảng 30cm. Theo các nhà khảo cổ, đây là một hiện vật thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh, người đúc ra bức tượng này đã đạt đến một trình độ rất tinh xảo mới thể hiện được các họa tiết trên bức tượng.

VĂN ĐỊNH
 

Dương Thanh

Mắt buồn ♥ Thỏ
#19
Hà Tĩnh phát hiện pho tượng hổ niên đại khoảng 2.000 năm


(ảnh: VOV)
QĐND - Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh vừa phát hiện một pho tượng hổ trong khu vực di tích khảo cổ học bãi Phôi Phối ở xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân. Đây là địa điểm đã tìm thấy nhiều hiện vật quý hiếm thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn.
Pho tượng hổ làm bằng chất liệu đồng, có màu vàng tía, dài 30cm, nặng 8kg, có hình dáng hổ đang nằm ngủ. Các bộ phận của pho tượng hổ như đầu, chân, thân được chế tác rất điêu luyện, tinh xảo. Theo các nhà nghiên cứu, pho tượng hổ này có niên đại cách đây khoảng 2.000 năm và là một hiện vật cổ, lạ, quý hiếm, có giá trị cao.

LINH LAN
 
#20
Thêm một bản Kiều cổ được tìm thấy

TT - Bà Trần Thị Vinh - cán bộ chuyên môn của ban quản lý khu lưu niệm Nguyễn Du (ở xã Tiên Ðiền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) - vừa sưu tầm được một cuốn Kiều cổ dày 66 trang, cỡ 13x19cm, in trên giấy dó, màu nâu. Rất tiếc, bản Kiều chỉ còn nguyên câu thơ thứ nhất đến câu 3.168. Trang bìa và các trang cuối từ câu thơ 3.169-3.245 đã bị mất. Bên mép cuốn sách có dòng chữ Nôm Kim Vân Kiều.

Ðây là cuốn Kiều cổ thứ 15 hiện được lưu giữ trong khu lưu niệm Nguyễn Du, sau cuốn Kiều cổ được chép tay năm 1852 được cán bộ chuyên môn ở đây phát hiện.


Sau khi đọc cuốn Kiều này tại khu di tích Nguyễn Du, GS.TS Nguyễn Tài Cẩn đánh giá: Ðây là bản Kiều xuất hiện sau đời vua Minh Mạng; là một tư liệu rất tốt, rất quý vì nó sẽ giúp các nhà Kiều học có thêm tư liệu tham khảo trên con đường khôi phục bản Kiều cổ nhất.

Bà Vinh kể lại gốc gác cuốn Kiều là của một thầy giáo làng Tiên Ðiền tặng học trò là Phan Sĩ Tiến. Sau khi về hưu, thầy Tiến hiến tặng cuốn Kiều này cho ban quản lý khu lưu niệm Nguyễn Du.

VŨ TOÀN