Những mảnh đời bất hạnh
(Vietnamnet) – Mẹ có một người con hy sinh ở chiến trường, năm người con chết vì bệnh tật. Chồng mất, trong ngôi nhà tranh tạm bợ, chỉ có hai mẹ con côi cút bên nhau. Gần 100 tuổi, mẹ vẫn phải chống gậy cố làm việc nhà để nuôi đứa con trai tật nguyền đã hơn 60 tuổi
Gian truân bám riết cuộc đời mẹ
Chiều nắng gắt. Túp lều tranh nhỏ bé nằm úp thụp giữa mảnh vườn cô quạnh. Người mẹ liệt sỹ tóc đã bạc, lưng còng đang cố chống gậy để múc nước, nấu cơm. Động tác của mẹ chậm lắm rồi, nhưng mẹ vẫn phải cố tự lo cho mình và người con trai tật nguyền nay đã 63 tuổi.
"Căn nhà" làm từ chuồng trâu mà mẹ Giảng vẫn ở lâu nay
với đứa con tật nguyền đã hơn 60 tuổi. Ảnh: Quang Cường
Đó là mẹ Nguyễn Thị Giảng, ở thôn 11, xã Cẩm Duệ, (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Năm nay mẹ đã 97 tuổi. Tuy tuổi đã cao nhưng mẹ vẫn rất minh mẫn khi ngồi kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời lắm gian truân của mẹ.
Lấy chồng từ khi 18 tuổi, mẹ Giảng sinh được 9 người con. Chiến tranh đã làm cho con người khốn khổ, mẹ lại phải nuôi những đứa con đau ốm thường xuyên.
“Nhiều lúc kiếm được mấy củ sắn hai vợ chồng phải nhịn ăn để nhường cho con. Sau này dù đã hòa bình nhưng một tuần gia đình mới có được một bữa cơm. Cũng vì khó khăn quá mà ông ấy mất sớm…”, đôi mắt mẹ Giảng co lại, ngậm ngùi cho số phận của mình.
Năm đứa con thường xuyên đau ốm và đã lần lượt bỏ mẹ ra đi trước năm 1945, mẹ cũng không còn nhớ rõ năm mất của những người con nữa.
Năm 1972, người con trai của mẹ là Nguyễn Tiến Dũng lên đường nhập ngũ, mẹ chỉ biết là con vào chiến trường B. Không lâu sau, mẹ nhận được tin anh Dũng hy sinh ở chiến trường K.
Đã gần 100 tuổi, lúc mà những người như mẹ phải được nghỉ ngơi,
an phận tuổi già thì mẹ Giảng vẫn phải làm các việc gia đình, lo
từng bữa ăn giấc ngủ cho đứa con trong căn lều tranh. Ảnh: Trí Thức
“Ngày nó đi, tui (tôi - NV) đang cấy lúa ở ngoài đồng thì có người trong xóm ra nói anh Dũng chuẩn bị đi bộ đội. Thế là tui chạy về thì nghe nói nó sắp lên xe, tui chạy lên thì chỉ thấy nó từ trên xe giơ tay lên nói to: "Mẹ ơi con đi đây…, hòa bình con chắc chắn sẽ về với mẹ…". Nhưng ngờ đâu nó đi mãi không chịu về với tui nữa”. Đôi mắt nhăn nheo của mẹ rưng rưng nhìn lên bàn thờ. “Giờ cũng chẳng biết nó nằm ở phương trời nào, chỉ biết là hy sinh ở Căm-Pu-Chia mà thôi..”
Chồng mất, hai người con khác lo đi làm ăn ở xa, còn lại mẹ và người con trai tên Nguyễn Văn Hợi. Cứ tưởng nuôi con khôn lớn mẹ sẽ được nhờ vả, ngờ đâu cái sự cùng cực cứ bám riết lấy cuộc đời của mẹ.
Người con tên Hợi từng đi dân công, sau đó bị cơn bão bệnh phải mổ xương chủm (ở tai phải), từ đó người cứ ngơ ngơ, ngẩn ngẩn, không làm được việc gì. Gánh nặng lại đè lên đôi vai gầy của mẹ.
Hai ngọn đèn dầu leo lắt
Trong ngôi nhà tranh lụp xụp của mẹ Giảng không có gì đáng giá. Chỉ có cái quạt trần chỉ to hơn… “con chuồn chuồn một chút", một cái tủ gỗ ọp ẹp chỉ đựng toàn dầu xoa bóp và hai cái quan tài mà con cháu gom góp sắm trước cho mẹ và ông Hợi.
Mẹ liệt sỹ Nguyễn Thị Giảng đã già lắm rồi... Ảnh: Q.C
Nơi mẹ ở cùng người con được gọi là nhà vì nó giống… căn nhà. Thực ra đó là cái chuồng trâu của người ta, mẹ mua về và dựng lên để ở.
Mẹ nói: “Khi đó đang chiến tranh, bom đạn nó phá ghê lắm. Nhà tui lúc đó ở xóm ngoài kia, bị bom Mỹ dội vào tan tành nên phải sơ tán nhiều nơi, sau đó được xã cấp cho miếng đất này, vay mượn bà con được ít tiền, tui mua cái chuồng trâu của nhà người ta về sửa sang lại ở cho đến bây giờ”.
Nói xong, mẹ chỉ về cây cột nhà có nhiều lỗ đục như chuồng trâu như để chứng minh vì sợ người khác không tin.
Thời gian vật đổi sao dời, ở quê mẹ nhiều nhà cũng khấm khá lên nhưng ngôi nhà của mẹ Giảng cũng chỉ được “thay lá” vài lần khi nắng mưa làm mục mái tranh, vách đất.
Vừa chậm chạp trộn muối vào cái thau đựng dưa non để muối dưa chua để ăn dần, mẹ nói trong hơi thở nhỏ nhẹ: “Già cả rồi con ạ! Nhiều lúc động trời là đau nhức toàn thân. Có đêm đang nằm bỗng dưng nhớ lại nồi cá trong bếp chưa đẩy liền lọ mọ xuống cất, không may dẫm phải cái cán chổi ngã lăn ra đất. Tui cứ tưởng chuyến đó chết rồi nhưng không ngờ vẫn sống dai.
Tui nghĩ sống được từng này tuổi là già lắm rồi, chết cũng được rồi. Nhưng chỉ sợ chết sớm thì thằng Hợi một thân một mình tội nó lắm. Anh chị nó giờ cũng ở gần nhưng cũng không khá giả gì, còn phải lo gia đình con cái nên không giúp được gì nhiều”.
Mẹ đã quá già, ông Hợi cũng không làm được gì ngoài việc phụ giúp mẹ nấu ăn, quét nhà. Nguồn sống chính của hai mẹ con là khoản tiền chế độ mẹ liệt sỹ và trợ cấp xã hội của ông Hợi. Con gái và một người con trai khác của mẹ cũng ở gần nhưng họ cũng vì lo gia đình riêng nên chỉ thường xuyên qua thăm hỏi mẹ, giúp đỡ một phần nào đó về tinh thần để mẹ sống cho vui vẻ.
“Chỉ cần chúng nó đưa cháu đến chơi với mẹ là mẹ vui rồi, chứ chúng nó cũng khó khăn, mẹ cũng thương lắm”, mẹ Giảng nói thêm.
Mẹ muối dưa để 2 mẹ con ăn dần, lo cho những lúc ốm đau không đi được chợ... Ảnh: Tri Thức
Những khi trái gió trở trời, cả hai mẹ con đều lên cơn đau nhức. Lúc đấy, 2 mẹ con, 2 cảnh đời bất hạnh chỉ biết tự lấy dầu xoa bóp cho nhau.
Tấm lưng của mẹ đã còng theo năm tháng, răng cũng đã rụng hết từ lâu, nhiều khi phải lết từng bước trên nền đất nhưng ngày nào mẹ cũng phải giặt giũ, cơm nước đầy đủ cho con. “Thì giờ tui không làm thì có ai làm, mẹ con đỡ đần nhau sống qua ngày đoạn tháng vậy thôi…”, mẹ tâm sự.
Mẹ lo nhất bây giờ là người con trai tật nguyền của mẹ. “Nhiều đêm lên giường ngủ, nhìn nó tui lại khóc. Còn khỏe thì không nói, đằng này cũng gần đất xa trời, lỡ mai tui chết nó biết sống với ai…”.
Nói đến đây, mẹ Giảng lại cầm cái quạt mo huơ huơ để quạt cho người con trai đã hơn 60 tuổi như vỗ về một đứa trẻ lên ba.
Chúng tôi chia tay mẹ khi bóng chiều đã khuất trên dãy Trường Sơn. Bữa cơm tối với dưa cà mẹ đã chuẩn bị xong nhưng mẹ con thể ăn được vì trời quá nóng. Mẹ vẫn ngồi bên thềm trong túp lều tranh, tay đong đưa quạt gió cho con trai.
(Vietnamnet) – Mẹ có một người con hy sinh ở chiến trường, năm người con chết vì bệnh tật. Chồng mất, trong ngôi nhà tranh tạm bợ, chỉ có hai mẹ con côi cút bên nhau. Gần 100 tuổi, mẹ vẫn phải chống gậy cố làm việc nhà để nuôi đứa con trai tật nguyền đã hơn 60 tuổi
Gian truân bám riết cuộc đời mẹ
Chiều nắng gắt. Túp lều tranh nhỏ bé nằm úp thụp giữa mảnh vườn cô quạnh. Người mẹ liệt sỹ tóc đã bạc, lưng còng đang cố chống gậy để múc nước, nấu cơm. Động tác của mẹ chậm lắm rồi, nhưng mẹ vẫn phải cố tự lo cho mình và người con trai tật nguyền nay đã 63 tuổi.

"Căn nhà" làm từ chuồng trâu mà mẹ Giảng vẫn ở lâu nay
với đứa con tật nguyền đã hơn 60 tuổi. Ảnh: Quang Cường
Đó là mẹ Nguyễn Thị Giảng, ở thôn 11, xã Cẩm Duệ, (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Năm nay mẹ đã 97 tuổi. Tuy tuổi đã cao nhưng mẹ vẫn rất minh mẫn khi ngồi kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời lắm gian truân của mẹ.
Lấy chồng từ khi 18 tuổi, mẹ Giảng sinh được 9 người con. Chiến tranh đã làm cho con người khốn khổ, mẹ lại phải nuôi những đứa con đau ốm thường xuyên.
“Nhiều lúc kiếm được mấy củ sắn hai vợ chồng phải nhịn ăn để nhường cho con. Sau này dù đã hòa bình nhưng một tuần gia đình mới có được một bữa cơm. Cũng vì khó khăn quá mà ông ấy mất sớm…”, đôi mắt mẹ Giảng co lại, ngậm ngùi cho số phận của mình.
Năm đứa con thường xuyên đau ốm và đã lần lượt bỏ mẹ ra đi trước năm 1945, mẹ cũng không còn nhớ rõ năm mất của những người con nữa.
Năm 1972, người con trai của mẹ là Nguyễn Tiến Dũng lên đường nhập ngũ, mẹ chỉ biết là con vào chiến trường B. Không lâu sau, mẹ nhận được tin anh Dũng hy sinh ở chiến trường K.

Đã gần 100 tuổi, lúc mà những người như mẹ phải được nghỉ ngơi,
an phận tuổi già thì mẹ Giảng vẫn phải làm các việc gia đình, lo
từng bữa ăn giấc ngủ cho đứa con trong căn lều tranh. Ảnh: Trí Thức
“Ngày nó đi, tui (tôi - NV) đang cấy lúa ở ngoài đồng thì có người trong xóm ra nói anh Dũng chuẩn bị đi bộ đội. Thế là tui chạy về thì nghe nói nó sắp lên xe, tui chạy lên thì chỉ thấy nó từ trên xe giơ tay lên nói to: "Mẹ ơi con đi đây…, hòa bình con chắc chắn sẽ về với mẹ…". Nhưng ngờ đâu nó đi mãi không chịu về với tui nữa”. Đôi mắt nhăn nheo của mẹ rưng rưng nhìn lên bàn thờ. “Giờ cũng chẳng biết nó nằm ở phương trời nào, chỉ biết là hy sinh ở Căm-Pu-Chia mà thôi..”
Chồng mất, hai người con khác lo đi làm ăn ở xa, còn lại mẹ và người con trai tên Nguyễn Văn Hợi. Cứ tưởng nuôi con khôn lớn mẹ sẽ được nhờ vả, ngờ đâu cái sự cùng cực cứ bám riết lấy cuộc đời của mẹ.
Người con tên Hợi từng đi dân công, sau đó bị cơn bão bệnh phải mổ xương chủm (ở tai phải), từ đó người cứ ngơ ngơ, ngẩn ngẩn, không làm được việc gì. Gánh nặng lại đè lên đôi vai gầy của mẹ.
Hai ngọn đèn dầu leo lắt
Trong ngôi nhà tranh lụp xụp của mẹ Giảng không có gì đáng giá. Chỉ có cái quạt trần chỉ to hơn… “con chuồn chuồn một chút", một cái tủ gỗ ọp ẹp chỉ đựng toàn dầu xoa bóp và hai cái quan tài mà con cháu gom góp sắm trước cho mẹ và ông Hợi.

Mẹ liệt sỹ Nguyễn Thị Giảng đã già lắm rồi... Ảnh: Q.C
Nơi mẹ ở cùng người con được gọi là nhà vì nó giống… căn nhà. Thực ra đó là cái chuồng trâu của người ta, mẹ mua về và dựng lên để ở.
Mẹ nói: “Khi đó đang chiến tranh, bom đạn nó phá ghê lắm. Nhà tui lúc đó ở xóm ngoài kia, bị bom Mỹ dội vào tan tành nên phải sơ tán nhiều nơi, sau đó được xã cấp cho miếng đất này, vay mượn bà con được ít tiền, tui mua cái chuồng trâu của nhà người ta về sửa sang lại ở cho đến bây giờ”.
Nói xong, mẹ chỉ về cây cột nhà có nhiều lỗ đục như chuồng trâu như để chứng minh vì sợ người khác không tin.
Thời gian vật đổi sao dời, ở quê mẹ nhiều nhà cũng khấm khá lên nhưng ngôi nhà của mẹ Giảng cũng chỉ được “thay lá” vài lần khi nắng mưa làm mục mái tranh, vách đất.
Vừa chậm chạp trộn muối vào cái thau đựng dưa non để muối dưa chua để ăn dần, mẹ nói trong hơi thở nhỏ nhẹ: “Già cả rồi con ạ! Nhiều lúc động trời là đau nhức toàn thân. Có đêm đang nằm bỗng dưng nhớ lại nồi cá trong bếp chưa đẩy liền lọ mọ xuống cất, không may dẫm phải cái cán chổi ngã lăn ra đất. Tui cứ tưởng chuyến đó chết rồi nhưng không ngờ vẫn sống dai.
Tui nghĩ sống được từng này tuổi là già lắm rồi, chết cũng được rồi. Nhưng chỉ sợ chết sớm thì thằng Hợi một thân một mình tội nó lắm. Anh chị nó giờ cũng ở gần nhưng cũng không khá giả gì, còn phải lo gia đình con cái nên không giúp được gì nhiều”.
Mẹ đã quá già, ông Hợi cũng không làm được gì ngoài việc phụ giúp mẹ nấu ăn, quét nhà. Nguồn sống chính của hai mẹ con là khoản tiền chế độ mẹ liệt sỹ và trợ cấp xã hội của ông Hợi. Con gái và một người con trai khác của mẹ cũng ở gần nhưng họ cũng vì lo gia đình riêng nên chỉ thường xuyên qua thăm hỏi mẹ, giúp đỡ một phần nào đó về tinh thần để mẹ sống cho vui vẻ.
“Chỉ cần chúng nó đưa cháu đến chơi với mẹ là mẹ vui rồi, chứ chúng nó cũng khó khăn, mẹ cũng thương lắm”, mẹ Giảng nói thêm.

Mẹ muối dưa để 2 mẹ con ăn dần, lo cho những lúc ốm đau không đi được chợ... Ảnh: Tri Thức
Những khi trái gió trở trời, cả hai mẹ con đều lên cơn đau nhức. Lúc đấy, 2 mẹ con, 2 cảnh đời bất hạnh chỉ biết tự lấy dầu xoa bóp cho nhau.
Tấm lưng của mẹ đã còng theo năm tháng, răng cũng đã rụng hết từ lâu, nhiều khi phải lết từng bước trên nền đất nhưng ngày nào mẹ cũng phải giặt giũ, cơm nước đầy đủ cho con. “Thì giờ tui không làm thì có ai làm, mẹ con đỡ đần nhau sống qua ngày đoạn tháng vậy thôi…”, mẹ tâm sự.
Mẹ lo nhất bây giờ là người con trai tật nguyền của mẹ. “Nhiều đêm lên giường ngủ, nhìn nó tui lại khóc. Còn khỏe thì không nói, đằng này cũng gần đất xa trời, lỡ mai tui chết nó biết sống với ai…”.
Nói đến đây, mẹ Giảng lại cầm cái quạt mo huơ huơ để quạt cho người con trai đã hơn 60 tuổi như vỗ về một đứa trẻ lên ba.
Chúng tôi chia tay mẹ khi bóng chiều đã khuất trên dãy Trường Sơn. Bữa cơm tối với dưa cà mẹ đã chuẩn bị xong nhưng mẹ con thể ăn được vì trời quá nóng. Mẹ vẫn ngồi bên thềm trong túp lều tranh, tay đong đưa quạt gió cho con trai.
Do cụ Giảng không làm đơn nên phải ở nhà tranh (?!)
Ông Triển, Chủ tịch xã Cẩm Duệ
Trong khi Đảng và nhà nước đang quan tâm xoá nhà tranh tre dột nát, nhất quan tâm đến gia đình người có công với cách mạng thì mẹ con cụ già Nguyễn Thị Giảng- mẹ liệt sỹ chống Mỹ vẫn ở trong căn nhà tranh vách đất cũ kỷ và nhiều nguy cơn trước mùa mưa lũ.
Chúng tôi đặt vấn đề này với ông Hà Huy Triền, Chủ tịch UBND xã Cẩm Duệ thì được giải thích: “Vấn đề nhà tranh tre, Mặt trận Tổ quốc quản lý, Các thôn đăng ký danh sách và Chủ tịch UBND xã ký gửi lên Phòng LĐTB&XH huyện xét duyệt. Đối tượng phải làm đơn, do gia đình cụ Giảng không có nhu cầu, không làm đơn”.
Chủ tịch xã Cẩm Duệ nhấn mạnh: “Nhà cụ Giảng bình thường, chỉ già cả thôi không có gì đặc biệt. Ngân sách xã khó khăn nên xoá nhà tranh tre không làm được”.
Nhưng cũng theo ông Triển, trung bình mỗi năm toàn xã xoá 5 nhà tranh tre, kinh tế của xã thuộc loại trung bình khá so với các xã trong huyện Cẩm Xuyên.

Ông Triển, Chủ tịch xã Cẩm Duệ
Trong khi Đảng và nhà nước đang quan tâm xoá nhà tranh tre dột nát, nhất quan tâm đến gia đình người có công với cách mạng thì mẹ con cụ già Nguyễn Thị Giảng- mẹ liệt sỹ chống Mỹ vẫn ở trong căn nhà tranh vách đất cũ kỷ và nhiều nguy cơn trước mùa mưa lũ.
Chúng tôi đặt vấn đề này với ông Hà Huy Triền, Chủ tịch UBND xã Cẩm Duệ thì được giải thích: “Vấn đề nhà tranh tre, Mặt trận Tổ quốc quản lý, Các thôn đăng ký danh sách và Chủ tịch UBND xã ký gửi lên Phòng LĐTB&XH huyện xét duyệt. Đối tượng phải làm đơn, do gia đình cụ Giảng không có nhu cầu, không làm đơn”.
Chủ tịch xã Cẩm Duệ nhấn mạnh: “Nhà cụ Giảng bình thường, chỉ già cả thôi không có gì đặc biệt. Ngân sách xã khó khăn nên xoá nhà tranh tre không làm được”.
Nhưng cũng theo ông Triển, trung bình mỗi năm toàn xã xoá 5 nhà tranh tre, kinh tế của xã thuộc loại trung bình khá so với các xã trong huyện Cẩm Xuyên.
Quang Cường – Trí Thức