• Các thành viên chú ý, NHT trở lại vẫn giữ những thông tin cũ, bao gồm username và mật khẩu. Vì vậy mong mọi người sử dụng nick name(hoặc email) và mật khẩu cũ để đăng nhập nhé. Nếu quên mật khẩu hãy vào đây Hướng dẫn lấy lại mật khẩu. Nếu cần yêu cầu trợ giúp, xin liên hệ qua facebook: Le Tuan, Trân trọng!
huế rùa
Tham Gia Ngày
Likes
0

Profile posts Latest activity Bài Viết About

  • du lịch HÀ TĨNH::yociexp21:
    “TRỜI MÔ XANH BẰNG TRỜI CAN LỘC
    NƯỚC MÔ XANH BẰNG DÒNG NƯỚC SÔNG LA”

    Nằm ở phía bắc miền Trung với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và truyền thống lịch sử - văn hóa, Hà Tĩnh được đánh giá là một vùng đất có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, dịch vụ thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nói riêng và của khu vực miền Trung.
    Hà Tĩnh - Mảnh đất địa linh nhân kiệt, quê hương củaTrần Phú, Phan Đình Phùng, Nguyễn Du, Mười Cô gái Ngã Ba Đồng Lộc…và đây cũng là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời. Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi với đồng bằng và đồi núi xen kẽ. Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Chính những điều đó đã tạo cho vùng nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quý giá và tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng. .
    Xét về vị trí du lịch trong tổng thể cả nước
    Hà Tĩnh thuộc vùng du lịch Bắc bộ, tiểu vùng du lịch Nam Bắc bộ gồm Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong chiến lược phát triển chung của cả nước, du lịch Hà Tĩnh được xác nhận là một điểm quan trọng trên tuyến xuyên Việt có tính chất trung chuyển, du lịch Hà Tĩnh được Chính phủ khẳng định là một trọng điểm trong hệ thống du lịch Quốc gia.
    a. Hành Chính, diện tích, dân số, dân tộc.
    Hành chính:
    Hà tĩnh được thành lập năm 1991 khi tách tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh từ Nghệ Tĩnh xưa (1976 – 1991). Năm 1992, Thị xã Hồng Lĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở: thị trấn Hồng Lĩnh; xã Đức Thuận, xã Trung Lương; một phần xã Đức Thịnh thuộc huyện Đức Thọ; các xã Đậu Liêu và Thuận Lộc thuộc huyện Can Lộc.
    Năm 2000, huyện Vũ Quang được thành lập trên cơ sở tách 6 xã thuộc huyện Đức Thọ, 5 xã thuộc huyện Hương Khê và 1 xã thuộc huyện Hương Sơn.
    Năm 2007, huyện Lộc Hà được thành lập trên cơ sở 7 xã ven biển của huyện Can Lộc và 6 xã ven biển của huyện Thạch Hà
    Tóm lại, Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện với 259 xã, phường và thị trấn (241 xã, 8 phường, 12 thị trấn). 7 huyện, thị dọc Quốc lộ 1A; 3 huyện dọc theo đường Hồ Chí Minh và 4 huyện có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Theo trục Đông - Tây, Hà Tĩnh có Quốc lộ 8, Quốc lộ 12 qua Lào, Thái Lan..., bao gồm: Thành phố Hà Tĩnh (tỉnh lỵ), Thị xã Hồng Lĩnh, Huyện Cẩm Xuyên, Huyện Can Lộc, Huyện Đức Thọ, Huyện Hương Khê, Huyện Hương Sơn, Huyện Kỳ Anh, Huyện Nghi Xuân, Huyện Thạch Hà, Huyện Vũ Quang, Huyện Lộc Hà (mới thành lập 7/2/2007).
    Diện tích:
    Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 6.055,7 km². trong đó:Đất ở: 6.799 ha, Đất nông nghiệp: 98.171 ha, Đất lâm nghiệp: 240.529 ha, Đất chuyên dùng: 45.672 ha, Đất chưa sử dụng: 214.403 ha.
    Dân số, dân tộc:
    Hà Tĩnh có 1.286.700 người ( 2005), trên 20 dân tộc cùng sinh sống kinh, chứt, mường, thái…, nhưng chủ yếu là người Kinh; các dân tộc khác, mỗi dân tộc chỉ có vài trăm hoặc vài chục người. Điều này tao cho nền văn hóa phong phú và giàu bản sắc, là điều kiện rất tốt cho phát triển du lịch.
    b. Tài nguyên du lịch:
    Hà Tĩnh có quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt quốc gia đi xuyên suốt chiều dài của tỉnh, có quốc lộ 8A nối trung tâm thị xã Hồng Lĩnh với cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Thái Lan là con đường đẹp nhất Việt Nam. Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, cảng biển nước sâu Vũng Áng có thể cho tàu 5 vạn tấn cập bến. Hà Tĩnh có 137 km bờ biển với 4 cửa sông chính, nhiều lạch tạo nhiều bãi biển đẹp. Khu du lịch sinh thái Nước Sốt với mỏ nước khoáng thiên nhiên đạt tiêu chuẩn quốc tế là nơi du lịch dưỡng bệnh cho khách thập phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, khu du lịch sinh thái Kẻ Gỗ…làm cho Hà Tĩnh trở nên sôi động bởi các hoạt động kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ đến từ hai miền Nam - Bắc và các du khách quốc tế
    Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên văn hoá nhân văn phong phú, lâu đời với 328 di tích, trong đó có 58 di tích – thắng cảnh đã được xếp hạng quốc gia. Đây là vùng đất có nhiều lễ hội hiện nay đang cần được khôi phục như: lễ hội Rước Hến (Đức Thọ), lễ hội Xuân Điền, lễ hội chùa Hương Tích (Can Lộc), lễ hội Nhượng Bạn (Cẩm Xuyên), đền Củi (đền Bà Chúa Kho ở Nghi Xuân)…với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn du khách. Hà Tĩnh có nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo được làm ra từ các làng nghề truyền thống hàng trăm năm trước như mộc (Thái Yên), làng rèn Vân Chàng (Trung Lương), mây tre Thạch Long…du khách về Hà Tĩnh còn được thưởng những làn điệu dân ca đặc sắc như hát ru, hò vè, trò kiểu, múa trống, múa quạt, hát chăn trâu, múa đèn, múa cửa đình…nhiều đặc sản nổi tiếng như bưởi Phúc Trạch, cu đơ Hà Tĩnh , quýt Kỳ Anh, hồng vuông Thạch Hà… có thể tìm hiểu cũ thể một số tài nguyê du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn như sau:
    Tài nguyên du lịch tự nhiên:
    Bãi biển Thiên Cầm, Xuân Thành, Chân Tiên, Khu du lịch sinh thái hồ Kẻ Gỗ, suối nước nóng Sơn Kim, núi Hương tích, núi Hồng, núi thiên cầm, đèo ngang …
    Biển Thiên Cầm
    Từ thị xã Hà Tĩnh xuôi về Nam, đến thị trấn Cẩm Xuyên, rẽ trái theo tỉnh lộ 4 khoảng 13km là đến bãi biển Thiên Cầm. Bãi biển dài gần 3km, bắt đầu từ núi Thiên Cầm ở phía Bắc đến cửa Nhượng ở phía Nam. Nước biển Thiên Cầm quanh năm trong xanh. Bãi biển dài và thoải, cát trắng mịn màng, rừng phi lao chạy dọc theo biển quanh năm xanh mát và vi vu cùng sóng biển, gió biển. Hệ thống dịch vụ ở đây khá hoàn hảo. Các nhà hàng khách sạn luôn tận tình phục vụ du khách. Đến đây, khách du lịch không chỉ tắm mình trong không gian đất trời - biển cả mà còn được thưởng thức các đặc sản biển như tôm, cua, mực, ốc … chế biến theo thú ẩm thực của người Nhượng Bạn …
    Núi Hương Tích
    Núi Hương Tích thuộc trong dãy Hồng Lĩnh, thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. có độ cao so với mực nước biển từ 200 – 300m, núi Hương Tích giáp khe Hương Truyền, ngọn Sư Tử, khe Dong. Ngọn hương tích là một trong những ngọn núi đẹp nổi tiếng, rất thơ mộng thuộc dãy Ngàn Hống, đứng trên ngọn núi này khách có thể phóng tầm mắt nhìn ra 4 phía của cảnh trời nước mênh mông, sau lưng là biển cả 1 màu xanh biếc.
    Núi Hồng lĩnh
    Hồng lĩnh là ngọn núi có 99 ngọn thuộc địa phận tỉnh Hà Tĩnh, tại đây có hơn 100 ngôi chùa, trong đó có nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ rất thu hút khách du lịch.
    Núi Thiên Cầm
    Cách thị xã Hà Tĩnh khoảng 20 km, núi không cao lại nằm kề biển tạo thành một nơi sơn thủy hữu tình, cách chân núi 1 bờ cát là chùa yên lạc được xây dựng từ thế kỷ thứ 13. Núi thiên cầm là 1 điểm du lịch hấp dẫn của Hà Tĩnh.
    Đèo Ngang – Đèo Con
    Đèo Ngang ở trên núi Hoành Sơn được tách ra từ dãy Trường Sơn, cao 256m, dồn đuổi nhau từ Tây sang Đông, chạy dài ra tận biển, trở thành biên giới tự nhiên của hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành ngày xưa, và nay là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Với vẻ đẹp thiên nhiên tạo cùng với những sự kiện bi hùng của hàng ngàn năm lịch sử, Đèo Ngang là thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung.
    Dưới chân đèo về phía Bắc vốn xưa là cửa biển Xích Mộ. Cửa biển nay đã bị bồi lấp, nhưng bù lại, ngược lên phía Tây, cùng dưới chân đèo, mộ hồ khá lớn đã được xây dựng, quanh năm đầy nước. ở đây một bãi đá khá lớn từ núi ăn lan ra biển, to nhỏ, nhấp nhô với rất nhiều hình dạng khác nhau. Sóng biển đập vào bãi đá, ta cứ có cảm giác đá và sóng cùng nhảy, cùng nô đùa với nhau để cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp kỳ thú của rừng và biển. Và hình như ít nơi có được, suốt từ Đèo Ngang ra tận Đèo Con là một bãi thật đẹp, cát trắng mịn màng, trời cao, đèo cao và biển mênh mông… Theo quốc lộ 1 A đến với Đèo Ngang, Đèo Con bạn sẽ được ngắm nhìn non nước kỳ vĩ quê tôi và nghe kể chuyện một địa danh mà sử sách từ hơn ngàn năm trước đã ghi.
    Hồ Kẻ Gỗ
    Kẻ Gỗ vốn là tên của một làng Việt cổ ở xã Mỹ Duệ, nay thuộc xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm Xuyên. Công trình hồ Kẻ Gỗ mới được khởi công và sau 11 tháng 6 ngày, ngày 3/2/1977, công trình được bắt đầu đưa vào sử dụng. Hồ Kẻ Gỗ có chiều dài 29 km, có diện tích lòng hồ hơn 30 km2, chứa 345 triệu m3 nước. Hồ nằm ở độ cao 8m và mực nước hồ đạt đến độ cao 37m. Hồ Kẻ Gỗ ra đời góp phần quan trọng cải tạo môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên của cả một vùng rộng lớn, đã trở thành một khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị, một điểm du lịch sinh thái lý thú
    Khí hậu vùng Kẻ Gỗ quanh năm mát mẻ. Điều lý thú là từ trên du thuyền bơi trên mặt hồ nước trong veo du khách có thể chiêm ngưỡng và tận hưởng được cái đẹp, cái nên thơ của sự giao hoà của mênh mông nước và bạt ngàn rừng. Những dòng nước trắng xoá thả mình từ núi xanh xuống lòng hồ in rõ bóng trời mây. Và về đêm dưới ánh trăng sao, không gian huyền bí càng huyền bí hơn bởi âm thanh của sóng nước, gió rừng và tiếng gầm, tiếng hú, tiếng gọi đàn của muôn loài cầm thú hoà quyện vào nhau… Kẻ Gỗ - hồ và rừng - như một cảnh tiên trong cõi thực…
    Suối nước nóng Sơn Kim
    Đây là khu nghĩ dưỡng rất tuyệt vời của Hà Tĩnh, không chỉ có giá trị kinh tế mà còn là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch đến đây. Hiện nay mặc dù đã khai thác nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả kinh nhất là trong du lịch, nếu có chính sách khai thác tốt thì đây sẽ là điểm du lịch hấp dẫn và đem lại giá trị cao.
    Tài nguyên du lịch nhân văn, di sản, khu di tích, đền chùa, lễ hội ở Hà Tĩnh:
    Hà Tình là một vùng quê nằm trên dải đất miền Trung, thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng Hà Tĩnh thường được coi là nơi "Địa linh nhân kiệt". Trong khó khăn gian khổ, con người đã vươn lên tạo dựng được một đời sống tinh thần phong phú, để lại cho muôn đời sau những giá trị văn hoá to lớn và tên tuổi của các bậc danh nhân tiêu biểu. Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và cũng rất đỗi anh hùng như: làng Tiên Điền, Uy Viễn, Đông Thái, Yên Hội, Gôi Mỹ, Thần Đầu, Trung Lễ, Bùi Xá... Tất cả những truyền thống văn hoá đó sẽ mãi là di sản quý báu cần được lưu giữ và phát huy.
    Đây là quê hương của các danh nhân lịch sử, những nhà cách mạng của đất nước như: Sử Hy Nhan, Nguyễn Nghiễm, Phan Huy Ích tinh thông sử học; Nguyễn Thiếp giỏi lý học; Lê Hữu Trác "Thần y" (gốc Hải Dương); Bùi Cầm Hổ, Nguyễn Công Trứ có tài kinh bang tế thế; Đặng Dung, Nguyễn Biểu, Phan Đình Phùng với khí tiết xả thân vì dân tộc; Nguyễn Huy Oánh, Bùi Dương Lịch, Phan Nhật Tĩnh những nhà giáo xuất sắc; và Nguyễn Du - thi bá của muôn đời... Thời hiện đại, vùng đất này cũng là nơi sinh trưởng của Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Khắc Viện, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Đình Tứ và nhiều tên tuổi lớn khác... Đây cũng là quê hương của hai nhà hoạt động cách mạng: cố Tổng Bí thư Trần Phú và Hà Huy Tập.
    Hà Tĩnh còn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng như: làng hát ca trù Cổ Đạm, chèo kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trương Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú... Nhiều làng nề nếp, phong lưu có nhiều lễ hội, hương ước, phong tục như: Kim Chuỳ, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đôi, Phù Lưu Thượng... Các làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông La, sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố đã để lại cho vùng quê Hà Tĩnh và đất nước những áng thơ văn bất hủ, những trước tác quý giá và những khí phách kiên trung. Đó là những di sản Văn hoá tiêu biểu bồi đắp cho tâm hồn người Hà Tĩnh qua nhiều thế hệ và mai sau. Và là những tài nguyên quý giá để khai thác du lịch, nhất là du lịch văn hóa.

    Di tích lịch sử văn hoá
    Nhà thờ họ Lê, Nhà thờ thọ Phan Huy
    Chứng tích chiến tranh Trường Cấp II Hương Phúc
    Địa điểm chỉ huy Sở tiền phương Tổng cục hậu cần Bộ tư lệnh 559, Bộ tư lệnh 500
    Làng K130
    Ngã ba Đồng Lộc
    Nhà Mai Kính
    Khu căn cứ Vũ Quang
    Mộ Phan Đình Phùng
    Miếu Biên Sơn
    Nhà thờ và mộ Nguyễn Huy Oánh
    Nhà thờ Bùi Dương Lịch
    Nhà thờ Nguyễn Huy Tự
    Nhà thờ Phan Kính ...v.v


    Lễ hội Hà Tĩnh
    Danh mục Lễ hội hàng năm ở Hà Tĩnh
    Lễ hội - Địa điểm - Thời gian tổ chức
    1
    Sỹ Nông Công Thương
    Xuân Thành - Nghi Xuân
    Tháng 5 âm lịch hàng năm.
    2
    Lễ hội đền Chế Thắng phu nhân và tục dâng bánh chưng thờ ngày Tết
    Đền Hải Khẩu, Kỳ Anh 12/02 âm lịch
    3
    Hội lễ ở Đền Chiêu Trưng
    Đền Lê Khôi trên núi Nam giới, thuộc địa bàn 3 xã Thạch Kim - Thạch Bàn - Thạch Bắc.Mồng 2 đến mồng 4 tháng 5 âm lịch





    4
    Lễ hội Đô đài và trò "Đình đụn"
    Đền thờ Bùi Cầm Hổ - Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh.
    Ngày 12 tháng Giêng âm lịch
    5
    Lễ Cầu Ngư và Hội đua thuyền ở làng Nhượng Bạn
    Xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên
    Tháng 6 hàng năm
    6
    Tục thờ thần và lễ cầu ngư ở Hội thống
    Làng Hội Thống, Xuân Hội, Nghi Xuân
    Ngày mồng 3 tháng Hai (ÂL)

    7
    Đền Chợ Củi
    Xuân Hồng, Nghi Xuân
    Tháng Giêng âm lịch hàng năm
    8
    Hội lễ ở làng Giáo Phường Cổ Đạm
    Đình Hoa Vân Hải, Cổ Đạm, Nghi Xuân
    11 - Tháng Chạp hàng năm
    9
    Hội Cầu Ngư ở làng Động Gián
    Cương Gián, Nghi xuân. Vào mùa Xuân
    10
    Lễ hội Chùa Hương
    Chùa Hương, Thiên Lộc, Can Lộc
    18/02 âm lịch
    11
    Lễ hội Đền Tam Lang
    Đền Cả ở Phan Xá, Hậu Lộc, Can lộc
    05 và 06 tháng Giêng âm lịch
    12
    Hội lễ đền Thái Yên
    Làng Thái Yên, Đức Bình, Đức Thọ
    Vào mùa Xuân
    13
    Hội Làng Long Đan
    Thạch Long, huyện Thạch Hà
    Vào mùa Xuân
    14
    Bơi thuyền
    - Trung Lương, Vân Chàng, thị xã Hồng Lĩnh.
    - Xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh.
    - Làng Kim Đôi, Thạch Kim và làng Mai Phụ, Thạch Bắc, Thạch Hà.
    Vào mùa Xuân
    15
    Hội Đình Đụn
    Thạch Khê, Thạch Hà
    Vào mùa Xuân
    16
    Lễ Kỳ phúc và Hội thi vật ở Thuần Thiện
    Xã Thuần Thiện, Can Lộc
    Đầu Xuân và Rằm tháng Sáu
    17
    Thi Nấu Cơm
    - Bùi Xá - Đức Thọ
    - Long Trì, Tuần Tượng - Kỳ Anh- Phong Phú, Long Đan- Thạch HàVào mùa Xuân
    18
    Kỳ Phúc Lục Ngoạt
    Thạch Lạc, Thạch Trị - Thạch Hà
    14 và 15/07 âm lịch
    19
    Lễ hội Chùa Chân Tiên
    Chùa Chân Tiên - Thịnh Lộc - Can Lộc
    03/03 âm lịch
    20
    Hội làng Thanh Lương
    Đình Thanh Lương, Thụ Lộc - Can Lộc
    Ngày 6 tháng 6 âm lịch
    21
    Hội xuân và trờ chơi vạt cầu ở làng Trung Lễ
    Xã Trung Lễ, Đức Thọ
    Đầu Xuân
    22
    Hội Chay ở chợ tỉnh Hà Tĩnh
    Thị xã Hà Tĩnh
    Tết Trung nguyên
    23
    Hội chợ Tết ở Thịnh xá
    Sơn Thịnh, Hương Sơn
    Ngày 19, 20 tháng Chạp
    24
    Hội hát ghẹo và tục ăn cá gỏi ở Mỹ Xuyên
    Đức Lập, Đức Thọ
    Cuối Xuân , đầu Hạ
    25
    Hội cờ người ở Trung Thịnh, Yên Điềm
    Thịnh Lộc, Can Lộc
    Đầu Xuân
    26
    Lễ rước Hến ở Kẻ Thượng
    Xã Trường Sơn, Đức Tho
    07 tháng Giêng âm lịch
    27
    Kỷ niệm ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh
    Khu di tích Ngã 3 Nghèn, thị trấn Nghèn, Can Lộc
    12/09 dương lịch
    28
    Kỷ niệm ngày hy sinh 10 nữ Anh hùng tại Ngã ba Đồng Lộc
    Ngã ba Đồng Lộc xã Đồng Lộc, Can Lộc
    24/07 dương lịch

    Khu du lịch nổi tiếng
    Khu di tích lich sử Ngã ba Đồng Lộc
    Khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du
    Khu di tích đại danh y Hải Thượng Lãn Ông
    Đền thờ Nguyễn Biểu:
    Đền thờ Song Trạng
    Mộ Song Trạng ở Ân Phú
    Đền thờ Bùi Cầm Hổ
    Mộ Phan Đình Phùng
    Nhà thờ Phan Đình Phùng
    Khu lưu niệm Trần Phú
    Nhà thờ và mộ Lê Bôi
    Đền thờ Lê Quảng Ý và Lê Quảng Chí
    Nhà thờ Nguyễn Công Trứ
    Đình Hội Thống
    Đền Củi: thờ Đức Hoàng Mười
    Chù Am
    Điện thờ Lê Triều Hoàng Hậu ở Ân Phú với 7 sắc phong
    Khu du lịch sinh thái hồ Kẻ Gỗ, suối nước nóng Sơn Kim
    Chùa Hương tích núi Hồng

    c. Hiện trạng hoạt động du lịch ( nhũng mặt mạnh và khó khăn, hạn chế )
    Trong những năm gần đây, cùng với phát triển sôi động của ngành du lịch cả nước, hoạt động du lịch Hà Tĩnh đã có những chuyển biến đáng ghi nhận. Hiện nay du lịch - dịch vụ chiếm 36% trong tổng cơ cấu kinh tế của tỉnh.
    Du khách đến Hà Tĩnh trong những năm gần đây có sự tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài khách nội tỉnh, hằng năm, Hà Tĩnh đón đông đảo du khách từ mọi miền trong cả nước và từ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là từ Lào. Số lượng khách có sự tăng nhanh, từ 8.974 lượt khách năm 1992 tăng lên 75.840 lượt khách năm 2002. Cùng với sự tăng lên của thời gian lưu trú, mức chi tiêu của du khách cũng tăng lên và mục đích du lịch ngày càng đa dạng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Hà Tĩnh ngày càng được hoàn thiện, đặc biệt là các cơ sơ lưu trú, cơ sở ăn uống và các cơ sở vui chơi giải trí. Hà Tĩnh hiện có trên 150 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch. Với 76 khách sạn với 2100 phòng, trong đó có 900 phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Trong số này có 76 cơ sở trên 10 phòng. Gồm 3 khách sạn 3 sao, 8 khách sạn 2 sao, 14 khách sạn 1 sao và 3 cơ sở đạt tiêu chuẩn tối thiểu như: Khách sạn Bình Minh**, Khách Sạn công đoàn Hà Tĩnh, Khách sạn Hoành Sơn , Khách sạn Hương Sen, Khách sạn Hương Thuỷ, Khách sạn Kiều Hoa, Khách sạn Lâm Hồng, Khách sạn Lam Kiều **, Khách sạn Tân Giang *,Khách sạn Thành Sen, Khách sạn Thiên Ý ***, Nhà nghỉ Cầu Phú, Nhà nghỉ Hương Sơn, Nhà nghỉ Công Đoàn…Doanh thu từ ngành du lịch tăng liên tục qua các năm, từ 2.686 triệu đồng năm 1992 tăng lên 78.000 triệu đồng năm 2003. Trong đó, chủ yếu là thu từ dịch vụ bán hàng (39,12%), thuê phòng (28,42%) và ăn uống (27,55%). Khoảng 90% doanh thu do địa phương quản lý . Hà Tĩnh đang phấn đấu đón 1 triệu khách du lịch nội địa và 5 vạn lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2015.
    Bên cạnh những những mặt mạnh kể trên, hiện trạng du lịch Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế như lượng khách tham quan không ổn định, thời gian lưu trú ngắn; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa được mở rộng và nâng cấp; các đặc sản, lễ hội, phong tục…chưa được nâng tầm thành sản phẩm du lịch độc đáo xứng tầm; đội ngũ lao động còn nhiều hạn chế, Số lượng lao động trong ngành du lịch có tăng song chất lượng lao động vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, nhất là trình độ ngoại ngữ…Phát huy hơn nữa những lợi thế và khắc phục những hạn chế nêu trên, tin chắc du lịch Hà Tĩnh sẽ còn phát triển hơn nữa, tương xứng với tiềm năng du lịch nơi đây.
    Hà Tĩnh tương đối đa dạng về tiềm năng du lịch, song thực tế sản phẩm du lịch vẫn chưa thật đặc sắc. Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch Hà Tĩnh đã có sự phát triển không ngừng. Song để đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế tỉnh nhà còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
    d. Những biện pháp khắc phục khó khăn hạn chế đồng thời xây dựng du lịch Hà Tĩnh.
    Trước hết, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch. Kết hợp nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác nguồn vốn nước ngoài và các tổ chức quốc tế và huy động tiềm lực trong nhân dân theo phương châm xã hội hóa phát triển du lịch để đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất ngành du lịch.
    Thứ hai, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển du lịch và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch trong thời kỳ hội nhập.
    Thứ ba, tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch nhằm tạo lập và nâng cao hình ảnh đất nước - con người Hà Tĩnh trong lòng bè bạn trong nước và quốc tế; nâng cao chất lượng và tinh thần thái độ phục vụ trong hệ thống các cơ sở có liên quan đến du lịch.
    Thứ tư, quan tâm chỉ đạo công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch; tăng cường giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư. Chú ý giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường bảo đảm phát triển bền vững.
    Thứ năm, quan tâm tới vấn đề đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch theo hướng gắn với bản sắc văn hóa vùng, miền nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong phát triển du lịch. Tập trung khai thác có hiệu quả các loại hình du lịch: du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa kết hợp với lễ hội truyền thống…
    Thứ sáu, đẩy mạnh việc kết nối các tour, tuyến du lịch giữa các địa phương, giữa địa phương và các hãng lữ hành để thu hút du khách về tham quan các thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương.
    Với những lợi thế về giao thông đường bộ, đường thủy và gắn với các thắng cảnh, di tích chúng tôi sẽ mở rộng tour du lịch trong nước và quốc tế, nhằm phát triển mạnh mẽ ngành du lịch xứng đáng với tiềm năng vốn có của tỉnh nhà.
    Nói tóm lại, “ Hà Tĩnh quê tôi đẹp lắm mời bạn đến thăm”. Hà Tĩnh không chỉ có thiên nhiên hữu tình mà con người nơi đây cũng rất thân thiện, hiếu khách. Nếu một lần đến thăm Hà Tĩnh bạn sẽ không khỏi bất ngờ trước sự thay đổi của quê tôi, mảnh đất xưa kia bị đan bom cày xới, nay đang từng ngày từng giờ thay da đổi thịt. Cùng với cả nước Hà Tĩnh đang ra sức xây dựng quê hương giàu mạnh, khai thác tốt lơi thế của mình phát triển Du lịch ngang tầm khu vực và quốc tế.
    Đối với tôi, Hà Tĩnh đúng như nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết : “Quê hương mỗi người chỉ một như là chỉ một mẹ thôi. Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nỗi thành người”. Nếu có thể tôi xin đem phần sức nhỏ bé của tôi về phát triển Du Lịch Hà Tĩnh, xây dựng quê hương Hà Tĩnh, chính vì lẽ đó mà tôi đã theo ngành Du Lịch như hiện nay.
    mới tham gia diễn đàn vì không biết phô từ hà tịnh ra ở mô cả, vô trong ni học buồn chết mẹ đi được, phô chi ai cụng nó hiểu, mặc dù đã dùng từ toàn dân. lâu sợ quên mất kì âm hưởng quê hương nên chui vô dd nhưng còn bợ nghợ lắm. hỏi thì một số đứa cụng nhiệt tình chi cho nhưng một số đứa hấn kiêu căng ghê. mất mặt Hà Tịnh qua'. thế là quyết tâm mò cho ra, nên post bài tâm sự ni đầu tiên đó. Rất vui khi được phô chuyện với bạn mi.
    Cụng dệ mà. Ung vọc tỉ là biết ngay ah chơ tui khung biết nói răng cho ung hỉu cả:-S. Thông cảm hi:D
    huế à tau thanh hà đây mi có nhớ tau không tau học a7 mi huế học cấp 3 minh khai phải không?
  • Loading…
  • Loading…
  • Loading…