• Các thành viên chú ý, NHT trở lại vẫn giữ những thông tin cũ, bao gồm username và mật khẩu. Vì vậy mong mọi người sử dụng nick name(hoặc email) và mật khẩu cũ để đăng nhập nhé. Nếu quên mật khẩu hãy vào đây Hướng dẫn lấy lại mật khẩu. Nếu cần yêu cầu trợ giúp, xin liên hệ qua facebook: Le Tuan, Trân trọng!

Tiểu thư 9X sở hữu 300 'chân dài'

Nguyễn Tiến Dũng

Nguyễn Tiến Dũng
#1
Tôi sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hà Tĩnh, mảnh đất miền Trung đầy nắng gió, bố mẹ là công chức nhà nước nhưng có kinh doanh về lĩnh vực bất động sản nên từ nhỏ tôi đã sống trong nhung lụa.


Hoàng Phương Thảo

Ít ai biết rằng, đằng sau gương mặt xinh đẹp và sự từng trải trong công việc, Hoàng Phương Thảo từng khủng hoảng vì không biết ước mơ của mình là gì và phải bắt đầu từ đâu để sống tốt.

Tiểu thư đi tìm lý tưởng sống

Đến năm học lớp 9, khi tôi chuẩn bị thi vào trường cấp 3 thì một hôm, ba tôi hỏi: “Thế ước mơ của con là gì”. Lúc đó, tôi hồn nhiên nói với ba về những tưởng tượng của mình khi lớn lên: “Con sẽ đi học đại học, đi làm, rồi lấy chồng sinh con và có một cuộc sống hạnh phúc thôi!”. Ba tôi đã quay lại và nói rằng: “Ước mơ của con gái ba có bình yên quá không?”

Lúc đó, tôi thực sự bất ngờ, từ bé, chưa bao giờ tôi phải vất vả. Mặc dù mẹ đã dạy cho tôi về nữ công gia chánh nhưng mọi cuộc sống của tôi luôn bình yên và hạnh phúc. Tôi vẫn thường nghĩ rằng sau này khi lớn lên rồi mình cũng sẽ chỉ như thế mà thôi.

Vậy thì, tôi sẽ làm gì, tôi sẽ trở thành người như thế nào? Khi mà những dự định đi học, đi làm rồi lấy chồng sinh con của tôi được xem là bình thường quá!

Thế rồi, ba tôi, một doanh nhân có tiếng ở Hà Tĩnh đã dẫn tôi đi theo đến những cuộc gặp gỡ với đối tác. Tôi không bao giờ quên được cảm giác của mình khi được gặp những người lớn tuổi và nghe người lớn bàn chuyện làm ăn. Đó là một thế giới đầy những cam go và thử thách, một thế giới của trí tuệ và tiền bạc, của những người có “máu mặt”. Nó hoàn toàn đối lập với căn phòng nhỏ xinh của một con bé mới 15 tuổi như tôi.

Về nhà, ba không nói nhiều, nhưng sau một số lần dẫn tôi đi cùng đối tác, tôi cảm nhận ông đang muốn tôi mở rộng tầm mắt và thay đổi nhận thức của mình. Và tốt nghiệp lớp 12, tôi đã hoàn toàn thay đổi, tự chính bản thân mình, tôi nhận ra mình nhạy cảm hơn, sắc sảo hơn và tôi đã biết ước mơ của mình là gì.


Số tiền đầu tiên kiếm được sao mà ít thế

Trước tôi, anh trai đã đi du học ở nước ngoài, là con gái, tôi không muốn xa ba mẹ quá, cho nên cuối năm lớp 12, tôi quyết định thi đại học trong nước.

Tháng 10 năm 2008, ngày đầu tiên đặt chân lên Hà Nội, khi ba mẹ lên xe về Hà Tĩnh, tôi không hề khóc. Có lẽ tôi khác với nhiều bạn ngoại tỉnh đi học xa nhà, đó là sự mạnh mẽ, và quan trọng là tôi không muốn ba mẹ lo lắng. Lúc quay trở lại phòng, tôi nghĩ: “Mình phải sống thật tốt”.

Tôi học khoa Kế toán Tài chính ngân hàng ĐH Quốc tế (ĐH Quốc Gia Hà Nội) khoa, trường học lẫn nhà trọ của tôi đều ở làng sinh viên Hacinco nên cuộc sống của tôi chỉ quẩn quanh ở đây.

Mỗi ngày, tôi chỉ có học, chơi, hết. Quá nhạt, và quá phí thời gian. Trong khi đó, cứ vào mạng internet đập vào mắt tôi là những hình ảnh các bạn cùng tuổi làm được cái này, cái kia, hot girl này đóng quảng cáo, quay phim, hot boy khác lại mở shop…. Tôi tự hỏi, “mình phải làm gì để trở thành một doanh nhân đây?”.

Tôi không muốn xin tiền ba mẹ để khởi nghiệp, cũng không thích chỉ kiếm mấy chục triệu, mở cái shop rồi kiếm lời hằng ngày. Mục đích của tôi là doanh nhân, cực kỳ thành đạt, và do đó tôi xác định mình phải học cách marketing và quản lý nhân sự. Chính vì thế, tôi quyết định sẽ tự mình học và tự đi lên bằng chính những gì bản thân mình có mà không phải dựa vào ba mẹ. Nhưng nói gì thì nói, thời điểm đó tôi vẫn chưa nghĩ ra là mình sẽ làm gì để có vốn và bắt đầu kinh doanh từ cái gì.

Đến tháng 12 năm 2008, tôi tham gia cuộc thi Miss Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là lần đầu tiên thử sức mình ở một môi trường rộng lớn. Tôi không lo lắng quá nhiều về hình thức, trí tuệ và giao tiếp. Nhưng thực sự, tôi cảm thấy rất buồn, vì tôi cảm nhận được cái thiệt thòi của một người ngoại tỉnh ở Hà thành. Tất cả những bạn vào vòng chung kết, trừ tôi và hai cô bạn người Trung Quốc, đều là người Hà Nội, chỉ thi Miss cấp trường thôi nhưng họ được bố mẹ đưa đi đón về, quần áo là lượt…

Và tôi chẳng được giải gì từ cuộc thi đó!

Thế nhưng, ngay hôm ấy, một anh nhiếp ảnh đã đến gặp và mời tôi đi làm người mẫu ảnh cho tạp chí. Thực sự thì lúc đó tôi không nghĩ rằng sẽ có một ngày mình diễn trước ống kính, nhưng tôi nghĩ cứ tự nhiên, và bộc lộ được cá tính của mình, thế là tôi diễn. Sau một ngày “vật vã” ở studio, tôi cũng hoàn thành buổi chụp hình. Khi anh chụp ảnh mỉm cười và bảo “tốt lắm” thì tôi nhẹ cả người.

Và số tiền đầu tiên mà tôi tự làm ra từ bộ ảnh đó là 800.000 đồng. Chỉ có điều, sau niềm vui vì tự mình kiếm ra tiền thì tôi tự hỏi: “Sao số tiền mình kiếm được ít thế?. Thế là, tôi bắt đầu “toan tính” cho việc kiếm thật nhiều tiền.

Thủy Nguyên​

Kỳ 2: Quản lý 300 người đẹp ở tuổi 19


Hoàng Phương Thảo sinh năm 1990
Cựu học sinh lớp 12 chuyên, trường THPT Năng Khiếu Hà Tĩnh

Sinh viên năm hai trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc Gia Hà Nội)

1 trong 20 thí sinh lọt vào vòng chung kết Miss Teen 2009

Hiện tại cô là quản lý của 300 PG và PB ở Hà Nội

Làm người mẫu ảnh cho nhiều báo và tạp chí, tham gia đóng bộ phim Bộ tứ 10A8 và Bi ơi, đừng sợ


(sưu tầm từ internet)
 

TuanNS

>invisible
Staff member
#2
Cho thêm thông tin đi bác!
Hot ghê hi!
Thật không ngờ đó!
 
#3
Bà chủ 9x kể chuyện quản lý các chân dài
Làm việc quá sức, tôi lăn ra ốm. Trên chiếc giường nhỏ, tôi nằm lẻ loi một mình. Hà Nội với sân khấu, bữa tiệc xa hoa rực rỡ, đại gia, chân dài..., tất cả trở nên xa xăm...
Kỳ 1: Tiểu thư 9X sở hữu 300 'chân dài'

Tôi đi làm… chân dài

Sau gần 3 tháng liên tục làm người mẫu ảnh cho các tạp chí và báo tuổi teen, tôi đã có khá nhiều mối quan hệ trong giới tổ chức sự kiện.

Tháng 4 năm 2009, tôi quyết định lập nhóm PG và bắt đầu việc quản lý nhân sự. Thời gian ban đầu nhóm của tôi có khoảng 50 thành viên, và đến lúc này thì con số khoảng 300 bạn, trong đó ít tuổi nhất sinh năm 1994 và lớn tuổi nhất sinh năm 1986.

Những tưởng mọi việc sẽ theo một quy trình mà theo tính toán của mình là “chuẩn không cần chỉnh”: tuyển người, dựa vào mối quan hệ và đi làm event, có tiền, trả lương….

Ngay sau vài show đầu tiên, tôi đã bị một đòn phủ đầu về kinh nghiệm làm việc. Hôm đó, tôi dẫn khoảng 20 PG đi show 16 ngày ở ngoại tỉnh. Thế nhưng khi xuống đó, dường như thấy tôi còn quá trẻ, người phụ trách đã ép giá 200.000 đồng/PG, trong khi hợp đồng thương thảo là 500.000 đồng. Qua lại mãi, chị ta vẫn khăng khăng ép giá, lúc đó nếu quay về thì show bị vỡ, nhưng tôi vẫn nói cứng: “Nếu chị đồng ý cái giá đấy thì em làm, còn không thì thôi, em nhất định không chấp nhận kiểu làm ăn như thế và sẽ đưa nhóm về Hà Nội ngay lập tức”.

Có người lúc vào nghề này những tưởng là nhàn hạ, xa hoa lắm, nhưng thực ra PG không phải lúc nào cũng sống trong nhung lụa. Đối với những sự kiện diễn ra vào buổi tối, từ 4h chiều chúng tôi đã phải có mặt tại địa điểm tổ chức để sắp xếp chương trình. Có thể kéo dài đến 9 giờ hoặc muộn hơn, và thường trong khi mọi người đứng ngồi ăn uống thỏa thê thì tôi và các người đẹp vẫn phải làm việc.

Hoặc có lúc tôi nhận hợp đồng quảng bá cho một nhãn hiệu thuốc lá, thì nhân viên sẽ phải đến các quán cà phê, quán ăn, quán bar… để tiếp thị. Tại đó, có một số người sẽ chẳng để ý đến bạn đang nói gì mà chỉ chăm chăm nhìn vào các vòng trên cơ thể bạn. Đã từng làm PG, tôi hiểu rõ cảm giác của nhân viên mình, nhất là với những bạn với vào nghề, dù biết trước vẫn có thể tự ái, tủi thân. Lúc ấy, tôi phải nhờ đến quản lý trực tiếp ở đó ra dàn xếp để tránh xảy ra chuyện khiếm nhã hơn.

Cũng đã từng bị đối thủ "dằn mặt", nhưng vốn đã từng theo chân ba đến các vụ "làm ăn" nên tôi cũng thuộc dạng cứng cỏi, tùy thuộc vào tình thế mà nhường hoặc lấn tới. Ngay cả nhân viên, một vài người đã không tôn trọng kỷ luật lúc làm việc, dù có xinh bao nhiêu mà sau mấy lần nhắc nhở vẫn tiếp tục đến muộn, thái độ không tốt tôi đã phải cho nghỉ việc. 19 tuổi, tôi rất khó khăn khi đưa ra quyết định đó, bởi các bạn cũng như tôi, là sinh viên, đều cần tiền, cần việc làm, cũng có sai sót... tuy nhiên, đã làm việc thì không thể vì một vài cá nhân lơ đãng mà ảnh hưởng đến uy tín của mình và công việc của đối tác.

Bạn hỏi tôi rằng, đi làm kiếm tiền nhiều thế, mà chỉ có học với công việc, thì tiêu vào đâu? Đôi lúc, tôi chẳng tiêu tiền gì cả, có tháng kiếm được 40 triệu đồng, tôi cũng chỉ mua ít đồ và những món quà tặng mẹ, tặng ba.

Thực ra thì, tự làm ra tiền, cho nên tiêu tiền đối với tôi là cả một vấn đề. Không như nhiều bạn con nhà khá giả khác, khi mua một cái gì, tôi cân nhắc rất kỹ, quần áo thì không nhất thiết phải là hàng hiệu, nhưng túi xách, giầy và nước hoa là những thứ mà tôi có thể chấp nhận “đắt xắt ra miếng”. Tôi nghĩ, quần áo thì không cần hiệu nhìn vào cũng thấy đẹp, nhưng mùi hương luôn khiến bạn để lại ấn tượng đặc trưng đối với người khác, nhất là trong chuyện làm ăn.

Khủng hoảng và ước mơ
Từ ngày đi làm, tôi thường xuyên rơi vào trạng thái khủng hoảng. Mỗi ngày, thời gian ngủ của tôi nhiều nhất chỉ khoảng 4 tiếng. Buổi sáng, tôi dậy lúc 8h, triển khai công việc, đến 1h chiều tôi đã có mặt ở trường (nếu có chương trình thì đi làm từ sáng và sau đó chạy “hùng hục” đến trường), tối có thể đi show hoặc tiếp tục làm việc cho đến khoảng 3-4h sáng.

Tôi rất sợ tốn thời gian, cho nên tôi rất ít đi chơi, đi du lịch hoặc xem phim … trở thành những thứ xa xỉ đối với tôi.

Công việc dồn dập cộng với việc học khá nặng nề nên tôi lúc nào cũng căng như dây đàn. Mỗi ngày tôi chỉ ăn một bữa, có khi chỉ kịp đến trường với một chiếc bánh mì và chiều về đi làm đến đêm với cái dạ dày rỗng. Và tôi lăn ra ốm, trên chiếc giường nhỏ, tôi nằm lẻ loi một mình. Hà Nội với những sân khấu, bữa tiệc xa hoa rực rỡ, đại gia, chân dài hay…, tất cả trở nên xa xăm, chỉ còn lại nỗi cô đơn, buồn tủi và khát khao được chở che.

Tháng 6/2009, tôi lặng lẽ đăng ký cuộc thi Miss Teen. Tại đây tôi gặp rất nhiều bạn vượt trội về nhan sắc và cá tính khiến tôi cảm thấy hơi e ngại. Nhưng đã đến rồi thì “chiến” hết sức thôi!

Đến tháng 7/2009, trong khi công việc đang thuận lợi thì tôi rơi vào trạng thái “xì trét” vì chuyện gia đình. Căn bệnh ung thư của mẹ tôi bùng phát, tôi bỏ hết mọi việc ở Hà Nội và ngay lập tức về Hà Tĩnh. Nhìn mẹ, tôi đau đớn … học hành, tiền bạc, danh vọng…. để làm gì khi cuộc sống của tôi thiếu vắng mẹ. Và tôi muốn vất tất cả mọi thứ để về bên mẹ thật lâu.

Mẹ, với lòng yêu thương và sự sắc sảo của một phụ nữ nhiều va chạm trên thương trường đã khuyến khích tôi mạnh mẽ hơn để trở lại Hà Nội. Sau một tuần, tôi về lại trường với một núi việc. Và điều quan trọng nữa, là tôi nhận được lời mời tham gia bộ phim Bi ơi, đừng sợ.

Nhân vật mà tôi sẽ thể hiện là một cô gái 15 tuổi làm nghề cắt tóc gội đầu, với nghề nghiệp khá gợi cảm này, cô gái gặp rất nhiều cám dỗ trong cuộc sống, nhưng trái tim, nghị lực đã khiến cô vẫn sống trong sạch. Kịch bản và vai diễn rất thú vị, cộng với việc muốn thử sức ở lĩnh vực nghệ thuật và rũ bỏ những căng thẳng mà mình vừa trải qua, tôi đã đồng ý tham gia bộ phim này.

Bạn tôi hỏi, kinh doanh và nghệ thuật thì tôi chọn lĩnh vực nào, khi mà tôi còn quá trẻ và phải học quá nhiều. Tôi nghĩ rằng sẽ khó có sự lựa chọn, vì tôi vẫn tin rằng mình sẽ trở thành một doanh nhân rất thành đạt và cũng có thể theo đuổi nghệ thuật.

Thủy Nguyên