• Các thành viên chú ý, NHT trở lại vẫn giữ những thông tin cũ, bao gồm username và mật khẩu. Vì vậy mong mọi người sử dụng nick name(hoặc email) và mật khẩu cũ để đăng nhập nhé. Nếu quên mật khẩu hãy vào đây Hướng dẫn lấy lại mật khẩu. Nếu cần yêu cầu trợ giúp, xin liên hệ qua facebook: Le Tuan, Trân trọng!

Thời sự - Kinh tế - Chính trị

Bí thư tỉnh nhiệm kỳ mới

Trong phiên làm việc chiều 9-9, Đại hội tiếp tục thảo luận và tiến hành bầu BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2010-2015; bầu trực tiếp Bí thư Tỉnh uỷ. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình được Đại hội tiếp tục tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ, khoá XVII, nhiệm kỳ 2010-2015.
Phát biểu tại Đại hội, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng biểu dương và chúc mừng Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh về những thành tựu quan trọng đạt được trong nhiệm kỳ qua đã góp phần tích cực vào thành tựu chung của đất nước. Trên cơ sở kết quả đạt được, cũng như còn những tồn tại, hạn chế, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng chỉ rõ: Sự phát triển của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của địa phương, một số chỉ tiêu chưa đạt so với mục tiêu Nghị quyết đại hội đề ra. Đến nay, Hà Tĩnh vẫn chưa thoát khỏi tỉnh nghèo; qui mô kinh tế còn nhỏ bé; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và tính bền vững chưa cao; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, nhất là ở các huyện miền núi.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị Đại hội cần khẳng định: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững; sớm thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo; xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ phát triển". Vì vậy, mọi chỉ tiêu cơ bản cũng như nhiệm vụ giải pháp đều phải tập trung hướng vào phương hướng, mục tiêu này. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, đòi hỏi phải có quyết tâm cao cùng những giải pháp mạnh mẽ mang tính đột phá của Đảng bộ và nhân dân mới đạt được. Trên tinh thần đó, tỉnh cần xác định rõ tiềm năng, lợi thế, nhất là về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, giao thông, nguồn nhân lực, truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng…; rà soát, tính toán kỹ các mục tiêu, kế hoạch, huy động và phát huy tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Cần phải đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế theo hướng từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo phát triển nhanh, có chất lượng và bền vững. Đặc biệt là cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã kết luận tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh ngày 05/8/2010.
 

mrhoai

New Member
Chúc mừng bác.

Với số phiếu 347/348, ông Nguyễn Thanh Bình đã được bầu làm Bí thư tỉnh ủy chiều 9/9. Đại hội có 348 đại biểu chính thức thay mặt cho 84.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ.

Mà lạ nhỉ vẫn có 1 người không bầu. ...
 

asrichle

** Nỏ Có Chi**
Với số phiếu 347/348, ông Nguyễn Thanh Bình đã được bầu làm Bí thư tỉnh ủy chiều 9/9. Đại hội có 348 đại biểu chính thức thay mặt cho 84.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ.

Mà lạ nhỉ vẫn có 1 người không bầu. ...
1 người không bầu đó chỉ có thể là giám đốc Sở Công Thuơng...Pờ vờ cờ...
Hoặc là Phó Chủ tịch : Hà Thạch Hô
CHuyện CT bàn mần chi hè.=))
 
Với số phiếu 347/348, ông Nguyễn Thanh Bình đã được bầu làm Bí thư tỉnh ủy chiều 9/9. Đại hội có 348 đại biểu chính thức thay mặt cho 84.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ.


Mà lạ nhỉ vẫn có 1 người không bầu. ...
Thì ở đâu cũng có Anh Hùng chứ - Cũng như trong muôn vàn bùn đất đá và cát thì ở đâu đó vẫn có nhưng hạt vàng sa khoáng chứ bạn - Sao lại lạ hả bạn:yociexp57:
 

Đoàn Nguyễn

Em là Đoàn Nguyễn
Xây dựng nhà máy thép Formosa gần 9 tỉ đô la

Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh sẽ xây dựng Nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh có công suất 7,5 triệu tấn/năm và cảng Sơn Dương với vốn đầu tư giai đoạn 1 lên tới 8,9 tỉ đô la Mỹ vào đầu tháng 10 tới ngay sau khi được giao toàn bộ diện tích đất 3.300 héc ta vào cuối tháng 9 này.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online chiều 15-9, ông Chu Xuân Phàm, chuyên viên Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh cho biết, sau khi được giao đầy đủ 3.300 héc ta đất (bao gồm cả diện tích mặt nước), công ty sẽ hoàn thành tiến độ xây dựng nhà máy thép trong vòng 36 tháng và cảng Sơn Dương trong vòng 48 tháng như cam kết trong giấy chứng nhận đầu tư được cấp.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự, đến cuối tháng 9, tỉnh sẽ hoàn tất việc bàn giao đầy đủ diện tích đất tại 5 xã ở huyện Kỳ Anh cho Tập đoàn Formosa (Đài Loan) để sớm triển khai dự án khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh và cảng Sơn Dương.
Ông Cự cho biết, hiện nay chỉ còn vài chục héc ta chưa giải phóng xong, dự kiến cuối tháng 9, tỉnh sẽ giải phóng dứt điểm và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai dự án.
Vừa qua, Tập đoàn Formosa quyết định tăng vốn đầu tư giai đoạn 1 của dự án từ 7,9 tỉ đô la Mỹ lên 8,9 tỉ đô la Mỹ. Vốn của cả 2 giai đoạn là 16 tỉ đô la Mỹ.
Hiện Formosa đang triển khai xây dựng một số hạng mục như đường nội bộ, khu ký túc xá, nhà ở công nhân, san lắp mặt bằng, các công trình điện nước…
Theo kinh tế Sài gòn online
 

theblues

New Member
(KinhDoanh38.Com)Ngày 4/8, ông Võ Hồng Hải - Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Sau khi H

(KinhDoanh38.Com)Ngày 4/8, ông Võ Hồng Hải - Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Sau khi Hội đồng nghệ thuật thẩm định, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh nhất trí chọn biểu trưng (logo) của hoạ sỹ Trần Hoài Đức (Hà Nội) để làm biểu trưng cho lễ kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hà Tĩnh (1831-2011).

Hội đồng nghệ thuật đánh giá cao mẫu biểu trưng của hoạ sỹ Trần Hoài Đức với cách nhìn hàm chứa cả một tổ hợp (sự kiện, hình và màu); trung tâm là ngọn bút lông, bông sen và trang sách.[TABLE="width: 200, align: center"]
[TR]
[TD]
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="class: pCaption"]Biểu trưng kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh[/TD]
[/TR]
[/TABLE]

Ngọn bút lông nói lên Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt. Trang sách nói lên Hà Tĩnh vùng đất nổi tiếng về học hành, khoa cử, văn chương. Bông sen tượng trưng cho vẻ đẹp sang trọng, phẩm chất con người Hà Tĩnh cao quý, ngoài ra còn có hình ảnh núi Hồng, sông La.
Mẫu biểu trưng có sự phối hợp giữa 5 màu với sự sắp xếp sáng tạo của tác giả.
Thiết thực kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hà Tỉnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Sở VH-TT&DL phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng tỉnh Hà Tĩnh. Với yêu cầu biểu trưng phải có tính khái quát cao, phản ánh được đặc trưng địa lý, văn hóa, lịch sử của Hà Tĩnh, đảm bảo sử dụng lâu dài và thể hiện được trên mọi chất liệu. Trong hai tháng phát động cuộc thi, có 250 tác phẩm của 110 tác giả từ mọi miền Tổ quốc gửi về cho ban tổ chức.Ban tổ chức đã lựa chọn 5 mẫu biểu trưng vào vòng chung khảo, trong đó có 4 mẫu biểu trưng thuộc các tác giả đến từ Hà Nội và 1 mẫu biểu trưng của tác giả đến từ Nghệ An.Cuộc thi được sự hưởng ứng đông đảo họa sỹ, nghệ sỹ, nhiều họa sỹ đã sáng tác nhiều biểu trưng như: hoạ sỹ Nguyễn Tuấn Khởi (Hồ Chí Minh) có 20 biểu trưng, hoạ sỹ Trần Hoài Đức có 10 biểu trưng. Nhiều người tuổi đã cao nhưng cũng nhiệt tình tham gia như: hoạ sỹ Nguyễn Duy Lẫm (Hà Nội), 63 tuổi, người trẻ tuổi nhất là Võ Doãn Tuấn (Nghệ An), 30 tuổi.Để cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng có chất lượng, trước đó, Sở VH-TT&DL đã tổ chức cho nhiều tác giả, hoạ sỹ, nghệ sỹ đến tham quan các danh lam, thắng cảnh, tìm hiểu về đất và con người Hà Tĩnh.
VŨ VIỄN
Theo baohatinh.vn
 

theblues

New Member
Nông thôn mới nhìn từ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

(KinhDoanh38.Com) - Phát triển CN-TTCN, làng nghề tại địa bàn nông thôn không chỉ tạo việc làm tại chỗ cho nhiều lao động và khai thác được thế mạnh của từng địa phương mà còn góp phần giảm nghèo, thúc đẩy phát triển KT-XH. Đây cũng là hướng đi tích cực để góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Là một thợ mộc sống bằng nghề cha ông để lại, chưa bao giờ gia đình anh Phan Đăng Yên lại nghĩ rằng mình có thể mở rộng sản xuất, làm giàu ngay trên chính quê hương Thái Yên -vùng đất trước đây vốn được xem là cái nôi của những người thợ tài hoa nhưng phần lớn phải phiêu dạt làm ăn xa cùng với túi đồ nghề đẽo đục. Ấy vậy mà giờ đây Thái Yên rộn ràng gần trăm xưởng mộc, mỗi xưởng có từ 15- 40 nhân công, vừa tạo công ăn, việc làm cho lao động địa phương vừa giữ gìn, phát huy được nét truyền thống của làng mộc.


Cụm công nghiệp tập trung giúp người dân làng nghề Thái Yên ngày càng mở rộng quy mô sản xuất hàng mộc

Kể từ khi xã xây dựng quy hoạch cụm CN - TTCN và đưa các hộ làm nghề vào sản xuất tập trung, một diện mạo mới đã hoàn toàn đổi thay trên vùng đất đa nghề này. Trong số các doanh nghiệp và hàng chục xưởng có quy mô tại đây, người ta biết đến anh Yên bởi bàn tay khéo léo và tài hoa của một nghệ nhân đầy sáng tạo. Với anh, một trong 27 nghệ nhân được tôn vinh trong toàn quốc, “nếu không được tạo điều kiện phát huy nghề truyền thống, người thợ sẽ khó giữ được niềm say mê và yêu nghề. Cơ ngơi hai xưởng sản xuất đồ gỗ, bình hoa mỹ nghệ rộng đến 2500m[SUP]2 [/SUP]mà anh tạo lập được cũng có từ những động lực đó.”Khu tiểu thủ công nghiệp ra đời không chỉ tập trung các cơ sở sản xuất đồ gỗ, tạo điều kiện xây dựng làng nghề, tạo thương hiệu cho Thái Yên mà hơn hết nó đã giải quyết tình trạng sản xuất nhỏ lẻ mạnh ai người ấy làm, mở ra hướng làm ăn mới, đột phá vững chắc trên thị trường cho bà con nông dân ở đây. Sản phẩm truyền thống có chỗ đứng trên thị trường, người dân Thái Yên hôm nay đã không còn phải lo nhiều đến chuyện đói no, chuyện thiếu việc làm trong mùa nông nhàn rỗi rãi. Người trẻ người già, kể cả phụ nữ nông thôn… ai cũng có thế kiếm thêm thu nhập từ chính nghề mà cha ông truyền lại.Là một trong 10 làng nghề truyền thống đã được tỉnh Hà Tĩnh xếp vào danh sách khôi phục và phát triển, nghề mộc Thái Yên thực sự đã và đang trở thành một thế mạnh để xã nhà chú trọng đầu tư xây dựng nông thôn mới. Có nghề ổn định đồng nghĩa với việc sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện đề án sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề và lao động, tạo điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.Ông Nguyễn Minh Hạ - Phó Chủ tịch UBND xã Thái Yên cho biết: “Chỉ mới hơn 5 năm trở lại đây thôi, nhờ đầu tư đúng hướng, tận dụng được tiềm năng lợi thế của địa phương, một Thái Yên hôm nay đã khởi sắc hoàn toàn. Bộ mặt nông thôn đang đổi mới từng ngày.”Nhiều năm trở lại đây, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh ta đã tăng cường các hoạt động hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn. Đã có nhiều vùng nông thôn, bà con không chỉ khôi phục được nghề mà còn có thể làm giàu bằng chính nghề truyền thống tưởng chõng đã bị mai một cùng thời gian.Theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, việc phát triển CN-TTCN nông thôn liên quan trực tiếp đến nhiều tiêu chí quan trọng khác như: thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu lao động và hình thức tổ chức sản xuất. Nơi nào có được làng nghề, phát triển CN – TTCN có ý nghĩa rất lớn trong lộ trình xây dựng nông thôn mới của địa phương đó.Tuy nhiên, không phải tất cảc các cụm quy hoạch đều thuận lợi. Rất nhiều làng nghề sau nhiều năm quy hoạch vẫn không có khả năng lấp đầy, thậm chí không đầu tư nổi cơ sở hạ tầng thiết yếu để thu hút các hộ sản xuất kinh doanh vào.Tại xã Trường Sơn (Đức Thọ), ngay từ năm 2006, huyện đã quy hoạch cụm làng nghề 4,2ha để đưa các hộ sản xuất đồ mộc, đóng thuyền của xã vào sản xuất tập trung. Thế nhưng, sau hơn 5 năm, ngoài con đường nội cụm gần 1 tỷ đồng ra thì các hạng mục cơ sở hạ tầng khác chưa có gì. Nhiều hộ sản xuất, dù xã đã có khu quy hoạch nhưng vẫn phải bỏ tiền thuê mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tại một chỗ khác để duy trì việc làm ăn. Ổn định tại cụm TTCN là mong muốn thường trực của anh và nhiều hộ làm nghề ở đây nhưng xem ra còn rất nhiều khó khăn.Ông Nguyễn Thái Học – Chủ tịch UBND xã Trường Sơn – Đức Thọ cho r»ng: Khó khăn thì rất nhiều, nhưng đầu tư vốn không ăn thua nên đất đai vẫn nằm im, người sản xuất thì không được hưởng lợi mấy, mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu lao động từ chuyển đổi nghề của địa phương vẫn còn nhiều trăn trở.Xung quanh câu chuyện này, chị Nguyễn Thị Bình – Trưởng phòng Quản lý công nghiệp – Sở Công thương Hà Tĩnh cho biết thêm: Phát triển CN-TTCN, làng nghề góp phần xây dựng nông thôn mới, rõ ràng đó là điều ai cũng dễ dàng nhận ra. Đây cũng là lý do khá dễ hiểu giải thích vì sao phần lớn các địa phương trong quá trình xây dựng quy hoạch đều lưu ý nhiều đến vấn đề này. Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý nhà nước, đòi hỏi chính mỗi người trong cuộc đều phải quan tâm đến khả năng phát triển và sự bền vững lâu dài của nó. Không nhất thiết địa phương nào cũng phải có quy hoạch, cụm CN-TTCN. Nó phải phù hợp với quy hoạch chung của huyện, của tỉnh”.Phát triển CN-TTCN, làng nghề tại địa bàn nông thôn không chỉ tạo việc làm tại chỗ cho nhiều lao động và khai thác được thế mạnh của từng địa phương mà còn góp phần giảm nghèo, thúc đẩy phát triển KT-XHi. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, việc phát triển CN-TTCN, làng nghề vẫn còn gặp không ít khó khăn khi giá trị sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, các địa phương vẫn còn nặng về sản xuất kinh tế hộ gia đình. Vì vậy, việc chú trọng xây dựng và phát triển tập trung các cụm TTCN, làng nghề nông thôn một cách hiệu quả và bền vững như nhiều địa phương đã làm được chính là hướng đi tích cực để góp phần hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới hiện nay./.
THUẬN HUẾ
Theo baohatinh.vn