• Các thành viên chú ý, NHT trở lại vẫn giữ những thông tin cũ, bao gồm username và mật khẩu. Vì vậy mong mọi người sử dụng nick name(hoặc email) và mật khẩu cũ để đăng nhập nhé. Nếu quên mật khẩu hãy vào đây Hướng dẫn lấy lại mật khẩu. Nếu cần yêu cầu trợ giúp, xin liên hệ qua facebook: Le Tuan, Trân trọng!

Thời sự - Kinh tế - Chính trị

#1
Đó là gia đình bà Nguyễn Thị Vinh và ông Trần Hậu Thể ở xóm 7 xã Kỳ Phong, Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Nhà có 9 người con (2 gái, 7 trai) đều được đặt theo vần T: Thu, Thi, Thanh, Thành, Thạnh, Thạch, Thủy, Thúy, Thiên.


Gia đình bà Nguyễn Thị Vinh đang thu hoạch gỗ.

Cô con gái cả tên Thu, sinh năm 1959, lấy chồng về xã Kỳ Bắc chuyên chăm lo nghiệp ruộng đồng không có vườn rừng. Còn lại 8 người con và ông bà có tổng diện tích rừng khoảng 250 ha và số trâu bò đàn lên tới hơn 100 con. Với giá thị trường như hiện nay chia bình quân thì ai cũng vượt trên mức tỷ phú.

Năm 1990, Đại thủy nông Sông Rác ngăn dòng, một phần lớn đất đai xã Kỳ Hương bị ngập trong lòng hồ và đường 24 nối QL 1A đi qua Kỳ Hương lên Kỳ Tây nhập vào đường 22 cũng xóa luôn phiên hiệu.


Từ đây hình thành một vùng đồi trọc nằm phía Đông lòng hồ Sông Rác có đến hàng ngàn ha đất bỏ hoang. Con đường lên lòng hồ cheo leo phải qua rất nhiều núi đá không ai màng ngó tới.

Năm ấy bà Nguyễn Thị Vinh đã bước vào độ tuổi gần 50, nhiều năm buôn bán dành dụm tích luỹ được nguồn tài chính vào loại khá. Nhà có mảnh vườn sát QL 1A rộng gần ngàn m2 cho UBND xã mượn họp chợ, gia đình xin chính quyền cho đóng trại ở ven xứ lòng hồ Sông Rác để chăn nuôi trâu bò đàn.

Kế hoạch bà vạch ra là bám trụ vùng đất này lâu dài nên gia đình đã bao quanh một vùng đồi thượng nguồn và mấy chục thửa ruộng, trồng 20ha cây với mục đích vừa lấy bóng râm cho đàn trâu bò, giữ nguồn nước cho ruộng và tự túc củi đun bếp.

Mới đầu, cả chồng lẫn bà con hàng xóm đều can ngăn nhưng bà Vinh vẫn quả quyết làm. Nguồn vốn ban đầu bà Vinh mang lên trang trại là chục con trâu sinh sản; đàn trâu chóng lớn, sinh lợi rất nhanh. Sau dăm năm cả trâu lẫn bò có đến 60 con, bà Vinh khi ấy xếp nhất tỉnh về số lượng trâu bò đàn.

Cuối năm 1994, có 85 người dân thuộc các xã Kỳ Bắc và Kỳ Phong… dồn lên một chiếc thuyền vượt qua lòng hồ lên rừng thuộc xã Kỳ Tây lấy củi. Ra giữa hồ, không may thuyền quá tải bị chìm, 31 người dân thiệt mạng. Những người sống sót phải nương nhờ trại của bà Vinh. Sau vụ đắm đò thương tâm ấy, bà Vinh quyết chí phải trồng rừng.

Tính đến cuối năm 1996, gia đình bà Vinh đã trồng được 100 ha cây các loại, rừng đang từng bước lên xanh phủ kín những đồi sim mua năm nào xơ xác còi cọc.

Theo gương mẹ, người con trai thứ 3 tên Trần Hậu Thanh cùng vợ là Nguyễn Thị Thành cũng bao một vùng đất trống đồi trọc 8ha làm nhà ở và tiến hành trồng rừng. Khi cây của Thanh lên xanh nhiều người cũng làm theo. Nay Thanh có đến 2 khu vườn rừng tổng cộng hơn 38 ha với đàn trâu bò hàng chục con.

Người con thứ 4 là Trần Hậu Thành có vợ là Nguyễn Thị Liên cũng đóng thuyền ngược lòng hồ về mạn rú Hương và khu Hậu Cần, bao đất trồng 80 ha rừng. Cách đây khoảng 4 năm, anh Thành không may thiệt phận vì một vụ tai nạn giao thông, để lại cho vợ và 2 con nhỏ 80 ha rừng đã lên xanh và đàn bò hiện đã 30 con.

Trần Hậu Thạnh, vợ là Nguyễn Thị Oanh cũng có khu vườn rừng 15 ha giáp với xã Kỳ Trung. Trần Hậu Thạch là người con thứ 7, đã bước sang tuổi 34, do say nghiệp trồng rừng Thạch vẫn chưa có thời gian lấy vợ. Hiện tại Thạch chuyên quản 80 ha vườn rừng và đàn trâu bò hàng mấy chục con.

Người con thứ 8 là Trần Hậu Thủy 30 tuổi, từ hồi chưa lấy vợ đã có trong tay gần 50 ha rừng, đàn gia súc hàng chục con trâu bò, hàng trăm con gà, vịt. Người con trai út tên là Trần Hậu Thiên 28 tuổi, bí thư chi đoàn thôn, có gia tài hơn 30 ha rừng từ hồi chưa vợ. Giờ anh đã có vợ và 1 con.

Người con trai cả Trần Hậu Thi và vợ đều là giáo viên bậc THPT cũng có 10 ha rừng. Trần Thị Thúy cô gái áp chót làm nghề buôn bán và nhiếp ảnh cũng có 5ha rừng đã lên xanh.

Bà Nguyễn Thị Vinh là người đi tiên phong trong việc trồng rừng sớm nhất ở Kỳ Anh. Lứa cây đầu tiên bà trồng từ 1992 đến nay đã có 15 năm tuổi, diện tích khoảng 20 ha mật độ trung bình còn lại khoảng 1.000 cây/ha. Những cánh rừng của gia đình bà đều cho thu hoạch từ vài đến vài chục tỷ đồng.

Trên đất Kỳ Anh, những gia đình có vài chục ha rừng mới trồng dăm bảy tuổi không ít. Nhưng một đại gia đình có 9 thành viên với nguồn rừng đã trồng từ lâu nay đến kỳ thu hoạch trên 200 ha, ai cũng có tiền tỷ như mẹ con bà Nguyễn Thị Vinh thì ở Hà Tĩnh chỉ có một không hai.

Nguồn Báo Tiền Phong​
 
#2
Dự án một tỷ đô vào Hà tĩnh

Một dự án tỷ đô vào Hà Tĩnh
9:34' AM 13/10/2007 (GMT+7)


Đoàn khảo sát đầu tư của Tập đoàn Tata cho hay sẽ rót vốn vào một dự án thép 4,5 triệu tấn tại Hà Tĩnh. Theo tính toán của đối tác là Tổng công ty thép Việt Nam (VNSteel), đầu tư của tập đoàn đến từ Ấn Độ có quy mô ít nhất 3,5 tỷ USD.




Trao đổi với báo giới, ông Indronil Sengupta, Tổng giám đốc Tata Steel tại Đông Nam Á, cho biết, dự án sẽ không chỉ sản xuất thép thành phẩm như các nhà máy khác tại Việt Nam mà bao gồm cả công đoạn khai thác quặng, chế biến phôi. Dự kiến, Tata Steel và VNSteel sẽ thành lập công ty liên doanh.

Theo ông Trương Đình Việt, Trưởng phòng Kế hoạch và Hợp tác quốc tế (VNSteel), Tata có công nghệ phù hợp với mỏ thép Thạch Khê, Hà Tĩnh. Mỏ này có trữ lượng lớn, song nằm sâu dưới lòng đất nên khó khai thác trong khi Tata Steel hiện có công nghệ hút quặng có thể sử dụng ở đây.

Dự án sẽ thực hiện qua nhiều giai đoạn và chi tiết vẫn đang được bàn thảo với Vinasteel. Cũng theo đại diện Tata Steel, do dự án tại Hà Tĩnh thực hiện từ khâu sơ cấp và và công ty này cũng đã cân nhắc việc nhiều dự án sản xuất thép đang được thực hiện ở Việt Nam, nên sẽ không để dẫn tới tình trạng thừa hàng.

Ngoài thép, Tata đang nghiên cứu đầu tư vào các lĩnh vực hóa chất, năng lượng và viễn thông tại Việt Nam. Ông Alan Rosling, Tổng Giám đốc điều hành Tata Sons, công ty quan trọng nhất của Tata, cũng là người dẫn đầu đoàn khảo sát, cho biết, tập đoàn này đã xác định Việt Nam là một trong những điểm đầu tư quan trọng nhất trong những năm tới. Cũng theo ông này, Tata sẵn sàng đàm phán với các đối tác khó nhất tại Việt Nam để thực hiện dự án. Sau miền Bắc, đoàn khảo sát của Tata sẽ tìm hiểu môi trường đầu tư tại TP HCM và các tỉnh phía Nam.

Hiện Chính phủ Ấn Độ có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nước này rót vốn sang khu vực Đông Nam Á.

Tata là tập đoàn lớn nhất Ấn Độ với doanh thu năm 2006-2007 lên tới 28 tỷ USD, tương đương 2,8% GDP nước này. Tập đoàn này cũng đang hoạt động tại hơn 80 nước trên thế giới và hoạt động chủ yếu qua hình thức đầu tư trực tiếp, liên doanh và mua lại các công ty.

Trên 50% doanh thu của Tata đến từ các nhà máy ở nước ngoài. Ngoài Tata Sons, Tata Motors và Tata Steel là những công ty chủ chốt trong tập đoàn này và đều là những doanh nghiệp hàng đầu Ấn Độ.


( vnexpress )
 
#3
Hà Tĩnh: Tôn vinh doanh nghiệp - doanh nhân tiêu biểu năm 2007

Tôn vinh doanh nghiệp - doanh nhân tiêu biểu năm 2007



Nhân kỷ niệm ngày doanh nhân Việt Nam (13/10), Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã long trọng tổ chức lễ tôn vinh doanh nghiệp (DN), doanh nhân tiêu biểu năm 2007. Các đồng chí Võ Kim Cự – UVBTV T.U, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thiện – UVBTV T.U, Giám đốc Sở KH-ĐT chủ trì buổi lễ.






Đồng chí Nguyễn Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cùng đại diện 100 doanh nghiệp tiêu biểu trong tỉnh tham dự.

Tính đến hết tháng 9/2007, toàn tỉnh có 1.341 DN, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó có 1.305 DN ngoài quốc doanh (chiếm 97,3%), 30 DN nhà nước (chiếm 2,2%) và 6 DN có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 0,5%). Tổng số vốn đăng ký của các DN đạt 5.532.364 triệu đồng (bình quân đạt 4.125 triệu đồng/ DN). 9 tháng đầu năm 2007, doanh thu của các DN đạt 1.979 tỷ đồng, tăng 19,4 % so với cùng kỳ 2006, đạt 77% kế hoạch, trong đó khu vực kinh tế quốc doanh tăng 38,3 %, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 7,8%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 53,9%, nộp ngân sách nhà nước 160 tỷ đồng. Hiện có 37.375 lao động đang làm việc tại các DN, trong đó số lao động làm việc trong các DN nhà nước là 7.500 người, chiếm tỷ lệ 20%; DN ngoài quốc doanh là 29.500 người (chiếm tỷ lệ 78%), DN có vốn đầu tư nước ngoài là 375 người (chiếm tỷ lệ 2%). Bình quân một DN sử dụng gần 30 lao động, chưa kể số lao động thời vụ; thu nhập bình quân đầu người đạt 850 ngàn đồng/tháng.

Tại buổi lễ, đã có 85 doanh nghiệp, 5 hộ kinh doanh cá thể và 1 HTX tiêu biểu được các huyện, thị xã, thành phố và các ngành tôn vinh về những thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, trong đó có 20 DN xuất sắc như Tổng Công ty KS-TM Hà Tĩnh, Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh, Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn…

Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo tỉnh đồng chí Võ Kim Cự nhiệt liệt biểu dương những thành tích xuất sắc của các DN, doanh nhân trong thời gian qua. Cùng với sự lớn mạnh của mình, các doanh nghiệp đã đóng góp vào quá trình phát triển KT-XH và quá trình CNH-HĐH của tỉnh nhà. Tuy nhiên, đồng chí lưu ý, vẫn còn một số DN quy mô nhỏ, chưa chú trọng đến phát triển thương hiệu, thiếu mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, do đó sức cạnh tranh còn chưa cao; các tổ chức chính trị, xã hội trong các DN còn hạn chế. Thời gian tới, các DN cần tạo ra nhiều sản phẩm có giá thành thấp nhưng chất lượng cao, nâng cao hơn nữa đời sống cho người lao động. Đồng chí yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành tạo mọi điều kiện giúp DN giải quyết một cách nhanh chóng các thủ tục hành chính.

Tại buổi lễ, 8 doanh nhân có thành tích xuất sắc năm 2007 được nhận bằng khen của Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam; 20 doanh nghiệp và 14 doanh nhân được nhận bằng khen của UBND tỉnh.

Tin, ảnh: Hoài Nam
 
#4
Nghe báo cáo quy hoạch Điện lực Hà Tĩnh đến 2010

Nghe báo cáo quy hoạch Điện lực Hà Tĩnh đến 2010

Chiều 15/10, UBND tỉnh cùng các huyện, thị, thành phố và các sở, ban, ngành liên quan đã họp nghe Viện Năng lượng - Bộ Công thương báo cáo lần cuối quy hoạch phát triển Điện lực Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2010, xét đến 2015.



ảnh minh hoạ

Đồng chí Võ Kim Cự - UV BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Đề án “Quy hoạch phát triển Điện lực Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2010, xét tới 2015”, do Viện Năng lượng phối hợp Sở Công nghiệp tỉnh lập. Đề án đáp ứng các yêu cầu: Tính toán, dự báo nhu cầu điện; thiết kế sơ đồ cải tạo và phát triển lưới điện của tỉnh đến giai đoạn quy hoạch; đưa ra các giải pháp phát triển ngắn hạn và dài hạn của nguồn điện lưới, bao gồm: Các trung tâm cấp nguồn trạm 220-110 KV tại các khu vực trong tỉnh phù hợp từng vùng phụ tải; hệ thống lưới trung thế tại các khu vực bao gồm xây mới và cải tạo để nâng cao chất lượng cung cấp điện; xác định mục tiêu cung cấp điện cho khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và nông thôn qua các giai đoạn đến 2010; đưa ra khối lượng xây dựng mới và cải tạo lưới điện; vốn đầu tư xây dựng...

Về hệ thống lưới phân phối: Cấp điện áp phân phối về lâu dài sẽ là 35 kV và 22 KV, phù hợp với mật độ phụ tải điện của tỉnh, định hướng chuẩn hoá cấp điện áp lưới phân phối. Dự kiến cải tạo lưới 6 KV và một số lưới 10 KV sang lưới 22 KV ở khu vực có nguồn cung cấp 22 KV; khu vực các huyện miền núi chủ yếu vẫn cấp điện bằng cấp điện áp 35 kV và phát triển thêm lưới 22 KV. Theo dự tính, tới 2010, tổng vốn cần cho đầu tư xây dựng mới và cải tại lưới điện Hà Tĩnh là 1.958,920 tỷ đồng.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Võ Kim Cự đánh giá cao nỗ lực của Viện Năng lượng trong việc thực hiện quy hoạch. Đồng chí lưu ý, Hà Tĩnh đang và sẽ có nhiều dự án lớn được triển khai; nhiều khu CN, TTCN, khu kinh tế... ra đời trong thời gian tới, vì vậy Viện cần cập nhật các thông tin để lập quy hoạch phù hợp tình hình thực tiễn, theo hướng mở, có tính chiến lược lâu dài... Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành, địa phương nghiên cứu kỹ tài liệu, cung cấp thêm thông tin, có ý kiến, kiến nghị, đề xuất bằng văn bản gửi Sở Công nghiệp để Sở và Viện kịp thời hoàn thành đề án, trình duyệt trước 30/10/2007.

Chính Thu
Theo báo HT.
 
#5
Chuyện hi hữu ở Đức Thọ-Hà Tĩnh:Vụ tham nhũng có một không hai

Trong gần 7 năm đảm nhiệm chức vụ chủ tịch xã Thái Yên, huyện Đức Thọ, ông Đoàn Đình Hoạt cùng các cộng sự đã biến Thái Yên từ một xã có nền kinh tế khá giả nhất Hà Tĩnh với nghề mộc truyền thống thành một con nợ khổng lồ kéo dài. Với rất nhiều sai phạm động trời như vậy, không hiểu sao cả bộ sậu mọt dân này chỉ bị kỷ luật... “đình chỉ công tác” (?!).
BÁN 103 LÔ ĐẤT CHỈ ĐỦ TRẢ... TIỀN LÃI VAY NỢ CỦA DÂN!
Chuyện thật như bịa, chỉ đến lúc người dân phát hiện và tố cáo lên cơ quan chức năng thì sự thật mới được đem ra ánh sáng, từ đó lộ rõ cả một hệ thống sai phạm khủng khiếp của lãnh đạo xã Thái Yên. Trong thời gian nắm quyền chủ tịch 2001-2006, ông Đoàn Đình Hoạt và cộng sự đã bán 103 lô đất của xã. Trong số đó có 14 lô bị bán “chui” cho một số thân nhân lãnh đạo xã. Giá của những lô đất này còn được đẩy lên rất nhiều lần so với giá quy định. Cụ thể, thực giá của 103 lô đất chỉ 490 triệu đồng nhưng xã lại bán được 2 tỷ 161 triệu đồng. Số tiền vượt giá chênh lệch 1 tỷ 671 triệu đồng họ giữ lại không nộp lên huyện. Trong lúc cơ quan chức năng đang thanh tra “phi vụ đất” thì chính quyền xã Thái Yên lại được huyện cho bán tiếp 45 lô đất khác. Trừ tám lô được bán đấu giá, 37 lô còn lại tuy không bị nâng giá nhưng lại bắt các hộ mua đất phải đóng góp từ 13 đến 15 triệu đồng/lô gọi là “kinh phí tự nguyện xây dựng quê hương”. Vừa qua, 20/37 hộ phải “tự nguyện theo kiểu ép buộc” này không có tiền làm nhà đã đồng loạt đề nghị lên UBND tỉnh yêu cầu chỉ đạo huyện - xã trả lại 298 triệu đồng tiền “tự nguyện” đã lỡ thu trên.
Không những bán đất “lậu”, bán vượt giá quy định, bán để thu tiền “tự nguyện xây dựng quê hương” rồi lập lờ bỏ túi theo cái gọi là “tự thu tự chi” mà trong một số khu vực đã được cấp trên quy hoạch “khu làng nghề truyền thống” – (nghề mộc) cũng bị lãnh đạo xã bán bừa cho đến lúc bị tỉnh phát hiện thì đất đã... gần hết, khiến khu quy hoạch có thể bị bỏ hoặc nếu chuộc lại đất theo giá trị hiện tại thì cũng không dưới 2,7 tỷ đồng. Số tiền này chính quyền xã đang quy nợ lên đầu người dân (!?). Với số tiền nợ hiện tại gần 4 tỷ đồng, mỗi tháng trả lãi 24 triệu đồng (số nợ lãi phải trả cho đến thời điểm này là 420 triệu đồng) thì 103 lô đất trên may ra chỉ nhỉnh hơn đôi chút so với tiền trả lãi chứ chưa nói đến chuyện trả nợ gốc.

Người dân xã Thái Yên bày tỏ bức xúc

“NGHỆ THUẬT”... VAY TIỀN VÀ ĐƯA HỐI LỘ
Chỉ sau gần hai khóa lãnh đạo, bộ sậu mọt dân đã biến xã có nền kinh tế khá nhất Hà Tĩnh này thành một con nợ khổng lồ không có khả năng chi trả. Ngoài số nợ tiền chuộc đất 2,7 tỷ đồng nói trên thì số còn lại cũng được vay với nhiều hình thức khác nhau và có thể xem đây là “độc kế” của những vị này.

Biết một số giáo viên muốn về công tác tại xã Thái Yên, UBND xã đã đưa ra quy định bất thành văn: Ai muốn công tác tại địa phương phải cho xã vay tiền. Có lẽ đây là việc làm có một không hai trên thế giới. Nhiều giáo viên mới ra trường cũng cố chạy chọt được vài triệu đồng để cho xã “vay vô thời hạn”. Mặc dù vậy, không ai dám hé răng phàn nàn vì... sợ. Ủy ban xã còn vay tiền mặt của các hộ làm nghề mộc, vay sổ đỏ của người dân để đưa cắm ngân hàng mượn tiền. Chỉ riêng bảng “tổng hợp chi phí tiền lãi vay đã trả từ năm 2001 đến 10 tháng đầu năm 2006” đã có 52 chủ nợ được trả gần 510 triệu đồng. Trong đó một số là tiền của giáo viên (không được tính lãi), còn đa số là tiền mặt và bìa đất của dân (được tính lãi). Hiện có ba khoản nợ: nợ xây dựng cơ bản: 1.124.532.000 đồng, nợ bán đất 1.300.000.000 đồng, nợ vay đầu tư xây dựng cơ bản là 1.215.355.000 đồng. Với khối lượng nợ khổng lồ như vậy, người dân Thái Yên không biết sẽ hoàn trả bằng cách nào?

Những lô đất trong khu quy hoạch làng nghề truyền thống đã bị bán gần hết


Để lấp liếm những sai phạm trên nhằm ung dung tại vị, lãnh đạo xã Thái Yên dưới thời ông Hoạt phải dùng rất nhiều tiền để chạy chọt. Chỉ tính từ năm 2000 đến cuối 2005, riêng chi phí quà tết cho cấp trên đã là 66.150.000 đồng. Trong các bảng thống kê duyệt chi năm 2005 và 2006 chưa báo cáo HĐND thì Ủy ban nhân dân xã Thái Yên đã duyệt chi mua tủ, bàn ghế salon... tặng riêng cho lãnh đạo huyện. Không những thế, khi Kiểm toán nhà nước tỉnh đến làm việc thì được chính quyền xã thuê ôtô, phục vụ nơi ăn chốn ở chu đáo. Công việc kết thúc, đoàn kiểm toán này còn được “lót tay” 5,1 triệu đồng để đổi lấy một bản báo cáo kết quả không sai phạm. Riêng vụ này, xã Thái Yên đã “điếu đóm” hơn 6,1 triệu đồng.

ĂN CẢ TIỀN XÂY HỐ XÍ CỦA DÂN
Trước những lá đơn tố cáo ngày càng nhiều của người dân, huyện cử thanh tra về làm việc và đã chứng minh được hàng loạt sai phạm của đám mọt dân này. Ngoài những vụ đã nêu trên thì vào tháng 3-2006, xã Thái Yên được một tổ chức nước ngoài hỗ trợ kinh phí xây dựng 100 cái hố xí đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho hộ nghèo giá 1,2 triệu đồng/cái và giao cho UBND xã làm chủ đầu tư. Sau khi đưa vào sử dụng, cả 100 cái đều không đảm bảo chất lượng vì đã bị bớt xén nhiều chi tiết cũng như VLXD. Người dân rất bức xúc vì đã bị ăn bớt tiền nên họ đâm đơn kiện. Cuối cùng, lãnh đạo xã Thái Yên buộc phải mời 100 hộ này lên để thương lượng xin trả lại mỗi hộ 298.000 đồng (gần 30 triệu đồng/100 hộ). Vấn đề ở đây là nếu người dân không phát hiện và đấu tranh quyết liệt thì số tiền trên sẽ vào tay ai? Qua vụ ăn bớt xấu hổ trên, một loạt cán bộ đã bị kỷ luật ở mức cảnh cáo là Nguyễn Minh Hạ - phó chủ tịch UBND xã, Phan Thái Bình - trưởng ban tài chính ngân sách và Nguyễn Hữu Hiếu - cán bộ GTXD địa chính. Trong phi vụ này, ông Đoàn Đình Hoạt cũng là người sai phạm nhưng không hiểu sao đã được xác nhận là “không liên quan” (?!). Nhiều sai phạm khác như: ăn chặn tiền đảng phí, khai khống chi tiêu trong các cuộc hội họp, đại hội, tiếp khách... cũng được người dân phát hiện và tố cáo đã được chứng minh cụ thể. Vậy nhưng trong một lần trả lời dân, ông Cù Huy Dần - trưởng ban tổ chức Huyện ủy phụ trách xã lại cho rằng: “Không có sự việc tham nhũng, lãng phí xảy ra ở Thái Yên” quả thật không hiểu nổi (?!).

Sau khi có kết luận thanh tra về những sai phạm động trời của hệ thống cán bộ lãnh đạo xã Thái Yên, đầu tháng 9-2007 cơ quan chức năng đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với các đối tượng: Đoàn Đình Hoạt - huyện ủy viên, phó bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã Thái Yên; Trần Huy Tài - chủ tịch HĐND; Phan Thái Bình - trưởng ban tài chính ngân sách. Riêng Nguyễn Thị Thu Hằng - cán bộ kế toán chỉ bị kỷ luật ở mức khiển trách. Như vậy, trước những sai phạm nghiêm trọng như đã nêu, bọn sâu mọt này chỉ bị xử lý ở mức độ “đình chỉ công tác” thì người dân ở đây rất bất bình, họ cho rằng như vậy là chưa đúng người đúng tội. Lãnh đạo huyện chịu trách nhiệm như thế nào đối với những sai phạm này? Số nợ khổng lồ cùng với những hậu quả nghiêm trọng do “bộ sậu” này để lại ai sẽ giải quyết? Không lẽ buộc người dân phải gánh chịu?

Công An TPHCM
 

Tuấn Nguyên

Đầy tớ Nhân Dân
#6
Bó tay vụ này, đúng là nghèo sẽ còn nghèo mãi.
Híc sao cứ nhắc đến hà Tĩnh là kiểu chi cũng có ba cái vụ này rứa hè
Khi mô thì dân ta biết lo cho dân ta đây
 
#7
Hi! Chào các bác, các anh các chị ngài Hà Tĩnh.Em cũng mới biết có diễn đàn này thôi nên có gì hay các bác cứ thông báo cho em biết với nhé. Cảm ơn diễn đàn rất nhiều
 
#10
Lại nói về mấy vụ tham nhũng ở Hà Tĩnh. Ở cơ quan tui, mấy lần mọi người trong phòng gọi tui là dân "ăn chặn", vì các Pác nhà mình ăn chặn mì tôm cứu đói cho đồng bào lũ lụt. Tui đến là xấu hổ, không biết bào chữa mần răng cả...
 
#11
Nguoi HT nhu vậy đó nghèo quá hoá liều mà, bao nhiêu vụ hi huu, hiếm có đều xay ra trên đất HT, xấu hô thay cho họ :(
 
#12
Cụ thể, thực giá của 103 lô đất chỉ 490 triệu đồng nhưng xã lại bán được 2 tỷ 161 triệu đồng. Số tiền vượt giá chênh lệch 1 tỷ 671 triệu đồng họ giữ lại không nộp lên huyện.
Mình kô hiểu đoạn này lắm....... nói thật chứ gì mà ăn tiền của dân nghèo là mình ghét nhất đấy
 
#13
“Quả đắng” tín dụng ở Ngân hàng Ngoại thương

Thứ Tư, 24/10/2007 - 2:28 PM

Hà Tĩnh:
“Quả đắng” tín dụng ở Ngân hàng Ngoại thương

(Dân trí) - Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh đã cho vay hơn 50 tỷ đồng đối với một doanh nghiệp (DN) bất chấp cảnh báo của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế (C15) về những dấu hiệu bất bình thường trong việc làm ăn của DN này.


Nợ và nợ

Theo ý kiến của cơ quan có thẩm quyền tỉnh Hà Tĩnh, Công ty Cổ phần XNK Hà Tĩnh (viết tắt là Công ty XNK) đang phải đối mặt với khoản nợ hơn 75 tỷ đồng, khó có khả năng thu hồi.
C15 đã từng có cảnh báo việc làm ăn có dấu hiệu không bình thường của Chi nhánh Công ty XNK tại TPHCM. Theo đó, Chi nhánh đã ký hợp tác với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lê Tấn (gọi tắt là Công ty Lê Tấn) có trụ sở tại 559/20 Trần Xuân Soạn, Quận 7, TPHCM.
Hợp tác nói rõ: “Nguồn hàng do Chi nhánh tự tìm hoặc do Công ty Lê Tấn chỉ định. Chi nhánh vay vốn ngân hàng, làm thủ tục nhập khẩu, quản lý hàng và hưởng 50.000 đồng/tấn, còn Công ty Lê Tấn chịu toàn bộ chi phí liên quan đến lô hàng như: thuế, bảo hiểm; phí bốc xếp, vận chuyển, hải quan, mở L/C …”.
Vào thời điểm tháng 4/2006 khi hai bên giao kết hợp đồng bán phân bón lần thứ 2 chưa thực hiện, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm kinh tế (C15) đã nhắc nhở, cảnh báo Chi nhánh Công ty tại TPHCM về nguy cơ mất khả năng thanh toán của Công ty Lê Tấn.
C15 cho rằng, việc Lê Tấn nợ tiền hàng hàng chục tỷ đồng thực chất là hành vi chiếm dụng vốn Nhà nước.
Ngày 16/11/2005, Công ty XNK Hà Tĩnh ký hợp đồng với Công ty Lê Tấn bán cho Lê Tấn 10.000 tấn UREA Trung Quốc (giá trị 46 tỷ đồng) với cam kết hàng giao đến đâu, thu tiền đến đó. Phân UREA sau đó đã được giao đầy đủ cho đối tác đúng như điều khoản hợp đồng, song, phía Công ty Lê Tấn chỉ thanh toán được khoảng 14 tỷ đồng.
Ngày 28/4/2006, Công ty XNK Hà Tĩnh tiếp tục ký thêm hợp đồng bán cho Lê Tấn 7.500 tấn phân DAP Jorden với trị giá trên 39 tỷ đồng. Cũng như lần trước mặc dù đã nhận đủ số phân bón nhưng Lê Tấn vẫn không trả tiền ngoại trừ 1,8 tỷ đồng đặt cọc ban đầu.
Số tiền Công ty Lê Tấn nợ Công ty XNK Hà Tĩnh tại hợp đồng này là 38,4 tỷ đồng. Tính cả gốc và lãi, đến thời điểm giữa năm 2007, công nợ giữa Lê Tấn và Côngty XNK là 75,2 tỷ đồng.

“Chủ yếu là tín chấp”
Công ty XNK Hà Tĩnh sau đó vẫn thuyết phục được Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh để vay thêm nhiều tỷ đồng. Mặc dù số dư nợ quá hạn Công ty XNK Hà Tĩnh ở thời điểm phát sinh thêm hợp đồng mới đã lên tới hơn 20 tỷ đồng nhưng Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh vẫn mở L/C cho vay tiếp hàng chục tỷ đồng.
Đến tháng 8/2007, Ngân hàng ngoại thương Hà Tĩnh thu hồi được 31 tỷ đồng.
Trả lời Dân trí, giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh Nguyễn Hữu Lực nói, ngân hàng này đã cho Công ty XNK Hà Tĩnh vay 50 tỷ đồng vào nhiều dự án kinh doanh ở các thời điểm khác nhau. “Cố nhiên có hai dạng tài sản bảo đảm là tài sản cố định, ở đây tài sản cố định gần 20 tỷ bằng lô hàng mà công ty đã vay, còn lại là tín chấp”.
Ông Lực nói rằng có biết báo cáo của C15 và nắm được tình hình kinh doanh của khách hàng, thực tế là DN này đang nợ đầm đìa. Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh sau một thời gian kỳ cạch “đeo bám”, đã thu hồi về khoảng 30 tỷ đồng.

Vấn đề là khi phát hiện ra việc làm ăn không bình thường của khách hàng nhưng Ngân hàng này vẫn cho vay với số tiền lớn. Số tiền còn lại không biết đến lúc nào đòi được đang là “quả đắng” đối với Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh.
 
#14
Hà Tĩnh, vượt qua khó khăn, thách thức để đi lên!

Hà Tĩnh, vượt qua khó khăn, thách thức để đi lên!


Trong những ngày này, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung sức vượt lên mọi khó khăn và thách thức, nhanh chóng khắc phục thiên tai, lũ lụt ổn định đời sống, đồng thời nỗ lực đến mức cao nhất để hoàn thành các chỉ tiêu về kinh tế xã hội năm 2007.



Đ/c Nguyển Thanh Bình​
Tổ phóng viên đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Bí thư tỉnh Hà Tĩnh về vấn đề nêu trên.

Phóng viên: Trước tình hình thiệt hại về bão, lũ gây ra đối với địa phương, nhất là một số nơi bị thiệt hại rất nặng nề như huyện Kỳ Anh, Vũ Quang, Hương Khê… các cấp ủy Đảng và chính quyền Hà Tĩnh đã hành động gì để nhanh chóng khắc phục hậu quả lũ lụt nhằm ổn định đời sống và sản xuất?

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình: Trước hết, chúng tôi phải khẳng định một điều: Sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan nhất là các thông tin diễn biến của bão, lũ được thông tin nhanh chóng, chính xác kịp thời cho nên Thường trực Tỉnh ủy UBND đã kịp thời xuống tận các huyện, xã, thôn, xóm chỉ đạo sơ tán dân thoát khỏi các vùng nguy hiểm, vì thế chúng tôi đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão, lũ gây ra.

Ngay sau khi bão, lũ xảy ra, tỉnh chúng tôi đã nhận được sự chi viện hỗ trợ rất kịp thời, rất hiệu quả về vật chất, tinh thần của Chính phủ và nhân dân nhiều địa phương trong cả nước. Tính đến ngày 20/10/2007 Chính phủ đã cấp cho Hà Tĩnh 5000 tấn gạo, 80 tỉ đồng, một số địa phương và các tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài ủng hộ 7 tỉ đồng. Sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ, các địa phương và các tổ chức xã hội nêu trên là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn đối với Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh, nhất là nhân dân những vùng bị thiệt hại nặng nề như Kỳ Anh, Hương Khê, Vũ Quang… sớm vượt qua những khó khăn.

Cùng với sự giúp đỡ của Trung ương và các địa phương các tổ chức chính trị xã hội với phương châm “tại chỗ” “là rách ít đùm lá rách nhiều”, chúng tôi đã chỉ đạo các huyện, xã trong tỉnh ít bị ảnh hưởng của đợt bão lũ vừa qua giúp các huyện, xã bị ảnh hưởng nặng nề về lao động, giống vốn, vật tư, vật liệu… để mỗi gia đình vùng lũ, bão sớm vượt qua khó khăn.

Phóng viên: Có thông tin trên một số tờ báo đề cập: Hàng cứu trợ cho đồng bào bị lũ lụt chưa đến hoặc chậm, thậm chí có nơi sử dụng sai mục đích hàng cứu trợ nhất là về lương thực. Ý kiến của đồng chí Bí thư tỉnh ủy về vấn đề này thế nào?

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình: Chúng tôi xin khẳng định: Thông tin của một số tờ báo nêu vấn đề trên là thiếu chính xác và không có cơ sở. Ngay sau khi đọc tin của một hai tờ báo nêu vấn đề trên, chúng tôi đã chỉ đạo các ngành các cấp có thẩm quyền của tỉnh về thẩm định xem xét tại chỗ thì thấy những tin trên là không có thật, phóng viên không đến tại chỗ mà chỉ nghe một chiều vì vậy họ có sự nhầm lẫn giữa hiện tượng và bản chất. Tuy nhiên để đề phòng và ngăn ngừa tình trạng ăn chặn, ăn bớt hàng cứu trợ có thể xảy ra chúng tôi đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng, các tổ chức chính trị xã hội như HĐND, MTTQVN, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh và đại diện các lớp nhân dân lập thành các Đoàn, tổ công tác đến các địa phương giám sát, kiểm tra chặt chẽ các nguồn hàng cứu trợ lũ làm sao bằng mọi cách phải đưa hàng nhất là lương thực, thực phẩm đến người bị lũ, kiên quyết không để đói. Nếu phát hiện ra các hành vi ăn chặn, bớt xén hàng cứu trợ của dân, dù bất cứ ai, ở cấp nào chúng tôi sẽ xử lý nghiêm khắc.

Phóng viên: Tình hình thiên tai, sâu bệnh, lũ lụt vừa qua tác động như thế nào đối với nền kinh tế của địa phương, thưa đồng chí Bí thư?

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình: Bão, mưa, lũ, lụt xảy ra cuối tháng 9 đầu tháng 10 vừa qua gây hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế của Hà Tĩnh, đặc biệt là đối với sản xuất nông, lâm nghiệp hầu hết diện tích lúa, hoa màu hè thu giảm năng suất, giảm 88 nghìn tấn lương thực so với năm 2006. Cùng với thiệt hại về lúa, có những thiệt hại về cây ăn quả đối với người nông dân phải dăm năm sau mới khắc phục được. Tuy nhiên trong sản xuất công nghiệp thương mại, dịch vụ… chịu tác động của thiên tai không lớn lắm sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 9 tháng qua vẫn đạt gần 1000 tỉ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó khu vực kinh tế quốc doanh tăng 51,1%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 19,6%, khu vực đầu tư nước ngoài tăng 46,9%.

Cùng với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp một số lĩnh vực khác như: Đầu tư phát triển, thương mại – du lịch – tài chính, ngân hàng, văn hóa – xã hội, quốc phòng an ninh… cũng có những bước phát triển khá. Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhất là cây trồng vật nuôi còn chậm, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích thấp, năng suất và sản lượng lương thực đều giảm so với cùng kỳ năm 2006 (do dịch rầy nâu và ảnh hưởng cơn bão số 2 và số 5). Không đạt được mục tiêu năm 2007 đã đề ra. Về sản xuất công nghiệp tuy có tăng so với năm 2006 nhưng vẫn đạt thấp so với kế hoạch đề ra. Việc khai thác khoáng sản gặp rất nhiều khó khăn. Một số đơn vị gặp khó khăn trong thu mua nguyên liệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, chi phí đầu vào tăng cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công tác quy hoạch các khu vực cụm CN, TTCN và làng nghề tiến bộ chậm, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm đồng bộ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, thu hút đầu tư. Môi trường đầu tư tuy đã được cải thiện nhưng trên một số lĩnh vực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác giải phóng mặt bằng chậm, thủ tục hành chính vẫn phiền hà, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, công tác xây dựng cơ bản còn yếu ở tất cả các khâu: hồ sơ dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thẩm định chọn thầu, chỉ đạo giám sát thi công, nghiệm thu thanh quyết toán. Việc huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển đạt kết quả thấp, nhất là nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp. Tiến độ triển khai một số dự án đầu tư chậm so với kế hoạch đã đề ra, đặc biệt là họat động kinh doanh, thương mại trên địa bàn tuy có bước phát triển khá nhưng công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chưa được chú trọng đặc biệt nhất là khâu kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn giá trị xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2006 đạt thấp so với kế hoạch đề ra nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nguyên liệu khan hiếm và không đảm bảo chất lượng để chế biến xuất khẩu các doanh nghiệp vẫn còn lúng túng, chưa chủ động tìm hiểu thị trường… công tác cải cách thủ tục hành chính chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là cải cách thể chế, thủ tục hành chính.

Phóng viên: Xin đồng chí cho biết những giải pháp để Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã và đang vượt lên khó khăn và thách thức để đi tới hoàn thành thắng lợi kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2007 đã đề ra?

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình: Trước hết chúng tôi tập trung sức khắc phục nhữngmặt hạn chế nêu trên, động viên cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống sẵn có của mình, cống hiến ở mức cao nhất đòi hỏi cấp trên và trung ương ở mức thấp nhất. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay có những vấn đề vượt khỏi tầm tay của địa phương vì vậy chúng tôi mong được Chính phủ, các Bộ, ngành của Trung ương tiếp tục hỗ trợ chúng tôi đầu tư vào một số công trình trọng tâm như: Dự án khai thác mỏ Thanh Khê và khu liên hiệp thép; Khu kinh tế Vũng Áng, Dự án cảng Sơn Dương, Dự án hệ thống thủy lợi Ngàn tươi – Cẩm Trang; và một số dự án trọng điểm khác: Dự án XD cơ sở vật chất Trường Đại học Hà Tĩnh, đường ngang tránh lũ TP Hà Tĩnh - Kẻ Gỗ - Hương Khê. Hệ thống kênh trục chính sông Nghèn và cống Đức Xá, dự án giảm nhẹ thiên tai (đã được Phó thủ tướng đồng ý)…

Trong sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp thương mại, du lịch chúng tôi động viên đến mức cao nhất để các đơn vị dồn sức hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch của các cấp trên giao. Đối với sản xuất nông nghiệp tiếp tục khắc phục hậu quả cơn bão số 2, số 5, tiến hành gia cố các công trình thủy lợi và hệ thống hồ đầm. Có cơ chế hỗ trợ giống, vốn đảm bảo sản xuất các cây trồng vụ đông, chống đói giáp hạt cho nông dân ở vùng có nhiều khó khăn.

Đẩy mạnh nuôi cá nước lợ, nước ngọt và nuôi tôm sú. Tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Chúng tôi ý thức được rằng: Một trong những nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2007 là công tác xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở cơ sở, vì vậy chúng tôi tập trung sức nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức về mọi mặt cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân, tạo sự đoàn kết thống nhất cao về nhận thức và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong XH. Nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng, dư luận XH. Thông tin kịp thời, đầy đủ các chủ trương chính sách, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ chính trị địa phương, đơn vị đến mọi người dân. Nâng cao chất lượng báo cáo viên cấp ủy, công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chúng tôi có niềm tin chắc chắn rằng: Với truyền thống sẵn có của mình, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh sẽ vượt lên mọi khó khăn và thách thức để đi tới. Trước mắt là nỗ lực đến mức cao nhất để thực hiện các chỉ tiêu KH Nhà nước đề ra năm 2007 theo tinh thần NQ Đại hội lần thứ X của Đảng và Nghị quyết lần thứ 16 của Đại hội Đại biểu Hà Tĩnh

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí.

Minh Sơn (thực hiện)



( Báo ĐTĐCSVN )
 
#15
Nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Các dự án đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) được miễn thuế đất trong 11 năm đầu, miễn thuế thu nhập trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo.


Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, quy định hoạt động, một số chính sách và tổ chức quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động đầu tư, kinh doanh, xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú tại Khu kinh tế này.

Chính phủ khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Tất cả dự án đầu tư vào Khu kinh tế được hưởng các ưu đãi tối đa áp dụng đối với các địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Các dự án đầu tư vào Khu kinh tế này được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh. Những người làm việc tại Khu kinh tế được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân.

Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại Khu kinh tế có sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm từ nước ngoài, khi nhập khẩu vào Việt Nam, được miễn thuế nhập khẩu trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.

Chính phủ khẳng định bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư kinh doanh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, khu kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với tỉnh duyên hải Bắc Trung bộ - Hà Tĩnh.


( Nguồn: Quyết định 162/2007/QĐ-TTg )
 

haulytieulong

Điều Hành Viên
#16
Cần làm rõ trách nhiệm của Vietcombank Hà Tĩnh

Cần làm rõ trách nhiệm của Vietcombank Hà Tĩnh


(Toquoc) - Trong loạt bài “Ai đẩy Cty Cổ phần XNK Hà Tĩnh đến bờ vực phá sản?”, chúng tôi từng đề cập trách nhiệm của Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh (Vietcombank Hà Tĩnh) trước khoản nợ khó đòi hơn 20 tỷ đồng. Nhưng đến giờ, vẫn chưa có cá nhân nào thuộc ngân hàng trên bị quy trách nhiệm vì để xảy ra hậu quả này?



Những khoản nợ khó đòi của Cty Cổ phần XNK Hà Tĩnh (CPXNKHT) bắt nguồn từ những thương vụ làm ăn hết sức không bình thường với đối tác là Cty Lê Tấn (TP.HCM).

Nhưng có điều lạ là làm ăn càng “tụt dốc” thì Cty này lại vay được thêm nhiều tiền từ Vietcombank Hà Tĩnh?

Theo đó, tuy số dư nợ quá hạn của Cty CPXNKHT tại Vietcombank Hà Tĩnh ở thời điểm phát sinh thêm hợp đồng mới là khá lớn, nhưng Vietcombank Hà Tĩnh vẫn không ngần ngại cung cấp thêm tín dụng cho cho DN này, bất chấp trước đó, C15 (Bộ Công an) đã “rung chuông” cảnh báo về những bất ổn trong kinh doanh của Cty CPXNKHT.

Vì vậy, sau khi sự việc đổ bể, không còn cách nào khác, Vietcombank Hà Tĩnh đành “cắn răng” làm cái việc mà giới kinh doanh tiền tệ cho là tối kỵ đó là thu hồi vốn bằng cách: Xiết nợ!

Được biết, sau một thời gian đeo bám và bố trí nhân lực đòi nợ, Vietcombank Hà Tĩnh chỉ thu được 31 tỷ đồng, số còn lại (21 tỷ) chưa biết ngày nào quay trở lại két bạc của ngân hàng.

Bất ổn từ cho vay tín chấp?

Theo tìm hiểu, Cty CPXNKHT ngày càng làm ăn kém hiệu quả, nợ nần thì chồng chất, tài sản cố định lại không đáng là bao… Nói tóm lại, “lý lịch” của DN này là “có vấn đề”, nhưng Vietcombank Hà Tĩnh vẫn cho vay phần lớn theo hình thức tín chấp?

Giám đốc Vietcombank Hà Tĩnh Nguyễn Hữu Lực cũng thừa nhận với báo chí rằng, ông có biết những cảnh báo từ phía cơ quan công an về tình hình của Cty CPXNKHT nhưng không hiểu sao sau đó, việc cấp tín dụng cho DN này vẫn được ban lãnh đạo ngân hàng thông qua?

Cụ thể, khoản vay 50 tỷ đồng của DN này diễn ra trong nhiều thời điểm. Tài sản đảm bảo vay là tài sản cố định, ở đây là lô hàng gần 20 tỷ đồng mà DN này đã vay; phần còn lại là tín chấp.

Theo một cán bộ có thẩm quyền của Vietcombank Việt Nam cho biết, hiện Cty CPXNKHT chỉ còn hai khối tài sản đó là trụ sở làm việc của Cty và khách sạn Kỳ Anh, trong khi số nợ mà Cty này phải có trách nhiệm thanh toán lại rất lớn./.

Tuấn Anh

(nguồn:www.toquoc.gov.vn)
 

haulytieulong

Điều Hành Viên
#17
Đầu tư vào khu cửa khẩu Cầu Treo được ưu đãi tối đa

Đầu tư vào khu cửa khẩu Cầu Treo được ưu đãi tối đa

24/10/2007 -- 4:12 PM

Hà Nội (TTXVN) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế quốc tế cửa khẩu Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh, trong đó nêu rõ tất cả dự án đầu tư vào Khu kinh tế được hưởng các ưu đãi tối đa áp dụng đối với các địa bàn kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo quy chế, các dự án đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo được miễn thuế đất trong 11 năm đầu, miễn thuế thu nhập trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Các dự án cũng được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh. Những người làm việc tại khu kinh tế được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân.

Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại Khu kinh tế có sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm từ nước ngoài, khi nhập khẩu vào Việt Nam, được miễn thuế nhập khẩu trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.

Quy chế, gồm 7 chương, 31 điều, cũng nêu rõ những quy định cụ thể về xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, xuất nhập cảnh, lưu trú và đi lại tại khu kinh tế và công tác quản lý nhà nước tại khu kinh tế./.


(Theo:www.vnanet.vn)
 

haulytieulong

Điều Hành Viên
#18
Báo Bán Đấu Giá

THÔNG BÁO BÁN ÐẤU GIÁ


--------------------------------------------------------------------------------
Công ty cổ phần xây dựng đường bộ số 1 Hà Tĩnh: Thông báo bán đấu giá lô tài sản thanh lý sau:


Tài sản: Một lô máy nghiền sàng đá xây dựng, xe máy thi công (gồm 15 hạng mục).


Giá khởi điểm: 1.458.886.000 VNÐ (đã bao gồm 10% VAT).


Mua hồ sơ, xem tài sản, đặt ký cược: từ ngày 5-11 đến 16 giờ ngày 10-11-2007.


Ngày đấu giá: 13-11-2007.


Kính mời các đơn vị, cá nhân có nhu cầu xin liên hệ phòng kế hoạch công ty để biết thêm chi tiết.


Ðịa chỉ liên hệ:


Phòng kế hoạch kỹ thuật - Công ty CPXD Ðường bộ số 1 Hà Tĩnh - 117 đường Quang Trung, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh.


Ðiện thoại: 039.835468 - Fax: (039) 835328.


Hoặc: 0912411146 gặp anh Minh - 0913548055 gặp giám đốc.

Theo thời Báo tòa soạn
 

haulytieulong

Điều Hành Viên
#19
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007
16:28' PM 31/12/2006 (GMT+7)


Mục tiêu tổng quát
Các chỉ tiêu cụ thể



I. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư để nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và hiệu quả đầu tư trên các lĩnh vực; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng, ưu tiên cho nông nghiệp nông thôn và các vùng kinh tế trọng điểm và vùng kinh tế: Hạ tầng khai thác mỏ, Khu Kinh tế Vũng Áng, Thị xã Hà Tĩnh, Huyện mới, Thủy lợi đa mục tiêu Ngàn Trươi - Cẩm Trang, Thủy lợi thượng nguồn sông Trí… tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về công nghiệp, dịch vụ và sự tăng trưởng của nền kinh tế trong các năm tiếp theo. Đẩy mạnh xuất khẩu đi đôi với khai thác tốt thị trường trong nước. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ. Thực hiện tốt chương trình việc làm, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước. Chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tại nạn, tệ nạn xã hội. Bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị.

II. Các chỉ tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): trên 10,5%. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng 23,36%; Nông, lâm, ngư nghiệp 42,37%, Thương mại - dịch vụ 34,27%.

- Sản lượng lương thực: 51 vạn tấn

- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng: tăng 23,8%.

- Kim ngạch xuất khẩu: 50 triệu USD.

- Thu ngân sách nội địa: 570 tỷ đồng; thu từ xuất nhập khẩu 36 tỷ đồng.

- Giảm tỷ lệ sinh 0,4 %, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,8%.

- Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo: 3,5%.

- Tạo việc làm cho trên 3 vạn lao động, đào tạo nghề 2,5 vạn lao động.

- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng: 1,2%

- Tỷ lệ hộ dân xem truyền hình đạt 86%; Tỷ lệ được nghe đài đạt 95%.

- Có 280.000 gia đình văn hóa; tăng thêm 100 công sở và 170 làng, khối phố đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa.

- 100% đơn vị đạt tiêu chuẩn cơ sở an toàn làm chủ - sẵn sàng chiến đấu, 100% xã, phường ổn định chính trị


( Báo cáo của UBND tỉnh tại Kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khoá XV )
 

haulytieulong

Điều Hành Viên
#20
Hơn 20 ngàn hội viên phụ nữ Thạch Hà được vay vốn

Hơn 20 ngàn hội viên phụ nữ Thạch Hà được vay vốn


Hướng dẫn thủ tục vay vốn - Ảnh minh hoạ.

Từ đầu năm đến nay, Hội LHPN huyện Thạch Hà đã tập trung khai thác các nguồn vốn từ các chương trình dự án cho chị em hội viên vay phát triển kinh tế, XĐGN, cải thiện đời sống với tổng số tiền 75.849.371 ngàn đồng cho 20.437 người vay, trong đó 11.524 hộ nghèo.
Trong số 13 nguồn vốn cho vay, thì các nguồn vay từ: Ngân hàng No-PTNT, Ngân hàng CSXH, dự án IFAD, OXFAM Bỉ... có tỷ lệ người vay cao nhất. Ngoài ra, các hội viên giúp nhau cho 3.426 hộ (trong đó 2.270 hộ nghèo, 808 hộ) chính sách vay không lấy lãi với số tiền 1.605.364 ngàn đồng, 2.753 con giống, 2.177 kg lạc giống và 6.654 tạ thóc để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.