1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
Hà Tĩnh là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, nằm trong phạm vi từ 17054' đến 18050' vĩ Bắc và từ 105006' đến 106030' kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước Lào, phía Đông giáp biển Đông.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.997 km2, dân số trung bình năm 2010 là 1.227.673 người, chiếm 1,8% diện tích và 1,4% dân số cả nước.
Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Hương Sơn, Đức Thọ, Vũ Quang, Nghi Xuân, Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Lộc Hà.
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.2.1. Địa hình
Hà Tĩnh là tỉnh có địa hình đa dạng, đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên. Đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối. Phía Tây là dãy Trường Sơn nằm dọc biên giới Việt - Lào, bao gồm các núi cao từ 1000m trở lên, trong đó có một vài đỉnh cao trên 2.000m như Pulaleng (2.711 m), Rào Cỏ (2.335 m).
Địa hình của Hà Tĩnh hẹp và dốc, nghiêng dần từ Tây sang Đông. Phía Tây là núi cao (độ cao trung bình là 1.500 m), kế tiếp là miền đồi bát úp, rồi đến dải đồng bằng nhỏ hẹp (độ cao trung bình 5 m) và cuối cùng là các bãi cát ven biển.
Địa hình bờ biển Hà Tĩnh với Vũng Áng, vũng Sơn Dương có điều kiện để thiết lập cảng do diện tích mặt nước rộng, độ sâu trung bình từ 8 - 12m từ bờ vào, thuận tiện cho việc xây dựng cầu tàu.
1.2.2. Khí hậu
Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông lạnh của miền Bắc.
Hà Tĩnh có 2 mùa rõ rệt: mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, mùa này nắng nóng, khô hạn kéo dài kèm theo nhiều đợt gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Khoảng cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất 500 mm/ngày đêm. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này chủ yếu có gió mùa Đông Bắc kéo theo gió lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 70C.
Nhiệt độ trung bình năm của Hà Tĩnh vào khoảng 23,60C - 24,60C. Biên độ giao động ngày đêm của nhiệt độ vào khoảng 6,20C. Số giờ nắng trung bình năm vào khoảng 1.800 giờ. Lượng mây trung bình năm ở Hà Tĩnh vào khoảng 70 - 80%. Lượng mưa trung bình năm ở Hà Tĩnh vào khoảng 2.000 – 2.700 mm, với số ngày mưa từ 140 - 160 ngày/năm. Độ ẩm trung bình năm rất cao, đạt tới 84 - 86%. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình của tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19%.
1.2.3. Thủy văn
Mạng lưới sông ngòi ở Hà Tĩnh tuy nhiều nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131 km, ngắn nhất là sông Cày 9 km; sông Lam đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37 km. Sông ngòi ở Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống: Hệ thống sông Ngàn Sâu có lưu vực rộng 2.061 km2; có nhiều nhánh sông bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi. Hệ thống sông Ngàn Phố dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước từ Hương Sơn cùng với sông Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra Cửa Hội. Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu.
Hà Tĩnh có một hệ thống các hồ tự nhiên và nhân tạo có giá trị lớn đối với đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Trong đó có một số hồ rất có giá trị đối với hoạt động du lịch như hồ Kẻ Gỗ (huyện Cẩm Xuyên), hồ Thượng Tuy (huyện Cẩm Xuyên), hồ Cù Lây (huyện Can Lộc)...
1.2.4. Tài nguyên thiên nhiên
1.2.4.1. Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 599.717 ha. Tình hình sử dụng đất năm 2009 như sau: Đất nông nghiệp: 477.000 ha chiếm 79,54%, đất phi nông nghiệp: 84.052 ha chiếm 14,03%, đất chưa sử dụng: 38.655 ha chiếm 6,44%.
Tài nguyên đất của Hà Tĩnh khá đa dạng, bao gồm 9 nhóm đất: đất cát, đất mặn, đất phèn mặn, đất phù sa, đất bạc màu, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất dốc tụ, và nhóm đất mòn trơ sỏi đá. Chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất phù sa (chiếm tương ứng 51,6% và 17,73% diện tích đất tự nhiên của tỉnh). Đất đỏ vàng được hình thành trên đá phiến sét, có màu đỏ vàng điển hình. Loại đất này có tầng dày thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại cây dài ngày và là loại rất có tiềm năng của tỉnh.
1.2.4.2. Tài nguyên biển
Hà Tĩnh có 137 km bờ biển. Do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo, địa hình, đường đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc... nên vùng biển này có đầy đủ thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo). Trữ lượng cá 8 - 9 vạn tấn/năm; tôm, mực, moi...7 - 8 ngàn tấn/năm nhưng mới khai thác được 20 - 30%. Biển Hà Tĩnh có 267 loài cá thuộc 97 họ trong đó 60 loài có giá trị kinh tế cao, có 27 loài tôm; vùng ven biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối và nuôi tôm, cua, ốc, nghêu, hàu...
Bên cạnh đó, Hà Tĩnh cũng đang chú trọng vào việc phát triển du lịch biển. Với bờ biển thoải, cảnh quan thiên nhiên đẹp, Hà Tĩnh đã xây dựng các khu du lịch sinh thái biển như: Xuân Thành (Nghi Xuân), Thạch Hải (Thạch Hà), Thiên Cầm (Cẩm Xuyên), Đèo Con (Kỳ Anh)...
1.2.4.3. Tài nguyên sinh vật
Hà Tĩnh hiện có 318.225 ha rừng. Trong đó rừng tự nhiên 210.103 ha chiếm 66,02% tổng diện tích rừng, rừng trồng 108.122 ha chiếm 33,98%, độ che phủ của rừng đạt 50,16%.
Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa, hiện có trên 18000 ha trong đó có trên 7.000 ha có khả năng khai thác, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có trữ lượng rừng giàu của cả nước (trữ lượng rừng trồng đạt 1.469.863 m3, trữ lượng rừng tự nhiên đạt 21.115.828 m3).
Thảm thực vật rừng Hà Tĩnh rất đa dạng, có trên 86 họ và 500 loài cây gỗ. Trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu... và nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác.
Đặc biệt có Vườn Quốc gia Vũ Quang có khoảng 300 loại thực vật và nhiều loại động vật quý hiếm. Đây là khu rừng nguyên sinh quý hiếm,là một trong những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, khoa học và cảnh quan.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cũng là một địa điểm có giá trị cao, theo số liệu điều tra, tại đây có hơn 414 loài thực vật, 170 loài thú, 280 loài chim, trong đó có 19 loài chim được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú, có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. Tập trung phần lớn ở khu vực các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu...
1.2.4.4. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi. Toàn tỉnh có 91 mỏ và điểm khoáng sản trong đó: có quặng sắt nằm tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc. Đặc biệt là có mỏ sắt Thạch Khê, huyện Thạch Hà có trữ lượng ước tính 544 triệu tấn, đang đầu tư khai thác; có mỏ Titan chạy dọc theo bờ biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh, trữ lượng khoảng 4,6 triệu tấn (chiếm hơn 1/3 trữ lượng của cả nước), mỏ Vàng chủ yếu là dạng sa khoáng nằm rải rác ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh; mỏ nước khoáng ở huyện Hương Sơn; mỏ thiếc ở Hương Sơn, chì, kẽm ở Nghi Xuân,…Ngoài ra còn có nhiều loại khoáng sản thuộc nhóm phi kim, nhiên liệu, hóa chất, xây dựng nằm rải rác khắp các huyện trong tỉnh.
1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
1.3.1.1. Dân số, mật độ dân số và sự gia tăng dân số
Hà Tĩnh hiện có 1 thành phố, 1 thị xã, 10 huyện với 235 xã, 15 phường và 12 thị trấn.
Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Hà Tĩnh có 1.268.968 người, năm 2006 dân số đạt mức 1.245.670 người, năm 2009 đạt 1.226.360 người và tính đến năm 2010 dân số Hà Tĩnh đạt mức 1.227.673 người. Về dân số, Hà Tĩnh đứng thứ 21 trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước và đứng thứ 3 trong các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ (sau Thanh Hóa và Nghệ An).
Mật độ dân số năm 2010 của Hà Tĩnh là 205 người/km2, là tỉnh có mật độ dân số cao ở vùng Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa các huyện, thị trong tỉnh.
Trong những năm gần đây, tỉ lệ tăng dân số của tỉnh Hà Tĩnh có xu hướng giảm dần. Tuy vậy, hàng năm dân số vẫn tăng lên hàng nghìn người, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm xấp xỉ 0,65%, năm 2010 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh là 0,6%.
1.3.1.2. Thành phần dân tộc
Hà Tĩnh có 20 dân tộc cùng nhau sinh sống nhưng chủ yếu có 5 thành phần dân tộc chính, đông nhất là người Kinh chiếm khoảng 99%, các dân tộc khác chỉ vài trăm hoặc vài chục người sống xen ghép tại 8 thôn bản thuộc 7 xã của các huyện Hương Sơn, Vũ Quang và Hương Khê.
1.3.1.3. Nguồn lao động
Số dân trong độ tuổi lao động của Hà Tĩnh là 638.752 người, chiếm 52,03% dân số cả tỉnh, trong đó lao động trong nhóm ngành Nông, lâm, ngư là 379.635 người, chiếm tỉ lệ 59,43%; công nghiệp – xây dựng là 97.720 người, chiếm tỉ lệ 15,30%; hoạt động trong ngành dịch vụ và các hoạt động khác là 161.397 người, chiếm tỉ lệ 25,27%.
Chính những lợi thế về dân số đã tạo cho Hà Tĩnh có nguồn lao động dồi dào, nhưng dân cư chủ yếu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp do đó cần sắp xếp bố trí nguồn lực lao động cho hợp lý đặc biệt trong thời gian nhàn rỗi của người nông dân.
Và với cơ cấu sử dụng lao động như vậy, việc công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là vấn đề được quan tâm để chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ.
1.3.2. Đặc điểm kinh tế
Tính đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 11,5%, trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp tăng 1,92%, Công nghiệp - xây dựng tăng 22,3%, Thương mại dịch vụ tăng 9,5%, tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 6.747 tỉ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 10,5 triệu đồng/năm.
Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp: 35,01%; Công nghiệp - xây dựng: 34,56%; Dịch vụ: 30,43%.
Cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh nhìn chung khá cân đối, tỉnh Hà Tĩnh đang từng bước chuyển dịch theo hướng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ ngày một tăng, tỉ trọng nông nghiệp giảm.
1.3.2.1. Nông nghiệp
Toàn tỉnh có 477.000 ha đất nông nghiệp, chiếm 79,54% diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 121.167 ha, đất trồng cây hàng năm: 87.256 ha, đất trồng cây lâu năm: 33.911 ha, đất lâm nghiệp có rừng: 351.147 ha, đất nuôi trồng thủy sản: 4.052 ha, đất làm muối: 427 ha, đất nông nghiệp khác: 207 ha.
a. Ngành trồng trọt
Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Hàng năm trồng trọt đóng góp khoảng 63% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 đạt 7.603.825 triệu đồng, tăng gần gấp đôi năm 2006. Trong đó trồng trọt chiếm 61,69%, chăn nuôi chiếm 36,36%, dịch vụ 1,95%.
Vùng miền núi gồm các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang và phía Tây các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Can Lộc là vùng trồng cây công nghiệp dài ngày như: cao su, chè, các loại cây ăn quả có múi (bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn…). Vùng đồng bằng gồm phần lớn diện tích của thành phố Hà Tĩnh và các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Lộc Hà là vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh. Vùng ven biển thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu, lạc, vừng…
b. Ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi tỉnh ngày càng phát triển. Trong năm 2010 giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 36,36% giá trị sản xuất nông nghiệp.
Miền núi là nơi phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, hươu…). Vùng đồng bằng và ven biển là nơi phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm.
1.3.2.2. Công nghiệp
Nhờ chính sách thu hút đầu tư, những năm gần đây, Công nghiệp Hà Tĩnh đã có bước phát triển mang tính đột phá đã có những kết quả bước đầu. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 2.066.548 triệu đồng. Hà Tĩnh đang đẩy mạnh củng cố các cơ sở sản xuất công nghiệp, tập trung đầu tư một số cơ sở mới, bên cạnh đó, tỉnh đã quy hoạch và phát triển các làng nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp như: chế biến thuỷ sản, khai khoáng, mạng lưới điện và giao thông, bến cảng...
Sự ra đời của các Khu công nghiệp gắn với Khu kinh tế đã tạo thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đến nay toàn tỉnh có 4 khu công nghiệp, 11 cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết (trong đó 6 cụm đã có nhà đầu tư vào) với tổng diện tích 363,61 ha. Hiện có 64 dự án đăng ký đầu tư vào các cụm công nghiệp với số vốn 956 tỉ đồng.
Tuy ngành công nghiệp của Hà Tĩnh phát triển chưa mạnh, song đã từng bước phát triển theo hướng đổi mới công nghệ, cơ cấu và tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay, khối lượng các sản phẩm công nghiệp tuy chưa cao, nhưng đã bước đầu góp phần vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh.
1.3.3 Giao thông vận tải
Hà Tĩnh cách Hà Nội 340 km về phía bắc, tỉnh lỵ Hà Tĩnh cách thành phố Vinh (Nghệ An) khoảng 50 km. Hà Tĩnh có mạng lưới giao thông vận tải tương đối hợp lý, rộng khắp với các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển tạo thành hệ thống liên hoàn, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế đối nội và đối ngoại. Có 3 trục giao thông Quốc gia chạy qua Hà Tĩnh: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam; có Quốc lộ 12 nối Cửa khẩu Cha Lo, Quốc lộ 8A nối Cửa khẩu Cầu Treo với Cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương, đây là cửa ngỏ ngắn nhất đi ra biển của nước bạn Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Hiện nay Cảng Vũng Áng đã được xây dựng hoàn thành 2 cầu cảng cho tàu 5 vạn tấn và Cảng nước sâu Sơn Dương chuẩn bị xây dựng cho tàu 30 vạn tấn.
1.3.4. Giáo dục
Hà Tĩnh hiện có 1 trường Đại học, 1 trường Cao đẳng, 3 trường Trung học chuyên nghiệp và 33 cơ sở đào tạo nghề.
Toàn tỉnh có 306 trường tiểu học với 3.943 lớp, 99.416 học sinh; 189 trường trung học cơ sở với 2.760 lớp, 92.651 học sinh; 46 trường trung học phổ thông với 1.395 lớp, 64.499 học sinh (trong đó: 40 trường công lập và 6 trường ngoài công lập).
Hệ thống giáo dục đang ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng lao động hiện tại và tương lai.
1.3.5. Y tế
Toàn tỉnh hiện có 480 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 18 bệnh viện, 12 phòng khám đa khoa khu vực, 262 trạm y tế xã phường và 188 phòng khám và cơ sở y tế khác.
Trong những năm qua, tỉnh không để xảy ra các loại dịch bệnh. Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng được quan tâm thực hiện có kết quả, nhìn chung đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tỷ lệ tiêm chủng đạt 100% chỉ tiêu hàng năm. Chất lượng khám chữa bệnh có chuyển biến rõ nét ở các cơ sở y tế từ huyện đến tỉnh.
1.3.6 Du lịch
Hà Tĩnh có 137 km bờ biển với 4 cửa sông chính, nhiều lạch, tạo nhiều bãi biển đẹp như Thiên Cầm, Thạch Hải, Ðèo Con, Xuân Thành... Các bãi biển đa số phân bố dọc theo quốc lộ 1A nên rất thuận tiện cho du khách đến tham quan và nghỉ ngơi.
Khu du lịch sinh thái Nước Sốt (Sơn Kim) với mỏ nước khoáng thiên nhiên đạt tiêu chuẩn quốc tế, là nơi du lịch dưỡng bệnh cho du khách trong và ngoài nước, khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, khu du lịch sinh thái Kẻ Gỗ… làm cho Hà Tĩnh trở nên sôi động bởi các hoạt động kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ đến từ hai miền Nam - Bắc và các du khách quốc tế.
Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên văn hoá nhân văn phong phú, lâu đời với 328 di tích, trong đó có 58 di tích – thắng cảnh đã được xếp hạng quốc gia.
Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, hiện tại toàn tỉnh có 74 cơ sở lưu trú với 54 khách sạn và 20 nhà nghỉ với 2.193 phòng. Theo số liệu thống kê năm 2010, tỉnh đã đón tiếp 770.833 số lượt khách đến, bao gồm 757.877 lượt khách trong nước và 12.956 lượt khách quốc tế, tăng gấp 2 lần so với năm 2007.
* Nguồn: Địa lý địa phương Hà Tĩnh
Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010
Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam (tập 3) - Lê Thông
Hà Tĩnh là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, nằm trong phạm vi từ 17054' đến 18050' vĩ Bắc và từ 105006' đến 106030' kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước Lào, phía Đông giáp biển Đông.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.997 km2, dân số trung bình năm 2010 là 1.227.673 người, chiếm 1,8% diện tích và 1,4% dân số cả nước.
Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Hương Sơn, Đức Thọ, Vũ Quang, Nghi Xuân, Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Lộc Hà.
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.2.1. Địa hình
Hà Tĩnh là tỉnh có địa hình đa dạng, đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên. Đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối. Phía Tây là dãy Trường Sơn nằm dọc biên giới Việt - Lào, bao gồm các núi cao từ 1000m trở lên, trong đó có một vài đỉnh cao trên 2.000m như Pulaleng (2.711 m), Rào Cỏ (2.335 m).
Địa hình của Hà Tĩnh hẹp và dốc, nghiêng dần từ Tây sang Đông. Phía Tây là núi cao (độ cao trung bình là 1.500 m), kế tiếp là miền đồi bát úp, rồi đến dải đồng bằng nhỏ hẹp (độ cao trung bình 5 m) và cuối cùng là các bãi cát ven biển.
Địa hình bờ biển Hà Tĩnh với Vũng Áng, vũng Sơn Dương có điều kiện để thiết lập cảng do diện tích mặt nước rộng, độ sâu trung bình từ 8 - 12m từ bờ vào, thuận tiện cho việc xây dựng cầu tàu.
1.2.2. Khí hậu
Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông lạnh của miền Bắc.
Hà Tĩnh có 2 mùa rõ rệt: mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, mùa này nắng nóng, khô hạn kéo dài kèm theo nhiều đợt gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Khoảng cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất 500 mm/ngày đêm. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này chủ yếu có gió mùa Đông Bắc kéo theo gió lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 70C.
Nhiệt độ trung bình năm của Hà Tĩnh vào khoảng 23,60C - 24,60C. Biên độ giao động ngày đêm của nhiệt độ vào khoảng 6,20C. Số giờ nắng trung bình năm vào khoảng 1.800 giờ. Lượng mây trung bình năm ở Hà Tĩnh vào khoảng 70 - 80%. Lượng mưa trung bình năm ở Hà Tĩnh vào khoảng 2.000 – 2.700 mm, với số ngày mưa từ 140 - 160 ngày/năm. Độ ẩm trung bình năm rất cao, đạt tới 84 - 86%. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình của tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19%.
1.2.3. Thủy văn
Mạng lưới sông ngòi ở Hà Tĩnh tuy nhiều nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131 km, ngắn nhất là sông Cày 9 km; sông Lam đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37 km. Sông ngòi ở Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống: Hệ thống sông Ngàn Sâu có lưu vực rộng 2.061 km2; có nhiều nhánh sông bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi. Hệ thống sông Ngàn Phố dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước từ Hương Sơn cùng với sông Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra Cửa Hội. Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu.
Hà Tĩnh có một hệ thống các hồ tự nhiên và nhân tạo có giá trị lớn đối với đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Trong đó có một số hồ rất có giá trị đối với hoạt động du lịch như hồ Kẻ Gỗ (huyện Cẩm Xuyên), hồ Thượng Tuy (huyện Cẩm Xuyên), hồ Cù Lây (huyện Can Lộc)...
1.2.4. Tài nguyên thiên nhiên
1.2.4.1. Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 599.717 ha. Tình hình sử dụng đất năm 2009 như sau: Đất nông nghiệp: 477.000 ha chiếm 79,54%, đất phi nông nghiệp: 84.052 ha chiếm 14,03%, đất chưa sử dụng: 38.655 ha chiếm 6,44%.
Tài nguyên đất của Hà Tĩnh khá đa dạng, bao gồm 9 nhóm đất: đất cát, đất mặn, đất phèn mặn, đất phù sa, đất bạc màu, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất dốc tụ, và nhóm đất mòn trơ sỏi đá. Chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất phù sa (chiếm tương ứng 51,6% và 17,73% diện tích đất tự nhiên của tỉnh). Đất đỏ vàng được hình thành trên đá phiến sét, có màu đỏ vàng điển hình. Loại đất này có tầng dày thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại cây dài ngày và là loại rất có tiềm năng của tỉnh.
1.2.4.2. Tài nguyên biển
Hà Tĩnh có 137 km bờ biển. Do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo, địa hình, đường đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc... nên vùng biển này có đầy đủ thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo). Trữ lượng cá 8 - 9 vạn tấn/năm; tôm, mực, moi...7 - 8 ngàn tấn/năm nhưng mới khai thác được 20 - 30%. Biển Hà Tĩnh có 267 loài cá thuộc 97 họ trong đó 60 loài có giá trị kinh tế cao, có 27 loài tôm; vùng ven biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối và nuôi tôm, cua, ốc, nghêu, hàu...
Bên cạnh đó, Hà Tĩnh cũng đang chú trọng vào việc phát triển du lịch biển. Với bờ biển thoải, cảnh quan thiên nhiên đẹp, Hà Tĩnh đã xây dựng các khu du lịch sinh thái biển như: Xuân Thành (Nghi Xuân), Thạch Hải (Thạch Hà), Thiên Cầm (Cẩm Xuyên), Đèo Con (Kỳ Anh)...
1.2.4.3. Tài nguyên sinh vật
Hà Tĩnh hiện có 318.225 ha rừng. Trong đó rừng tự nhiên 210.103 ha chiếm 66,02% tổng diện tích rừng, rừng trồng 108.122 ha chiếm 33,98%, độ che phủ của rừng đạt 50,16%.
Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa, hiện có trên 18000 ha trong đó có trên 7.000 ha có khả năng khai thác, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có trữ lượng rừng giàu của cả nước (trữ lượng rừng trồng đạt 1.469.863 m3, trữ lượng rừng tự nhiên đạt 21.115.828 m3).
Thảm thực vật rừng Hà Tĩnh rất đa dạng, có trên 86 họ và 500 loài cây gỗ. Trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu... và nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác.
Đặc biệt có Vườn Quốc gia Vũ Quang có khoảng 300 loại thực vật và nhiều loại động vật quý hiếm. Đây là khu rừng nguyên sinh quý hiếm,là một trong những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, khoa học và cảnh quan.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cũng là một địa điểm có giá trị cao, theo số liệu điều tra, tại đây có hơn 414 loài thực vật, 170 loài thú, 280 loài chim, trong đó có 19 loài chim được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú, có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. Tập trung phần lớn ở khu vực các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu...
1.2.4.4. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi. Toàn tỉnh có 91 mỏ và điểm khoáng sản trong đó: có quặng sắt nằm tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc. Đặc biệt là có mỏ sắt Thạch Khê, huyện Thạch Hà có trữ lượng ước tính 544 triệu tấn, đang đầu tư khai thác; có mỏ Titan chạy dọc theo bờ biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh, trữ lượng khoảng 4,6 triệu tấn (chiếm hơn 1/3 trữ lượng của cả nước), mỏ Vàng chủ yếu là dạng sa khoáng nằm rải rác ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh; mỏ nước khoáng ở huyện Hương Sơn; mỏ thiếc ở Hương Sơn, chì, kẽm ở Nghi Xuân,…Ngoài ra còn có nhiều loại khoáng sản thuộc nhóm phi kim, nhiên liệu, hóa chất, xây dựng nằm rải rác khắp các huyện trong tỉnh.
1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
1.3.1.1. Dân số, mật độ dân số và sự gia tăng dân số
Hà Tĩnh hiện có 1 thành phố, 1 thị xã, 10 huyện với 235 xã, 15 phường và 12 thị trấn.
Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Hà Tĩnh có 1.268.968 người, năm 2006 dân số đạt mức 1.245.670 người, năm 2009 đạt 1.226.360 người và tính đến năm 2010 dân số Hà Tĩnh đạt mức 1.227.673 người. Về dân số, Hà Tĩnh đứng thứ 21 trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước và đứng thứ 3 trong các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ (sau Thanh Hóa và Nghệ An).
Mật độ dân số năm 2010 của Hà Tĩnh là 205 người/km2, là tỉnh có mật độ dân số cao ở vùng Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa các huyện, thị trong tỉnh.
Trong những năm gần đây, tỉ lệ tăng dân số của tỉnh Hà Tĩnh có xu hướng giảm dần. Tuy vậy, hàng năm dân số vẫn tăng lên hàng nghìn người, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm xấp xỉ 0,65%, năm 2010 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh là 0,6%.
1.3.1.2. Thành phần dân tộc
Hà Tĩnh có 20 dân tộc cùng nhau sinh sống nhưng chủ yếu có 5 thành phần dân tộc chính, đông nhất là người Kinh chiếm khoảng 99%, các dân tộc khác chỉ vài trăm hoặc vài chục người sống xen ghép tại 8 thôn bản thuộc 7 xã của các huyện Hương Sơn, Vũ Quang và Hương Khê.
1.3.1.3. Nguồn lao động
Số dân trong độ tuổi lao động của Hà Tĩnh là 638.752 người, chiếm 52,03% dân số cả tỉnh, trong đó lao động trong nhóm ngành Nông, lâm, ngư là 379.635 người, chiếm tỉ lệ 59,43%; công nghiệp – xây dựng là 97.720 người, chiếm tỉ lệ 15,30%; hoạt động trong ngành dịch vụ và các hoạt động khác là 161.397 người, chiếm tỉ lệ 25,27%.
Chính những lợi thế về dân số đã tạo cho Hà Tĩnh có nguồn lao động dồi dào, nhưng dân cư chủ yếu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp do đó cần sắp xếp bố trí nguồn lực lao động cho hợp lý đặc biệt trong thời gian nhàn rỗi của người nông dân.
Và với cơ cấu sử dụng lao động như vậy, việc công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là vấn đề được quan tâm để chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ.
1.3.2. Đặc điểm kinh tế
Tính đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 11,5%, trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp tăng 1,92%, Công nghiệp - xây dựng tăng 22,3%, Thương mại dịch vụ tăng 9,5%, tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 6.747 tỉ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 10,5 triệu đồng/năm.
Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp: 35,01%; Công nghiệp - xây dựng: 34,56%; Dịch vụ: 30,43%.
Cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh nhìn chung khá cân đối, tỉnh Hà Tĩnh đang từng bước chuyển dịch theo hướng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ ngày một tăng, tỉ trọng nông nghiệp giảm.
1.3.2.1. Nông nghiệp
Toàn tỉnh có 477.000 ha đất nông nghiệp, chiếm 79,54% diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 121.167 ha, đất trồng cây hàng năm: 87.256 ha, đất trồng cây lâu năm: 33.911 ha, đất lâm nghiệp có rừng: 351.147 ha, đất nuôi trồng thủy sản: 4.052 ha, đất làm muối: 427 ha, đất nông nghiệp khác: 207 ha.
a. Ngành trồng trọt
Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Hàng năm trồng trọt đóng góp khoảng 63% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 đạt 7.603.825 triệu đồng, tăng gần gấp đôi năm 2006. Trong đó trồng trọt chiếm 61,69%, chăn nuôi chiếm 36,36%, dịch vụ 1,95%.
Vùng miền núi gồm các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang và phía Tây các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Can Lộc là vùng trồng cây công nghiệp dài ngày như: cao su, chè, các loại cây ăn quả có múi (bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn…). Vùng đồng bằng gồm phần lớn diện tích của thành phố Hà Tĩnh và các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Lộc Hà là vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh. Vùng ven biển thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu, lạc, vừng…
b. Ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi tỉnh ngày càng phát triển. Trong năm 2010 giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 36,36% giá trị sản xuất nông nghiệp.
Miền núi là nơi phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, hươu…). Vùng đồng bằng và ven biển là nơi phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm.
1.3.2.2. Công nghiệp
Nhờ chính sách thu hút đầu tư, những năm gần đây, Công nghiệp Hà Tĩnh đã có bước phát triển mang tính đột phá đã có những kết quả bước đầu. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 2.066.548 triệu đồng. Hà Tĩnh đang đẩy mạnh củng cố các cơ sở sản xuất công nghiệp, tập trung đầu tư một số cơ sở mới, bên cạnh đó, tỉnh đã quy hoạch và phát triển các làng nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp như: chế biến thuỷ sản, khai khoáng, mạng lưới điện và giao thông, bến cảng...
Sự ra đời của các Khu công nghiệp gắn với Khu kinh tế đã tạo thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đến nay toàn tỉnh có 4 khu công nghiệp, 11 cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết (trong đó 6 cụm đã có nhà đầu tư vào) với tổng diện tích 363,61 ha. Hiện có 64 dự án đăng ký đầu tư vào các cụm công nghiệp với số vốn 956 tỉ đồng.
Tuy ngành công nghiệp của Hà Tĩnh phát triển chưa mạnh, song đã từng bước phát triển theo hướng đổi mới công nghệ, cơ cấu và tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay, khối lượng các sản phẩm công nghiệp tuy chưa cao, nhưng đã bước đầu góp phần vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh.
1.3.3 Giao thông vận tải
Hà Tĩnh cách Hà Nội 340 km về phía bắc, tỉnh lỵ Hà Tĩnh cách thành phố Vinh (Nghệ An) khoảng 50 km. Hà Tĩnh có mạng lưới giao thông vận tải tương đối hợp lý, rộng khắp với các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển tạo thành hệ thống liên hoàn, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế đối nội và đối ngoại. Có 3 trục giao thông Quốc gia chạy qua Hà Tĩnh: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam; có Quốc lộ 12 nối Cửa khẩu Cha Lo, Quốc lộ 8A nối Cửa khẩu Cầu Treo với Cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương, đây là cửa ngỏ ngắn nhất đi ra biển của nước bạn Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Hiện nay Cảng Vũng Áng đã được xây dựng hoàn thành 2 cầu cảng cho tàu 5 vạn tấn và Cảng nước sâu Sơn Dương chuẩn bị xây dựng cho tàu 30 vạn tấn.
1.3.4. Giáo dục
Hà Tĩnh hiện có 1 trường Đại học, 1 trường Cao đẳng, 3 trường Trung học chuyên nghiệp và 33 cơ sở đào tạo nghề.
Toàn tỉnh có 306 trường tiểu học với 3.943 lớp, 99.416 học sinh; 189 trường trung học cơ sở với 2.760 lớp, 92.651 học sinh; 46 trường trung học phổ thông với 1.395 lớp, 64.499 học sinh (trong đó: 40 trường công lập và 6 trường ngoài công lập).
Hệ thống giáo dục đang ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng lao động hiện tại và tương lai.
1.3.5. Y tế
Toàn tỉnh hiện có 480 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 18 bệnh viện, 12 phòng khám đa khoa khu vực, 262 trạm y tế xã phường và 188 phòng khám và cơ sở y tế khác.
Trong những năm qua, tỉnh không để xảy ra các loại dịch bệnh. Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng được quan tâm thực hiện có kết quả, nhìn chung đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tỷ lệ tiêm chủng đạt 100% chỉ tiêu hàng năm. Chất lượng khám chữa bệnh có chuyển biến rõ nét ở các cơ sở y tế từ huyện đến tỉnh.
1.3.6 Du lịch
Hà Tĩnh có 137 km bờ biển với 4 cửa sông chính, nhiều lạch, tạo nhiều bãi biển đẹp như Thiên Cầm, Thạch Hải, Ðèo Con, Xuân Thành... Các bãi biển đa số phân bố dọc theo quốc lộ 1A nên rất thuận tiện cho du khách đến tham quan và nghỉ ngơi.
Khu du lịch sinh thái Nước Sốt (Sơn Kim) với mỏ nước khoáng thiên nhiên đạt tiêu chuẩn quốc tế, là nơi du lịch dưỡng bệnh cho du khách trong và ngoài nước, khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, khu du lịch sinh thái Kẻ Gỗ… làm cho Hà Tĩnh trở nên sôi động bởi các hoạt động kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ đến từ hai miền Nam - Bắc và các du khách quốc tế.
Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên văn hoá nhân văn phong phú, lâu đời với 328 di tích, trong đó có 58 di tích – thắng cảnh đã được xếp hạng quốc gia.
Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, hiện tại toàn tỉnh có 74 cơ sở lưu trú với 54 khách sạn và 20 nhà nghỉ với 2.193 phòng. Theo số liệu thống kê năm 2010, tỉnh đã đón tiếp 770.833 số lượt khách đến, bao gồm 757.877 lượt khách trong nước và 12.956 lượt khách quốc tế, tăng gấp 2 lần so với năm 2007.
* Nguồn: Địa lý địa phương Hà Tĩnh
Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010
Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam (tập 3) - Lê Thông