Một vạt cỏ nước Anh
Athletic Club gặp Manchester United sẽ là một cuộc đối đầu thú vị. Một đội bóng Anh đã được “cách tân” tối đa dòng chảy chung, sẽ gặp một đội bóng Tây Ban Nha đang lưu giữ những giá trị Anh nguyên thủy.
1. Có một chi tiết thú vị mà có lẽ ít người để ý ở đối thủ của M.U đêm nay: họ là đội bóng duy nhất của La Liga có một cái tên bằng tiếng Anh. Tên chuẩn của Athletic Bilbao là “Athletic Club” - “CLB thể thao”. Tên thành phố “Bilbao” thêm vào chỉ theo nói quen, như người ta hay gọi Internazionale của Italia là “Inter Milan” và Sporting Clube của Bồ Đào Nha là “Sporting Lisbon”.
Nhà độc tài Franco khi cầm quyền từng bắt Athletic Club phải đổi tên thành Atletico Bilbao, theo tiếng Tây Ban Nha, vì “ngứa mắt” trước việc một CLB Tây Ban Nha lại có tên bằng tiếng Anh.
Con em những người thượng lưu xứ Basque cuối thế kỷ 19, sau khi đi du học Anh quốc về, đã thành lập nên Athletic Club. Màu áo đỏ-trắng truyền thống của CLB này thật ra là màu áo của Southampton: một du học sinh nhận ra rằng màu áo CLB Anh giống màu cờ của xứ Basque, và mua một lô về cho các cầu thủ mặc luôn cho tiện.
Lịch sử của Athletic những ngày đầu gắn chặt với người Anh, từ màu cờ sắc áo đến lối chơi, thông qua những HLV Anh quốc đã lập nghiệp ở đây. Có lúc, người ta sử dụng cả cụm từ “‘la manera inglesa” - “con đường Anh quốc” để chỉ cách vận hành của Athletic.
Thậm chí khi sân San Mames được xây dựng năm 1913, những luống cỏ đầu tiên được trồng xuống mặt sân là cỏ đem về từ Vương quốc Anh. Một hình ảnh đầy tính biểu tượng.
2. Những vạt cỏ Anh quốc trồng ở San Mames gần 100 năm trước bây giờ đã trở thành một thảo nguyên trù phú, thấm đẫm giá trị lịch sử của xứ Basque. Nhưng vẫn thấp thoáng đâu đó “‘la manera inglesa” - những giá trị truyền thống của bóng đá mà người Anh đã tạo nên.
Họ nổi tiếng vì chính sách sử dụng cầu thủ đặc biệt: chỉ dùng người xứ Basque. Đã có lúc độc tài Franco nổi giận, bắt Athletic phải xóa chính sách ấy đi.
Tất nhiên, cũng đã có những biến đổi theo lịch sử. Sân San Mames bây giờ chấp nhận cả những cầu thủ không sinh ra tại xứ Basque, nhưng được nuôi nấng bởi lò đào tạo của CLB. Fernando Llorente, tiền đạo sinh ra ở xứ Navarre là một ví dụ tiêu biểu.
Ở quê hương bóng đá, người ta vẫn cố níu giữ chính sách ấy. Theo luật, các CLB Premier League bây giờ chỉ được tuyển mộ cầu thủ trẻ trong bán kính vài chục km quanh đại bản doanh. Nhưng ai cũng biết cái luật ấy chỉ tồn tại cho có: các CLB chẳng thiếu gì cách để tạo ra một lò đào tạo “liên hiệp quốc”, kể cả việc mua nhà cho những tài năng nhí gần trụ sở.
Như thế nghĩa là giá trị nguyên bản của một CLB, đại diện cho sức mạnh của một địa phương, do người Anh tạo nên nhưng giờ được bảo tồn ở một nơi xa lạ. Trong khi ở chính quê hương, nó trở thành vô nghĩa.
3. Athletic Club gặp Manchester United sẽ là một cuộc đối đầu thú vị. Một đội bóng Anh đã được “cách tân” tối đa dòng chảy chung, sẽ gặp một đội bóng Tây Ban Nha đang lưu giữ những giá trị Anh nguyên thủy.
Bóng đá Anh đã phát triển nhanh đến mức chính người Anh bây giờ phải tiếc nuối những “vạt cỏ Anh quốc” rải rác đâu đó trên khắp thế giới. Mô hình đào tạo trẻ truyền thống là một thứ họ thèm muốn đến đớn đau (đặc biệt là với thất bại của Tam sư những năm gần đây).
Chuyện cũng giống như là kinh đô điện ảnh thế giới Hollywood, vốn nhiều năm quá sa đà vào các siêu phẩm thị trường ăn khách, bây giờ lại phải sang châu Á tìm mua các kịch bản có chiều sâu.
Khoan bàn đến chuyện thắng thua trên bảng tỷ số, từ trước khi trận đấu bắt đầu, đã có chút gì đáng để Premiership hùng mạnh phải bâng khuâng.
Đức Hoàng
Thật buồn khi một đế chế Anh : Manchester United lại thua 1 vạt cỏ Anh.
Athletic Club gặp Manchester United sẽ là một cuộc đối đầu thú vị. Một đội bóng Anh đã được “cách tân” tối đa dòng chảy chung, sẽ gặp một đội bóng Tây Ban Nha đang lưu giữ những giá trị Anh nguyên thủy.
1. Có một chi tiết thú vị mà có lẽ ít người để ý ở đối thủ của M.U đêm nay: họ là đội bóng duy nhất của La Liga có một cái tên bằng tiếng Anh. Tên chuẩn của Athletic Bilbao là “Athletic Club” - “CLB thể thao”. Tên thành phố “Bilbao” thêm vào chỉ theo nói quen, như người ta hay gọi Internazionale của Italia là “Inter Milan” và Sporting Clube của Bồ Đào Nha là “Sporting Lisbon”.
Nhà độc tài Franco khi cầm quyền từng bắt Athletic Club phải đổi tên thành Atletico Bilbao, theo tiếng Tây Ban Nha, vì “ngứa mắt” trước việc một CLB Tây Ban Nha lại có tên bằng tiếng Anh.
Con em những người thượng lưu xứ Basque cuối thế kỷ 19, sau khi đi du học Anh quốc về, đã thành lập nên Athletic Club. Màu áo đỏ-trắng truyền thống của CLB này thật ra là màu áo của Southampton: một du học sinh nhận ra rằng màu áo CLB Anh giống màu cờ của xứ Basque, và mua một lô về cho các cầu thủ mặc luôn cho tiện.
Lịch sử của Athletic những ngày đầu gắn chặt với người Anh, từ màu cờ sắc áo đến lối chơi, thông qua những HLV Anh quốc đã lập nghiệp ở đây. Có lúc, người ta sử dụng cả cụm từ “‘la manera inglesa” - “con đường Anh quốc” để chỉ cách vận hành của Athletic.
Thậm chí khi sân San Mames được xây dựng năm 1913, những luống cỏ đầu tiên được trồng xuống mặt sân là cỏ đem về từ Vương quốc Anh. Một hình ảnh đầy tính biểu tượng.
2. Những vạt cỏ Anh quốc trồng ở San Mames gần 100 năm trước bây giờ đã trở thành một thảo nguyên trù phú, thấm đẫm giá trị lịch sử của xứ Basque. Nhưng vẫn thấp thoáng đâu đó “‘la manera inglesa” - những giá trị truyền thống của bóng đá mà người Anh đã tạo nên.
Họ nổi tiếng vì chính sách sử dụng cầu thủ đặc biệt: chỉ dùng người xứ Basque. Đã có lúc độc tài Franco nổi giận, bắt Athletic phải xóa chính sách ấy đi.
Tất nhiên, cũng đã có những biến đổi theo lịch sử. Sân San Mames bây giờ chấp nhận cả những cầu thủ không sinh ra tại xứ Basque, nhưng được nuôi nấng bởi lò đào tạo của CLB. Fernando Llorente, tiền đạo sinh ra ở xứ Navarre là một ví dụ tiêu biểu.
Ở quê hương bóng đá, người ta vẫn cố níu giữ chính sách ấy. Theo luật, các CLB Premier League bây giờ chỉ được tuyển mộ cầu thủ trẻ trong bán kính vài chục km quanh đại bản doanh. Nhưng ai cũng biết cái luật ấy chỉ tồn tại cho có: các CLB chẳng thiếu gì cách để tạo ra một lò đào tạo “liên hiệp quốc”, kể cả việc mua nhà cho những tài năng nhí gần trụ sở.
Như thế nghĩa là giá trị nguyên bản của một CLB, đại diện cho sức mạnh của một địa phương, do người Anh tạo nên nhưng giờ được bảo tồn ở một nơi xa lạ. Trong khi ở chính quê hương, nó trở thành vô nghĩa.
3. Athletic Club gặp Manchester United sẽ là một cuộc đối đầu thú vị. Một đội bóng Anh đã được “cách tân” tối đa dòng chảy chung, sẽ gặp một đội bóng Tây Ban Nha đang lưu giữ những giá trị Anh nguyên thủy.
Bóng đá Anh đã phát triển nhanh đến mức chính người Anh bây giờ phải tiếc nuối những “vạt cỏ Anh quốc” rải rác đâu đó trên khắp thế giới. Mô hình đào tạo trẻ truyền thống là một thứ họ thèm muốn đến đớn đau (đặc biệt là với thất bại của Tam sư những năm gần đây).
Chuyện cũng giống như là kinh đô điện ảnh thế giới Hollywood, vốn nhiều năm quá sa đà vào các siêu phẩm thị trường ăn khách, bây giờ lại phải sang châu Á tìm mua các kịch bản có chiều sâu.
Khoan bàn đến chuyện thắng thua trên bảng tỷ số, từ trước khi trận đấu bắt đầu, đã có chút gì đáng để Premiership hùng mạnh phải bâng khuâng.
Đức Hoàng
Thật buồn khi một đế chế Anh : Manchester United lại thua 1 vạt cỏ Anh.