• Các thành viên chú ý, NHT trở lại vẫn giữ những thông tin cũ, bao gồm username và mật khẩu. Vì vậy mong mọi người sử dụng nick name(hoặc email) và mật khẩu cũ để đăng nhập nhé. Nếu quên mật khẩu hãy vào đây Hướng dẫn lấy lại mật khẩu. Nếu cần yêu cầu trợ giúp, xin liên hệ qua facebook: Le Tuan, Trân trọng!

Kẹo Cu Đơ - đặc sản Hà Tĩnh

#1
Làng nấu và bán kẹo Cu đơ


giai đoạn thành phẩm. Ảnh Bảo Thiên​

Mỗi buổi chiều tàn, khi những đụn khói bắt đầu len qua những nóc nhà tranh thì ở phía tây cầu Phủ, người đi đường như bị níu kéo bởi mùi thơm của mật mía, đường, mạch nha, gừng hòa quyện vào nhau. Đó là những nguyên liệu làm nên kẹo cu đơ, một loại kẹo đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh mà người xưa đã từng ngâm nga: "Chè xanh thêm chút gừng cay, cu đơ Hà Tĩnh làm say lòng người".

Huyền thoại kẹo cu đơ
Ngày xưa, ở một làng thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, một gia đình nọ có hai đứa con trai khôi ngô tuấn tú nhưng nhà lại rất nghèo. Họ làm quần quật suốt ngày mà cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm. Một hôm cậu con trai cả về thưa với cha mẹ là sẽ cưới vợ. Hai ông bà lo lắng không biết lấy đâu ra đồ sính lễ. Nhà lại không có rượu, không có heo, không có nếp lấy gì mà đãi bà con chòm xóm. Trong lúc bế tắc, người cha mới đánh liều nấu mật mía sôi lên rồi đổ lạc (đậu phộng) vào. Khi đem ra đãi, ai ăn cũng thấy ngon. Được mọi người ưa thích, ông tiếp tục nấu và đem đi bán ở những làng lân cận. Từ đó, kiểu nấu mật mía với lạc lan rộng khắp huyện Hương Sơn.

Ban đầu nó có tên là kẹo lạc (vì chỉ có mật mía và lạc) nhưng người ta thấy như vậy là bất công cho người sáng chế nên gọi là kẹo “cu Hai” (một người cha có hai thằng con trai). Khi phong trào Tây học nở rộ, những ông nghè ở đây mới đổi từ "Hai" thành "Deux" (tiếng Pháp có nghĩa là hai, số 2) cho "trí thức". Còn "cu" chỉ có người Việt Nam mới dùng, là tên gọi thân mật dành cho con trai (cu Tý, cu Tèo). Các cụ vắt óc suy nghĩ cũng không biết đổi từ “cu” như thế nào, đành kết hợp cách gọi Việt - Pháp là "cu deux" (cu đơ). Xung quanh cái tên gọi dân dã này cũng có nhiều cách giải thích. Đó là vào thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, khi những người lính Pháp vô tình ăn trúng kẹo “cu Hai”, ghiền quá mới cho người truy tìm. Khi biết tên gọi của nó, họ mới đổi từ "Hai" thành "Deux" cho phổ thông, để người Pháp tiện gọi. Còn "cu" thì chịu, không biết đổi cách nào đành kết hợp đầu Việt, đuôi Pháp là "cu Deux" (cu đơ).

Những bậc cao niên xưa của vùng đất Hà Tĩnh có một thói quen rất tao nhã. Đêm đêm bên ấm nước chè xanh cùng dăm ba miếng cu đơ, các cụ ngồi "tức nguyệt, ngắm hoa, chờ sao rụng". Cu đơ ngày xưa chỉ có lạc với mật mía, khi nguội, nó cứng như đá, mà kẹo thì không ghi "chống chỉ định: để xa tầm tay những người răng yếu". Thế là sau một đêm "tức nguyệt", các cụ nhà ta răng còn, răng mất. Đó là giai thoại vui mà các bậc cha chú thường kể cho con cháu nghe để so sánh với miếng kẹo cu đơ ngày nay.




Một góc "Làng kẹo cu đơ". Ảnh Bảo Thiên

Nhà nhà nấu kẹo cu đơ


Không phải là nơi xuất xứ, nhưng phường Đại Nài (thị xã Hà Tĩnh) là nơi giữ được cái tinh túy của kẹo cu đơ. Phường này nằm gần cầu Phủ nên đã hình thành một thương hiệu: "Cu đơ cầu Phủ". Chỉ có 154 hộ dân nhưng mỗi hộ dân là một lò nấu kẹo nên người ta gọi phường này là "Làng cu đơ". Đây là làng duy nhất của tỉnh Hà Tĩnh được cấp giấy chứng nhận hành nghề thông qua "Chương trình phát triển doanh nghiệp cho phụ nữ trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở miền Trung Việt Nam giai đoạn II". Vì thế ở làng này đã có một thư viện lớn trưng bày kẹo cu đơ qua các thời kỳ.

Gia đình bà Sáng có lò kẹo cu đơ khá nổi tiếng. Bà năm nay đã gần 70 tuổi. Bà nấu kẹo cu đơ đã mấy chục năm nay. Con cái bà đã thành đạt, bà bảo là "nhờ vào những nồi kẹo cu đơ, chứ làm nông nghiệp, lấy đâu ra tiền cho chúng học hành". Cái quán nhỏ của bà lúc nào cũng đầy khách. Vào buổi trưa, khi xung quanh đã chìm trong giấc ngủ, bà lại ngồi xắt từng lát gừng mỏng. Bà giải thích rằng, ban đầu người ta dùng gừng như một liều thuốc để chống sôi bụng. Nhưng bây giờ không có gừng thì không phải là kẹo cu đơ.

Trước kia, kẹo cu đơ chỉ đơn thuần chỉ là mật mía và lạc thì giờ nguyên liệu vô cùng phong phú. Người làng này đã biết kết hợp một cách hoàn hảo giữa mật mía, đường, mạch nha, gừng, lạc và bánh tráng. Chính những thứ gần gũi đó đã tạo nên một hương vị độc đáo cho kẹo cu đơ. Theo bà Sáng, có một số làng chỉ nấu đường hoặc mật, còn lạc thì rang lên. Nhưng như thế thì không ngon. Lạc không cần rang mà phải phơi cho thật giòn. Theo quy trình, mật mía, đường, mạch nha trộn chung nấu trước, khi sôi mới đổ lạc vào. Đây là lúc khó khăn nhất vì cần phải khuấy đều liền tay, nếu không sẽ bị cháy dưới đáy nồi. Sau cùng mới bỏ gừng vào. Vào mùa nắng phải nấu đến 1 tiếng đồng hồ, gọi là nấu già, còn mùa mưa thì nấu non, chỉ cần 45 phút. Lò cu đơ của bà đã được nhân rộng ở một số địa phương như Huế, Đà Nẵng.

Làng Đại Nài phất lên nhờ có thêm nghề tay trái, nghề nấu kẹo cu đơ. Dì Quế năm nay 53 tuổi. Dì mới nấu kẹo cu đơ được 4 năm, một ngày dì phải nấu tới 3 nồi. Mía, lạc, gừng đều tự trồng. Còn mạch nha và bánh tráng thì phải mua. Với nguyên liệu sẵn có như thế, số tiền lời dì kiếm được rất khá. Thấy dì kiếm tiền nhanh và đơn giản, anh em của dì trả bớt ruộng đất để đầu tư vào lò cu đơ. Và bây giờ, gia đình dì ai cũng được cấp giấy chứng nhận.

Còn gia đình dì Sương thì có truyền thống làm cu đơ đã mấy đời. Trước đây, các cụ cũng chỉ nấu đơn giản với hai loại nguyên liệu. Nhưng giờ con cháu đã biết kết hợp nhiều loại để có miếng kẹo ngon nhất nên lò cu đơ của dì đã được người trong tỉnh truyền tai nhau. Mỗi dịp cưới hỏi hay liên hoan, mọi người đều đến lò cu đơ của dì để đặt hàng. Những người đi xuất khẩu lao động hay đi du học cũng đến đây để mua, mang sang nước bạn làm quà.




Những vị khách tại quán bà Sáng. Ảnh: Bảo Thiên

"Làng cu đơ" trải dài từ bến xe Hà Tĩnh cho tới cầu Phủ. Những chuyến xe khách Bắc - Nam mỗi lần qua đây đều dừng lại để khách mua quà. Vào buổi sáng, ở làng này nhộn nhịp bán hàng cho khách vào Nam, ra Bắc. Thế nhưng vào buổi chiều thì khá im ắng. Vì thế, mỗi buổi chiều tàn, khi những đụn khói bắt đầu len qua những nóc nhà tranh thì ở phía tây cầu Phủ, người đi đường như bị níu kéo bởi mùi thơm của mật mía, đường, mạch nha, gừng hòa quyện vào nhau. Mùi dẻo quẹo của mật mía nguyên chất, mùi cay cay của gừng, mùi ngọt lịm của mạch nha khiến cho mọi người chỉ cần ngửi đã "say".

Người Hà Tĩnh xem kẹo cu đơ như như linh hồn của quê hương. Những gia đình có con đi làm ăn xa, cứ mỗi lần có người cùng quê vào thăm, nhất định họ phải gửi theo vài bịch kẹo. Nếu như lâu lâu không có ai về, họ sẽ gửi qua đường bưu điện. Ông Hùng, có 5 người con đều đi làm ăn ở trong Nam, cứ vài tháng ông lại gửi kẹo cu đơ cho các con. Ông bảo rằng, chúng nó đi gần 5 năm mà chưa về thăm quê, cứ sợ chúng quên. Ông phải gửi để nhắc nhở con cái.

Ban đầu nhìn thấy miếng cu đơ sần sùi, chẳng bắt mắt tí nào, ai cũng ngại ăn. Nhưng ai có "dũng cảm" nếm một lần sẽ không bao giờ quên. Lúc miếng kẹo hòa tan trong miệng, ta không thể phân biệt được có bao nhiêu thứ cấu thành. Tất cả là một cảm giác ngọt lịm trên đầu lưỡi, vị cay cay của gừng và chất bùi bùi của hạt lạc đọng lại mãi trong cảm giác. Kẹo cu đơ mang đậm dấu ấn của con người Hà Tĩnh, bên ngoài thì sần sùi chất phác, tên gọi thì dân dã, đơn sơ nghe đến nực cười nhưng bên trong là cả một nội lực tiềm tàng. Có phải đó là thứ để mà "Ai đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh!".

Bảo Thiên

theo thanhnien.com.vn
 
#2
cu do ha tinh
ngon tuyet
nhung tui ko phai la nguoi ha tinh
it khi mua duoc lam
vi nghe an ko nhieu
va kho mau lam
 

Nguyễn Đăng Vỹ

Dại Gái Nhít NHT!
#3


Nếu ở Quảng Ngãi có “kẹo Gương”, ở Thanh Hóa có “chè Lam”, “bánh Gai”, thì ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An có “kẹo Cu Đơ”. Những thứ kẹo bánh dân dã này đều có nét đặc trưng của vùng gió Lào cát trắng, gian khổ.
Nếu ở Quảng Ngãi có “kẹo Gương”, ở Thanh Hóa có “chè Lam”, “bánh Gai”, thì ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An có “kẹo Cu Đơ”. Những thứ kẹo bánh dân dã này đều có nét đặc trưng của vùng gió Lào cát trắng, gian khổ.

Kẹo Cu Đơ nhiều nơi bán nhưng ngon nhất là kẹo được chế biến từ vùng núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) - quê “tổ” của loại kẹo này. Chuyện xưa kể rằng, ở vùng bán sơn địa Hương Sơn có một gia đình nấu kẹo “gia truyền” rất ngon chỉ bằng ba thứ nguyên liệu là mật mía, lạc (đậu phộng) và bánh đa. Loại kẹo này đến đời người con thứ Hai thì nổi tiếng khắp vùng. Anh “Cu Hai” là chủ của lò kẹo ngon nhất này. Tới thời Pháp xâm lược, nhiều người gọi vui kẹo anh Cu Hai là kẹo “Cu Đơ” (đơ theo số đếm tiếng Pháp là hai). Thế là từ cuối thế kỷ 19 đến nay, tên gọi Cu Đơ đã thành thương hiệu kẹo được đón nhận một cách vui vẻ, nghe ngồ ngộ nhưng ấn tượng khó quên.

Kẹo Cu Đơ có thể được nấu bằng đường, mật mía hoặc mật mía và mạch nha... Loại nấu bằng mật mía có pha mạch nha là ngon hơn cả. Đậu phộng chọn loại chắc, phải rang cả củ cho giòn rồi bóc tách ra, bột gạo ngon tráng bánh đa vừa phải (không dày cũng không mỏng) có rắc thêm vừng (mè) đen để bao kẹo. Nguyên liệu quan trọng nhất là mật mía nguyên chất, không pha đường. Khi nấu pha thêm một tỷ lệ mạch nha (loại làm từ mầm thóc) vừa phải thì kẹo vừa giòn lại vừa thơm, không bị bở như loại kẹo nấu bằng đường.

Kẹo Cu Đơ phối hợp hài hòa giữa mật, đậu phộng, bánh đa, nước gừng, chanh... Toàn những thứ dễ kiếm. Nhưng kẹo ngon hay không còn phụ thuộc vào nhiều bí quyết riêng. Một miếng kẹo Cu Đơ ngon khi ăn phải giòn, hội đủ vị ngọt mát của mật-nha, vị béo bùi của đậu phộng, vừng, bánh đa, có vị cay ấm của gừng pha một chút chua nhẹ của chanh... Người ta ăn kẹo Cu Đơ thường uống kèm nước chè xanh (loại nấu bằng lá chè còn tươi) vào những ngày se lạnh thì tuyệt vô cùng. Vị béo, ngọt, cay cứ dìu dịu tỏa lan nơi đầu lưỡi truyền hơi ấm vào cơ thể ta, tạo cảm giác ấm áp khó quên.

Khách qua Hà Tĩnh- nơi “đồng chua nước mặn” nhưng ai cũng thương, cũng nhớ, ai cũng mua vài bọc kẹo Cu Đơ về làm quà cho người thân, bè bạn, vừa ngon lại vừa rẻ.
 
#6
cu đơ Hà Tĩnh

:yociexp101: chào tất cả bà con Hà Tĩnh
tui muốn được "mần" quen với tất cả mọi người
tui người Hà Tĩnh chính gốc nè
phường Thạch Linh. TP HÀ TỊNH
Chè xanh thêm chút gừng cay
Cu Đơ Hà Tĩnh làm say lòng người
 

Nguyễn Đăng Vỹ

Dại Gái Nhít NHT!
#8
Mời bạn về HÀ TỊNH quê tui
cơm chan với nước...mắm no nê 2 lưng đọi
Rất hoan nghênh bạn tham gia diễn đàn, nếu muốn làm quen hãy vào Box giao lưu đồng hương.
 

Nguyễn Đăng Vỹ

Dại Gái Nhít NHT!
#9
Răng tui chộ nỏ thích ăn Cu-đơ một chút mô cả.Cưng cứng, khay khay và nong nóng.
Ngài Hà Tịnh răng nói vậy bạn, mình không thích ăn cũng phải quảng cáo làm nổi bật thương hiệu cu đơ lên chứ.
 
#10
Hôm qua con bạn vừa hỏi Cu đơ mô?2nghin/cái.Mua được mấy cái thèm quá ăn hết không có cho bọn nó nựa.
 
V

[Vô Lệ]

Guest
#11
Miềng ra bắc vô nam trước khi đi cụng phải mua ít chục Lốp Cu Đơ mần quà ra ko có họ hỏi :D:D
 
V

Vịt

Guest
#12
Híc. Cứ nhắc đến lại thèm =P~. Ở Hà Nội thì mua ở chỗ nào được? Ai biết chỉ cho em đi :JFBQ00159070207B:
 
V

[Vô Lệ]

Guest
#13
Híc. Cứ nhắc đến lại thèm =P~. Ở Hà Nội thì mua ở chỗ nào được? Ai biết chỉ cho em đi :JFBQ00159070207B:
vịt cho miêng cái địa chỉ miềng gửi ra cho! Ko cho miềng số fone ra bến Nước Ngầm miềng gửi cho nả
 
#15
Theo nhiều người kể, Cu Đơ là một nhân vật vốn có tên là cu Hai. Vì số 2, tiếng Pháp gọi là " đơ"( deux) do đó người ta gọi đùa ông là Cu Đơ, để đối chọi một cách nghịch ngợm với cái tên Đờ - cu( Decoux) - viên toàn quyền bại trận ở Đông Dương thời Đại chiến thế giới thứ hai, vốn dĩ mang cái chất thiếu thanh lịch khi nghe gọi qua ngôn ngữ Việt Nam.

Cu Hai, người Hương Sơn nấu kẹo lạc vào hồi sơ tán lần thứ nhất, để bán tại một quán nước chè xanh do ông bán. Sáng kiến của ông là dùng bánh tráng thay cho miến giáy lót dưới kẹo lạc mà mỗi lần ăn phải bóc bằng tay. Sáng kiến này tuy đơn giản nhưng rất quan trọng, vừa sạch sẽ, vừa đỡ mất công bóc giấy mà ăn lại vừa ngon, giòn, rất khoái khẩu. Từ đó nhiều hàng kẹo khác bắt chước và cái tên Cu Đơ được chấp nhận như tên một nhãn hiệu.

Khách xa về thăm quê vừa nhâm nhi kẹo Cu Đơ vừa uống nước chè xanh mới thấy tuyệt. Vị ngọt của kẹo, vị thơm của chè xanh, đượm chát, vị bùi của hạt lạc....Tất cả quyện vào nhau tạo nên hương vị đặc trưng của Thành Vinh - xứ Nghệ.
Cái kẹo lạc (nấu bằng mật, chứ không nấu đường), trước đây được bao bằng giấy, hoặc bằng lá, thì nay được bao bằng bánh tráng, không khó bóc, mà thêm phong vị.
Cái giòn của hột lạc nghe có vẻ lật sật, cái giòn của bánh tráng lại nghe rào rạo , vui vui. Mấy ai đã phát hiện ra đặc sản ấy!!!

Ăn kẹo cu đơ mà quên một thức uống hết sức phổ biến, hết sức bình dân là nước chè xanh, thì vị ngon kể như đã giảm mất một nửa. Người xứ Nghệ có thói quen uống nước chè tươi (chè trồng sau vườn nhà, hái cả lá, cả cành cho vao nồi nấu). Khi uống nhiều nơi đến giờ vẫn còn uống bằng bát. Nước chè tươi có màu xanh sóng sánh pha chút sắc vàng, nóng bốc hơi nghi ngút, phải, nước chè phải còn thật nóng, cho dù thời tiết đang giữa mùa hè. Uống xong bát nước chè nóng bỏng, thờ khà một cái, toát hết cả mồ hôi, cảm thấy nhẹ cả người. Uống nước chè kiểu đó là một cách giải nhiệt rất tốt.


Nước chè xanh đi với kẹo cu đơ, tạo nên một sự kết hợp tuyệt vời. Vị ngọt đậm của mật mía, vị bùi bùi của lạc....., ăn xong miếng kẹo, chiêu một ngụm nước chè tươi cho đỡ ngán, vị chát của chè trở nên ngọt nhẹ nhàng, mát dịu, khiến cho người ta ăn kẹo mãi không thấy chán.
 
V

[Vô Lệ]

Guest
#16
Hơ hơ! ăn suốt mà nghe GCL nói mần phát sèm...có lẹ out đi kiếm cặp Ku Đơ đạ nả:D
 

tuandinh_cudo

Thiên Thai !! (@_*)
#17
Sự tích Cu Đơ !!!

Có lẹ con ngài Hà Tịnh ta chưa ai là chưa ăn Cu Đơ hẹ! Nhưng mà trong đó số ngài biết lý do tại mần răng nó lại có tên là Cu Đơ thì có lẹ cụng không được nhiều. Dừ tui xin mạn phép nói ra về nguồn gốc của cấy tên đó. xin lưu ý các bác thông tin này cũng là do bia miệng truyền lại nên đôi khi có " tam sao thất bản"

Hồi nớ, khi bọn thực dân Pháp sang chiếm các nước Đông Dương trong nớ có Việt Nam ta. Bọn nó ra ngang nhiên ra tay tàn sát bốc lột dân ta. Khí chúng đến đất Hà Tịnh anh hùng thì gặp phải rất nhiều phong trào yêu nác chống lại.Nhưng hồi nớ chưa có Đảng lãnh đạo nên hầu hết các phong trào yêu nác đều thất bại. Khi bọn Pháp đến huyện Hương sơn ( quê nội Tui) trong chiến dịch truy quét những ngài yêu nước. Khi bọn nớ tình cờ đi ngang nhà môt ông cụ ( đang lúc đói lại ngửi chộ mùi thơm thơm) liền mò vô tìm coi thử có chi ăn không? Bọn Pháp nớ chộ Ông cụ đang nấu một món chi lạ lắm: Gồm lạc trộn với mật mía nấu lên rồi đổ ra lá chuối, Chờ cho khô là lấy lên ăn rất giòn và ngon. Bọn pháp thằng mô thàng nấy thi chắc ăn tru đói cỏ. Ăn xong rùi vì chộ cụng ngon nên một thàng Pháp hỏi thằng phiên dịch " cấy ni kêu là món ăn chi mi?" thật ra thằng phiên dịch đi theo cụng biết chi mô nên sau một hồi chần chừ liền nói tên ông cụ đang ngồi nấu ra ( tên ông là ông Cu Hai) Muốn cho bọn Pháp hiểu nên thằng phiên dịch nói tên Ông Cu theo tiếng Pháp thành CU DEUX ( deux > đơ> hai). kể từ khi nớ bọn pháp cứ quên gọi món ăn được nấu ra từ lạc với mật mía là CU DEUX ( Cu Đơ) rùi dần dần dân ta cụng quen mồm kêu theo a rứa, nên từ đó Tên Cu Đơ trở nên phổ biến. the end

Chộ hay thì Thanks phát nha
 
#19
Mềnh cụng CU ĐƠ nhưng là kun gấy(nỏ có CU DEUX). Tết ni về lành lạnh mà nấu một nồi thì ăn bổ ngả i.
Ở nơi khác cụng có loại kẹo ni gọi là kẹo thèo lèo hay là gì gì đó nỏ bít nựa,nhưng thường là nấu với đường chơ họ mần chi có mật nhi ở Hà Tịnh nhà mềnh mà nấu, còn hương vị thì chỉ có Cu đơ Hà Tịnh là nhít nà.