Đã gần một tháng nay, Hà Tĩnh chìm trong đợt nắng nóng dữ dội, trong đó Hương Khê là huyện chịu ảnh hưởng lớn nhất. Nhiều hôm nhiệt độ ngoài trời lên tới 42-43o C.
Người dân huyện Hương Khê đang phải gồng mình trong “chảo lửa” chịu nắng, chờ mưa !
Trời nắng nóng kéo dài làm cho mọi sinh hoạt của người dân bị xáo trộn và hàng ngàn ha cây trồng bị thiêu cháy.
Từ 4 giờ 30 sáng người nhà ông Thái Văn Dần (xóm 5 xã Hương Đô - Hương Khê) đã phải thức dậy để lùa đàn bò 7 con ra đồng tranh thủ làm những công việc ngoài trời trước khi trời nắng nóng.
Đã gần tháng nay sáng nào gia đình ông cũng phải dậy sớm như vậy để bắt đầu công việc đồng áng của mình.
Gia đình có 6 người sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp với 4 sào ruộng và 2 sào đất trồng đậu xanh, nhưng một nửa đã khô cạn nước và diện tích đậu đã chết gần hết.
Tranh thủ lúc trời chưa nắng nóng ông Dần lùa vội đàn bò ra đồng gặm những bãi cỏ còn sót lại và tát những gàu nước cuối cùng ở một hố bom vào ruộng mong sao cứu được phần nào mạ đang khô héo từng ngày.
Vợ ông, bà Nguyễn Thị Liệu và 2 người con cũng tranh thủ thu nhặt ra đồng những trái đậu còn sót lại khi trơi còn tờ mờ sáng. Công việc của cả gia đình ông kết thúc vào lúc 8 giờ bởi lúc này trời bắt đầu nóng bức.
“Chưa năm nào nắng nóng như năm ni, nếu cứ thế này trâu bò rồi cũng chết chứ không nói đến chi cây cối. Năm nay không biết làm gì mà ăn đây !” - Ông Dần vừa nói vừa chỉ về đàn bò gầy ốm vì thiếu cỏ xanh.
Tại xã Lộc Yên, toàn xã có 9 xóm thì có tới 5 xóm giếng nước đã cạn hoặc nước đục không dùng được. Chị Cao Thị Song (xóm 4, Lộc Yên) làm nghề buôn bán nhưng 2 tuần nay chị đã nghỉ chạy hàng.
Sáng sáng, chị lại phải chạy xe gần 3 km vào nhà bà con ở Nông trường 20-4 lấy nước và giặt giũ áo quần. Việc tắm giặt cũng được hạn chế hết mức.
“Không biết khi mô trời mới mưa lại để dân tình bớt khổ !” - Chị Song than thở khi đang bưng 2 can nước 20 lít đặt lên xe. Mỗi ngày chị phải chạy 3- 4 chuyến như thế mới đủ nước sinh hoạt cho cả gia đình 5 người.
Nắng nóng dường như làm nhịp sống của người dân vùng sơn cước này thay đổi hẳn. Người dân đi làm sớm vào buổi sáng và muộn vào buổi chiều để tránh nắng và lo việc lấy nước sinh hoạt hằng ngày.
“Sấy” chè tại ... vườn
Đó là câu nói đùa của nhiều công nhân Xí nghiệp chè nông trường 20-4 (Hương Khê), một trong 3 xí nghiệp chè thuộc Cty chè Hà Tĩnh. Nắng nóng hơn ba tuần nay đã làm cho hàng trăm ha chè của xí nghiệp bị thiêu cháy.
Màu xanh của những đồi chè được thay bằng một màu vàng ố và nhiều diện tích chè đã chết rụi.
Chỉ tay về phía vườn chè 3.000 gốc, chị Lê Thị Nhuận (thuộc đơn vị 2) ngậm ngùi: “Cháy hết rồi còn mô. Nhìn vườn chè mà tui thấy xót ruột quá, không biết khi mô mới nảy mầm trở lại”.
Tại xóm 4, gia đình anh Nguyễn Xuân Dục có tới 6.000 gốc chè nhưng một nửa trong số đó đã cháy. Nhiều nơi lá và cành chè đã khô giòn.
“Chè bây giờ “sấy” ngay tại vườn, không cần đưa vào xưởng nữa” - Anh Dục nhìn đồi chè lắc đầu ngao ngán. 4 đứa con đang độ tuổi ăn học trông vào những cây chè này đây.
Chè cháy không có thu hoạch nên gần tháng nay xưởng chế biến chè Nông trường 20-4 cũng ngừng hoạt động. Công nhân chế biến “nghỉ hè” chờ ngày chè tái sinh.
Nhiều người chuyển qua làm thợ xây, thợ gò hàn để kiếm sống trong những này nóng nực này. “Chè cháy công nhân nghỉ hết chắc đến độ tháng 9, tháng 10 xí nghiệp mới hoạt động trở lại” - Anh Nguyễn Văn Vĩ, công nhân duy nhất có mặt trong xưởng chế biến làm công tác bảo dưỡng máy cho biết.
Theo ông Nguyễn Thế Dũng, công nhân nghỉ hưu của nông trường, đây là đợt nắng nóng gay gắt nhất trong nhiều năm trở lại đây và chưa khi nào chè lại bị cháy nhiều như vậy.
Chưa bao giờ người dân huyện Hương Khê lại trông trời mưa như lúc này. Cuộc sống của người dân vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.
Theo dự báo của khí tượng thủy văn, đợt nắng nóng sẽ còn kéo dài, đồng nghĩa với việc hàng trăm ha cây trồng trong huyện bị nắng nóng đốt cháy và người dân lại tiếp tục phải trông trời .
Theo Vietnamnet
Người dân huyện Hương Khê đang phải gồng mình trong “chảo lửa” chịu nắng, chờ mưa !
Trời nắng nóng kéo dài làm cho mọi sinh hoạt của người dân bị xáo trộn và hàng ngàn ha cây trồng bị thiêu cháy.
Từ 4 giờ 30 sáng người nhà ông Thái Văn Dần (xóm 5 xã Hương Đô - Hương Khê) đã phải thức dậy để lùa đàn bò 7 con ra đồng tranh thủ làm những công việc ngoài trời trước khi trời nắng nóng.
Đã gần tháng nay sáng nào gia đình ông cũng phải dậy sớm như vậy để bắt đầu công việc đồng áng của mình.
Gia đình có 6 người sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp với 4 sào ruộng và 2 sào đất trồng đậu xanh, nhưng một nửa đã khô cạn nước và diện tích đậu đã chết gần hết.
Tranh thủ lúc trời chưa nắng nóng ông Dần lùa vội đàn bò ra đồng gặm những bãi cỏ còn sót lại và tát những gàu nước cuối cùng ở một hố bom vào ruộng mong sao cứu được phần nào mạ đang khô héo từng ngày.
Vợ ông, bà Nguyễn Thị Liệu và 2 người con cũng tranh thủ thu nhặt ra đồng những trái đậu còn sót lại khi trơi còn tờ mờ sáng. Công việc của cả gia đình ông kết thúc vào lúc 8 giờ bởi lúc này trời bắt đầu nóng bức.
“Chưa năm nào nắng nóng như năm ni, nếu cứ thế này trâu bò rồi cũng chết chứ không nói đến chi cây cối. Năm nay không biết làm gì mà ăn đây !” - Ông Dần vừa nói vừa chỉ về đàn bò gầy ốm vì thiếu cỏ xanh.
Tại xã Lộc Yên, toàn xã có 9 xóm thì có tới 5 xóm giếng nước đã cạn hoặc nước đục không dùng được. Chị Cao Thị Song (xóm 4, Lộc Yên) làm nghề buôn bán nhưng 2 tuần nay chị đã nghỉ chạy hàng.
Sáng sáng, chị lại phải chạy xe gần 3 km vào nhà bà con ở Nông trường 20-4 lấy nước và giặt giũ áo quần. Việc tắm giặt cũng được hạn chế hết mức.
“Không biết khi mô trời mới mưa lại để dân tình bớt khổ !” - Chị Song than thở khi đang bưng 2 can nước 20 lít đặt lên xe. Mỗi ngày chị phải chạy 3- 4 chuyến như thế mới đủ nước sinh hoạt cho cả gia đình 5 người.
Nắng nóng dường như làm nhịp sống của người dân vùng sơn cước này thay đổi hẳn. Người dân đi làm sớm vào buổi sáng và muộn vào buổi chiều để tránh nắng và lo việc lấy nước sinh hoạt hằng ngày.
“Sấy” chè tại ... vườn
Đó là câu nói đùa của nhiều công nhân Xí nghiệp chè nông trường 20-4 (Hương Khê), một trong 3 xí nghiệp chè thuộc Cty chè Hà Tĩnh. Nắng nóng hơn ba tuần nay đã làm cho hàng trăm ha chè của xí nghiệp bị thiêu cháy.
Màu xanh của những đồi chè được thay bằng một màu vàng ố và nhiều diện tích chè đã chết rụi.
Chỉ tay về phía vườn chè 3.000 gốc, chị Lê Thị Nhuận (thuộc đơn vị 2) ngậm ngùi: “Cháy hết rồi còn mô. Nhìn vườn chè mà tui thấy xót ruột quá, không biết khi mô mới nảy mầm trở lại”.
Tại xóm 4, gia đình anh Nguyễn Xuân Dục có tới 6.000 gốc chè nhưng một nửa trong số đó đã cháy. Nhiều nơi lá và cành chè đã khô giòn.
“Chè bây giờ “sấy” ngay tại vườn, không cần đưa vào xưởng nữa” - Anh Dục nhìn đồi chè lắc đầu ngao ngán. 4 đứa con đang độ tuổi ăn học trông vào những cây chè này đây.
Chè cháy không có thu hoạch nên gần tháng nay xưởng chế biến chè Nông trường 20-4 cũng ngừng hoạt động. Công nhân chế biến “nghỉ hè” chờ ngày chè tái sinh.
Nhiều người chuyển qua làm thợ xây, thợ gò hàn để kiếm sống trong những này nóng nực này. “Chè cháy công nhân nghỉ hết chắc đến độ tháng 9, tháng 10 xí nghiệp mới hoạt động trở lại” - Anh Nguyễn Văn Vĩ, công nhân duy nhất có mặt trong xưởng chế biến làm công tác bảo dưỡng máy cho biết.
Theo ông Nguyễn Thế Dũng, công nhân nghỉ hưu của nông trường, đây là đợt nắng nóng gay gắt nhất trong nhiều năm trở lại đây và chưa khi nào chè lại bị cháy nhiều như vậy.
Chưa bao giờ người dân huyện Hương Khê lại trông trời mưa như lúc này. Cuộc sống của người dân vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.
Theo dự báo của khí tượng thủy văn, đợt nắng nóng sẽ còn kéo dài, đồng nghĩa với việc hàng trăm ha cây trồng trong huyện bị nắng nóng đốt cháy và người dân lại tiếp tục phải trông trời .
Theo Vietnamnet