mới đây tớ được biết trà Thủy sâm rất bổ ích cho mọi lứa tuổi, vả lại nuôi nó rất dễ
Nguồn (có kèm nhiều bình luận bổ ích): http://tuldinh.wordpress.com/2010/09/17/thủy-sam-–-dồ-uống-ngon-va-dễ-lam/
Thủy sâm hay Thủy hoài sâm là loại nước uống có màu vàng nâu, vị lạ miệng và khá ngon . Nếu uống quen thì thấy rất dễ chịu và khoan khoái, có thể dùng làm nước uống hàng ngày.
Nếu được làm đúng cách và được để trong tủ lạnh, nước thủy sâm uống rất mát, có vị ngọt dịu của đường kính, vị chát đặc trưng của trà đen, vị chua của giấm, vị cay tê của men rượu và khí cacbonic. Ngoài ra, nước thủy sâm còn có mùi thơm của trái cây, nếu khi nuôi thủy sâm ta pha thêm một vài túi trà đen loại có hương vị hoa quả, ví dụ như dâu tây chẳng hạn.
Theo GS Vũ Văn Chuyên thì từ năm 1969, ở Bắc Thái (cũ) và Hà Nội, người ta đã phổ biến cho nhau dùng nước thủy hoài sâm để bồi dưỡng và phục hồi sức khỏe, chống lại bệnh tật. Từ năm 1994 đến nay, ở tỉnh Bình Định và một số nơi khác ở miền Nam đang lưu hành một loại nước uống có tính chất giải khát đặt tên là “Trà giấm” có tác dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe, làm cho ăn ngon miệng, ngủ yên giấc và chữa được nhiều bệnh, nhất là bệnh huyết áp cao, chứng mất ngủ.
Thực ra, “Thủy sâm”, “Thủy hoài sâm” hay “Trà giấm” chỉ là một thứ nước pha chế từ loại con giấm gọi là thủy sâm hay thủy hoài sâm. Thủy sâm là một loại cái giấm phát triển dưới dạng một váng nhầy dày và dai, màu trắng nhờ, hơi giống với bánh đa nem đã phơi khô. Loại giấm này sinh sôi và phát triển nhanh trong môi trường nước chè pha đường.
Cách pha nước để nuôi thủy sâm thường là theo tỉ lệ: 100g đường kính trắng và 50g chè đen cho một lít nước. Tốt nhất nên dùng một chiếc bình rộng miệng vì thủy sâm phát triển dưới dạng váng nhầy theo cả chiều rộng và chiều sâu. Thời gian nuôi giấm để lấy nước uống thường là 7 ngày, nhưng có thể chỉ 5 hoặc 6 ngày cũng được. Với liều lượng mỗi ngày 200cc/ người thì nên pha 1,5 lít cho một người để uống trong 7 ngày. Nước thủy sâm đã rót ra thì chỉ nên uống trong vòng một tuần hoặc hơn một chút chứ không nên để quá lâu, sẽ bị chua. Cũng cần phải lưu ý rằng, sau một thời gian dài, nếu không bóc bớt thủy sâm thì nước uống cũng sẽ bị chua, vì vậy tốt nhất chỉ nên để một hoặc hai lớp váng trong một bình nuôi thủy sâm là đủ.
Việc nhân giống con giấm cũng rất đơn giản. Thủy sâm phát triển thành từng lớp như bánh đa, nên sau một thời gian, một lớp váng mới dai và dày sẽ hình thành và có thể bóc ra để nuôi trong một bình mới. Cứ như vậy, có thể nhân rộng thủy sâm cho rất nhiều người dùng.
Sau một thời gian uống thủy sâm, ngoài việc có được một loại nước uống ngon và mát, tôi cảm thấy nó có nhiều công hiệu rất rõ rệt về đường ruột, huyết áp và đường huyết.
Nếu được làm đúng cách và được để trong tủ lạnh, nước thủy sâm uống rất mát, có vị ngọt dịu của đường kính, vị chát đặc trưng của trà đen, vị chua của giấm, vị cay tê của men rượu và khí cacbonic. Ngoài ra, nước thủy sâm còn có mùi thơm của trái cây, nếu khi nuôi thủy sâm ta pha thêm một vài túi trà đen loại có hương vị hoa quả, ví dụ như dâu tây chẳng hạn.
Theo GS Vũ Văn Chuyên thì từ năm 1969, ở Bắc Thái (cũ) và Hà Nội, người ta đã phổ biến cho nhau dùng nước thủy hoài sâm để bồi dưỡng và phục hồi sức khỏe, chống lại bệnh tật. Từ năm 1994 đến nay, ở tỉnh Bình Định và một số nơi khác ở miền Nam đang lưu hành một loại nước uống có tính chất giải khát đặt tên là “Trà giấm” có tác dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe, làm cho ăn ngon miệng, ngủ yên giấc và chữa được nhiều bệnh, nhất là bệnh huyết áp cao, chứng mất ngủ.
Thực ra, “Thủy sâm”, “Thủy hoài sâm” hay “Trà giấm” chỉ là một thứ nước pha chế từ loại con giấm gọi là thủy sâm hay thủy hoài sâm. Thủy sâm là một loại cái giấm phát triển dưới dạng một váng nhầy dày và dai, màu trắng nhờ, hơi giống với bánh đa nem đã phơi khô. Loại giấm này sinh sôi và phát triển nhanh trong môi trường nước chè pha đường.
Cách pha nước để nuôi thủy sâm thường là theo tỉ lệ: 100g đường kính trắng và 50g chè đen cho một lít nước. Tốt nhất nên dùng một chiếc bình rộng miệng vì thủy sâm phát triển dưới dạng váng nhầy theo cả chiều rộng và chiều sâu. Thời gian nuôi giấm để lấy nước uống thường là 7 ngày, nhưng có thể chỉ 5 hoặc 6 ngày cũng được. Với liều lượng mỗi ngày 200cc/ người thì nên pha 1,5 lít cho một người để uống trong 7 ngày. Nước thủy sâm đã rót ra thì chỉ nên uống trong vòng một tuần hoặc hơn một chút chứ không nên để quá lâu, sẽ bị chua. Cũng cần phải lưu ý rằng, sau một thời gian dài, nếu không bóc bớt thủy sâm thì nước uống cũng sẽ bị chua, vì vậy tốt nhất chỉ nên để một hoặc hai lớp váng trong một bình nuôi thủy sâm là đủ.
Việc nhân giống con giấm cũng rất đơn giản. Thủy sâm phát triển thành từng lớp như bánh đa, nên sau một thời gian, một lớp váng mới dai và dày sẽ hình thành và có thể bóc ra để nuôi trong một bình mới. Cứ như vậy, có thể nhân rộng thủy sâm cho rất nhiều người dùng.
Sau một thời gian uống thủy sâm, ngoài việc có được một loại nước uống ngon và mát, tôi cảm thấy nó có nhiều công hiệu rất rõ rệt về đường ruột, huyết áp và đường huyết.