• Các thành viên chú ý, NHT trở lại vẫn giữ những thông tin cũ, bao gồm username và mật khẩu. Vì vậy mong mọi người sử dụng nick name(hoặc email) và mật khẩu cũ để đăng nhập nhé. Nếu quên mật khẩu hãy vào đây Hướng dẫn lấy lại mật khẩu. Nếu cần yêu cầu trợ giúp, xin liên hệ qua facebook: Le Tuan, Trân trọng!

Giáo dục đào tạo, Khoa học - CNTT

Bạn nghĩ sao?

  • Sao?

    Votes: 0 0.0%
  • Sao?

    Votes: 2 100.0%

  • Total voters
    2

htengi05

Trưởng hội độc thân
Đừng bất bình vì những người này. Hãy tin rằng những người như thế này sẽ bị trừng phạt thích đáng. Đừng để tâm hồn bị quấy nhiễu bỏi những con người như thế này, hãy để nó trong sáng mà làm việc bà con ạ. Những tên này cho bóc lịch dài dài cho nhớ. Cần thiết thì cứ ......thi hành như ở BaLan ấy.
 

TuanNS

>invisible
Staff member
Cần thiết thì cứ ......thi hành như ở BaLan ấy.
=))
Đọc đến đây mà cười!
Được đó, mần như ở BL có khi lại hay! :))
 

TuanNS

>invisible
Staff member
uh tui ciung dong y ban bo cho xong de??
Ba Lan hấn k tử hình, k trung thân,... , mà chỉ...... THIẾN! :D

Bạn lần sau nhớ viết có dâu nhé, k thì cũng bị xử như tội nớ ở BL đó! :D
 

htengi05

Trưởng hội độc thân
Haaaaaaa. Ai lại mần rứa. Lỗi viết không có dấu chưa đến nổi phải "Thiến" mô. Cho chó cắn vô đó 1 phát là được rồi. =))
 
ngại nhất là khi len mạng đọc được cái tin ni.ngại nất dod là ghi một chữ ở Hatinh.nhũng hành đọng nay đúng là không thêt chấp nhận được
 

Trai Đất Cẩm

Đợi em trong mơ
Thầy giáo thế đem đập mà vứt đi
 

phuongthaochu

Time is the money!
Thầy giáo thế đem đập mà vứt đi
răng lại vứt bác
cấy chi không xài được tì vứt còn có những cái vẫn còn xài được vứt phí chơ bác?! mềnh nghị có cấy hắn vẫn còn xài đựơc đố bà con biết cấy chi?! @-)@-)@-)
:JFBQ00164070214A:
 
Làm người ai làm thế...làm thế ai làm người? Cuộc đời tươi đẹp rứa là hết...mà cũng chưa xong...sự nhục nhã cho bản thân, gia đình và xã hội còn dư âm mãi...mong rằng Hà Tĩnh nói riêng và xã hội nói chung sẽ không còn những hành vi phi đạo đức như thế...
 
Tất cả chỉ là con sâu là rầu nồi canh . Tuy nhiên ngành giáo dục cũng cần có biện pháp mạnh về quy chuẩn đạo đức cho đội ngũ giáo viên chứ cứ thế này thì vừa buồn vừa nhục. Thà đau đớn 1 lần còn hơn nhếp nháp mãi đúng ko bà con.
 
Ngày đầu tiên đi học

:yociexp24:
Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Lời hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm - rụng xuống trái bàng đêm
 
Bạn có biết mình đã vi phạm bản quyền không hả? Đây là bài thơ chiếc lá đầu tiên của tác giả Hoàng Nhuận Cầm cơ mà! Nếu bạn chép ra không ghi tên tác giả người đọc sẽ lầm là của bạn đó!
 

Người Hà Tĩnh
Staff member
Đập chết mẹ mấy thằng có chức có quyền mà vô đạo đức!Mấy em có chí như thế không tạo điều kiện cho mấy đứa nó còn cản trở!
 
hãy chung sức để các em có thể đến truờng

"Hãy tiếp sức cho các em được đến trường" Cập nhật ngày: 05/10/2009, 20:04 GMT+7. (Hà Tĩnh 24h) - Trước mặt tôi là năm chị em côi cút, xì xụp quanh mâm cơm chỏng chơ đĩa nhút mặn chát. Người mẹ đang hết sức nguy kịch ở bệnh viện vì một tai nạn bất ngờ; cha bị bệnh thần kinh kinh niên không có khả năng lo toan cho cả chính mình. Trong căn nhà cũ nát, năm đứa trẻ, vốn ngoan ngoãn và hiếu học chưa biết bấu víu vào đâu để được tiếp tục đến trường, được nuôi dững ước mơ xây đắp tương lai...




Chị Nguyễn Thị Tam trong Khoa Cấp cứu- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh Vợ chồng chị Nguyễn Thị Tam - Ngô Văn Thắng sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp ở xóm Sông Hoành - xã Thạch Vĩnh (Thạch Hà). Anh Thắng hiền lành, chịu khó nhưng từ nhỏ đã bị bệnh thần kinh nên không biết lo toan, tính toán như người bình thường. Cuộc sống của gia đình với 5 đứa con do người mẹ một mình chèo lái. Nhà cửa tạm bợ; quanh năm không mấy khi có bữa cơm no, thức ăn thường chỉ có dưa, cà và những thứ có thể tự túc được; còn hầu hết những đồng tiền mồ hôi của chị trên ruộng đồng và những ngày công thợ bữa đực bữa cái của cha đều dồn cả cho các con chi phí học hành.

5 chị em bên ngôi nhà rách nát Thương cha mẹ, các em đứa nào cũng ngoan ngoãn và chịu khó học hành giỏi giang. Em Ngô Thị Biển học lớp 11 Văn trường THPT Chuyên tỉnh là học sinh giỏi tỉnh nhiều năm liền, hiện đang được chọn tham dự đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia; em Ngô Thị Hà - lớp 10 B3 trường THPT Lê Quý Đôn, Ngô Thị Giang - lớp 7E trường THCS Lưu - Vĩnh - Bắc Sơn, Ngô Thị Xanh - lớp 4C và Ngô Văn Quyết - lớp 2C trường Tiểu học Thạch Vĩnh đều là học sinh tiên tiến, xuất sắc, được thầy cô, bạn bè, làng xóm mến phục.

Thay mẹ chăm đàn lợn Vậy nhưng, cuộc sống kham khổ, thiếu thốn nhưng vẫn chứa chan tình yêu thương và ấp ủ hi vọng ấy đã gần như đi vào ngõ cụt khi người mẹ - chị Nguyễn Thị Tam không may bị rắn độc cắn sau trận mưa lũ vừa qua. Hiện, chị đang cấp cứu ở bệnh viện tỉnh và bị hôn mê sâu, đang mong manh giữa sự sống và cái chết. Nhà nghèo, chẳng có một đồng xu tích luỹ, không có thứ đồ đạc nào đáng giá, việc chạy chữa cho người mẹ, việc học hành của các em chưa biết nhìn vào đâu.
Tâm sự với tôi, em Ngô Thị Biển cố kìm tiếng nấc, nghẹn ngào: "Năm nay, nhà cháu lại không được hưởng chế độ trợ cấp hộ nghèo nên các em cháu cũng chẳng được miễn giảm học phí nữa. Năm học này, đứa nào cũng đang nợ tiền đóng góp ở trường. Bố cháu được người ta giúp đưa vào miền Nam hái cà phê thuê kiếm tiền cho con học. Mới đi được mấy ngày thì mẹ vào viện, phải quay về".

Mâm cơm trên chiếc bàn cũ nát Trước thực cảnh bi đát của gia đình chị Tam, bà con, xóm làng thương cảm thường xuyên đến động viên, giúp đỡ các cháu, nhưng cùng cảnh sống ở nông thôn nên cũng không giúp gì được nhiều, chỉ có cân gạo, gói mì tôm giúp các cháu qua ngày. Chị Nguyễn Thị Linh - một người hàng xóm không ngăn được nước mắt cho biết: "Chị Tam là người ăn ở hiền lành, chu đáo với xóm giềng nên ai cũng thương. Tôi làm nghề bán thịt lợn ở xóm thấy mỗi năm chỉ có vài lần, khi hàng ế thừa, hạ giá nhiều chị mới dám mua vài lạng, mà rồi cũng nhường cho con hết chứ có dám ăn đâu. Cả đời chưa được bữa ăn ngon, áo quần cũng xin lại của chị em trong xóm; làm việc quần quật ngày đêm cũng chỉ vì tương lai của con. Nay bệnh nặng như thế, lỡ có mệnh hệ gì, không những thiệt phận chị, còn đám con đang tuổi ăn tuổi học không biết rồi sẽ về đâu".

Chị cả Ngô Thị Biển: "Nhà em đã bị cắt hộ nghèo, may mà thẻ bảo hiểm của mẹ vẫn còn thời hạn đến hết năm nay" Mong rằng, hoàn cảnh đáng thương của gia đình chị Tam sẽ được cả cộng đồng quan tâm và chung tay giúp đỡ, trước mắt là kịp thời cứu giúp chị Tam tìm lại sự sống, đồng thời hỗ trợ, và động viên các em có điều kiện tiếp tục học hành.
Mọi sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân xin được gửi về gia đình chị Nguyễn Thị Tam, xóm Sông Hoành - Thạch Vĩnh - Thạch Hà - Hà Tĩnh. Hoặc Toà soạn: Báo Hà Tĩnh, số 34, Đường Nguyễn Công Trứ - Thành phố Hà Tĩnh.
Mai thuỷ


( Theo Báo Hà Tĩnh )
 

htengi05

Trưởng hội độc thân
Thạch Vĩnh sao ? Gần xã tui. Sao còn những gia đình như thế này mà làng xóm ở đó không quan tâm chút nhỉ ? Ít ra cũng có cái căn nhà đủ ấm để che đi cái lạnh của mùa đông sắp tới với chứ. Mỗi người một tay cùng giúp sức hy vọng gia đình sẽ đở khó khăn hơn, các em có thể đến trường đi học. Cầu chúc cho mọi sự tốt lành sẽ đến với gia đình.
 
con nguời hà tĩnh dù nghèo nhưng tinh thần học tập không bao giờ vơi cạn trong tâm trí của con người nơi đây ! họ như những mầm chồi vươn lên từ những mảnh đất khô cằn nhất để tìm tới những ánh sáng của ánh mặt trời.chúc cho con em hà tĩnh quê mình sẻ tìm được con đường vinh quang phía trước như thế hệ cha anh đả va đang làm và đưa tiếng vang miền đất học của ta bay xa hơn nữa và bay mãi.
 
Em be 3 tuoi biet doc chu vanh vach

Hà Tĩnh:
3 tuổi đã đọc chữ vanh vách
(Dân trí) - 1,5 tuổi biết đọc các chữ số, 2,5 tuổi biết đọc chữ cái và những con số hàng triệu, 3 tuổi đọc chữ vanh vách không sai một từ nào. Đó là khả năng gây ngạc nhiên của cháu Lê Nguyên Sơn ở tiểu khu 2, khu phố 3, thị trấn Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Theo lời giới thiệu của người dân thị trấn Kỳ Anh, chúng tôi tìm đến nhà anh chị Lê Xuân Hùng - Nguyễn Thị Thủy, bố mẹ cháu Lê Nguyên Sơn. Lúc chúng tôi đến thấy anh chị đang chuẩn bị bữa trưa, còn Sơn đang mải miết đọc những dòng chữ trên ti vi. Xem ti vi xong, Sơn lại khiến chúng tôi ngạc nhiên khi đọc vanh vách cuốn sách Sinh học lớp 12 không sai một từ nào.

Chị Thủy cho biết Sơn sắp tròn 4 tuổi (sinh ngày 25/11/2005) nhưng đã biết đọc bập bẹ từ lúc 1,5 tuổi, đến 3 tuổi thì có thể đọc tất cả những dòng chữ không sai từ nào. Không những thế, Sơn còn có khả năng đặc biệt là nhớ rất tốt các con số hay dòng chữ. Sơn có thể đọc vanh vách số thẻ ATM của bố mẹ. Hơn nữa cậu bé còn đọc nhanh và đúng những dòng chữ tiếng Anh bố đưa cho.


Sơn đang đọc sách cho bố nghe (ảnh: Minh Đức)

Để kiểm nghiệm lại lời chị Thuỷ nói, chúng tôi viết ra mấy dòng chữ tiếng Việt và tiếng Anh. Chúng tôi vừa viết xong, Sơn đã đọc lưu loát và còn phân biệt được đâu là tiếng Anh, đâu là tiếng Việt.
Ngoài những khả năng trên, Sơn còn thao tác rất tốt các chức năng trên máy vi tính, điện thoại.

Chị Thuỷ cho biết, những khả năng trên của Sơn là hoàn toàn thiên bẩm, bố mẹ và người thân không hề dạy bảo, tác động gì nhiều. Ngoài khả năng biết đọc sớm này thì mọi yếu tố khác ở Sơn đều như những đứa trẻ cùng trang lứa khác.
 

TuanNS

>invisible
Staff member
Hà Tĩnh:
3 tuổi đã đọc chữ vanh vách
(Dân trí) - 1,5 tuổi biết đọc các chữ số, 2,5 tuổi biết đọc chữ cái và những con số hàng triệu, 3 tuổi đọc chữ vanh vách không sai một từ nào. Đó là khả năng gây ngạc nhiên của cháu Lê Nguyên Sơn ở tiểu khu 2, khu phố 3, thị trấn Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Theo lời giới thiệu của người dân thị trấn Kỳ Anh, chúng tôi tìm đến nhà anh chị Lê Xuân Hùng - Nguyễn Thị Thủy, bố mẹ cháu Lê Nguyên Sơn. Lúc chúng tôi đến thấy anh chị đang chuẩn bị bữa trưa, còn Sơn đang mải miết đọc những dòng chữ trên ti vi. Xem ti vi xong, Sơn lại khiến chúng tôi ngạc nhiên khi đọc vanh vách cuốn sách Sinh học lớp 12 không sai một từ nào.

Chị Thủy cho biết Sơn sắp tròn 4 tuổi (sinh ngày 25/11/2005) nhưng đã biết đọc bập bẹ từ lúc 1,5 tuổi, đến 3 tuổi thì có thể đọc tất cả những dòng chữ không sai từ nào. Không những thế, Sơn còn có khả năng đặc biệt là nhớ rất tốt các con số hay dòng chữ. Sơn có thể đọc vanh vách số thẻ ATM của bố mẹ. Hơn nữa cậu bé còn đọc nhanh và đúng những dòng chữ tiếng Anh bố đưa cho.


Sơn đang đọc sách cho bố nghe (ảnh: Minh Đức)

Để kiểm nghiệm lại lời chị Thuỷ nói, chúng tôi viết ra mấy dòng chữ tiếng Việt và tiếng Anh. Chúng tôi vừa viết xong, Sơn đã đọc lưu loát và còn phân biệt được đâu là tiếng Anh, đâu là tiếng Việt.
Ngoài những khả năng trên, Sơn còn thao tác rất tốt các chức năng trên máy vi tính, điện thoại.

Chị Thuỷ cho biết, những khả năng trên của Sơn là hoàn toàn thiên bẩm, bố mẹ và người thân không hề dạy bảo, tác động gì nhiều. Ngoài khả năng biết đọc sớm này thì mọi yếu tố khác ở Sơn đều như những đứa trẻ cùng trang lứa khác.

Sơn đang đọc sách cho bố nghe (ảnh: Minh Đức)​

Bổ sung cấy ảnh còn thiếu! :)