• Các thành viên chú ý, NHT trở lại vẫn giữ những thông tin cũ, bao gồm username và mật khẩu. Vì vậy mong mọi người sử dụng nick name(hoặc email) và mật khẩu cũ để đăng nhập nhé. Nếu quên mật khẩu hãy vào đây Hướng dẫn lấy lại mật khẩu. Nếu cần yêu cầu trợ giúp, xin liên hệ qua facebook: Le Tuan, Trân trọng!

Giáo dục đào tạo, Khoa học - CNTT

Bạn nghĩ sao?

  • Sao?

    Votes: 0 0.0%
  • Sao?

    Votes: 2 100.0%

  • Total voters
    2
#1
Vừa qua Hội đồng hương Hà Tĩnh tại Tp. Hồ Chí Minh kết hợp với báo công an thành phố Hồ Chí Minh thiết kế trang web kêo gọi quỹ xây dựng Đền thờ & Tượng đài 10 cô gái Ngã Ba Đồng Lộc http://cakhuc.congan.com.vn/
Trang thông tin điện tử của ban quản lý khu di tích đồng lộc :
http://ngabadongloc.org.vn/
 

haulytieulong

Điều Hành Viên
#2
Thị xã Hồng Lĩnh đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, TM-DV


Một góc TX Hồng Lĩnh.


Thị xã Hồng Lĩnh đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, TM-DV 9:47' AM 28/10/2007 (GMT+7)


Công nghiệp và thương mại dịch vụ luôn giữ vai trò quan trọng và quyết định tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, nhất là trong thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.


Xác định được tầm quan trọng ấy nên những năm qua, cấp ủy, chính quyền thị xã Hồng Lĩnh đã có sự quan tâm, tạo điều kiện để ngành CN-TTCN và TMDV phát triển, nhằm tăng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng GQVL, XĐGN cho lao động địa phương.

Thị xã Hồng Lĩnh cũng như các địa phương khác có xuất phát của nền kinh tế thuần nông. Mấy năm gần đây, đất sản xuất nông nghiệp của thị xã đang được thu hẹp dần để đầu tư phát triển cụm sản xuất CN-TTCN tập trung Nam Hồng, cụm TTCN làng nghề truyền thống tại xã Trung Lương và khu công nghiệp Cổng Khánh thuộc xã Đậu Liêu. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu phải đẩy mạnh phát triển ngành CN-TTCN và TM-DV để làm động lực thúc đẩy tiến trình phát triển KT-XH trên địa bàn. Theo số liệu thống kê của phòng công thương thị xã Hồng Lĩnh thì vài năm trở lại đây, số lượng cơ sở sản xuất CN-TTCN và giá trị sản xuất tăng khá. Năm 2001, thị xã Hồng Lĩnh mới chỉ có 35 DN và HTX thì đến tháng 9/2007, có tổng số 96 DN, tăng 274%. Trong đó, 34 DNTN, 22 công ty TNHH, 32 công ty cổ phần, 3 HTX và 3 chi nhánh. Ngành nghề kinh doanh đa dạng và phong phú, có sự chuyển dịch theo cơ cấu của nền kinh tế và lợi thế của địa phương. Trong tổng số 96 DN ngoài quốc doanh, ngành nghề về xây dựng cơ bản chiếm 30,85%; thương mại - dịch vụ 28,12%; sản xuất CN-TTCN chiếm 30,2% và vận tải 9,37%. Nhìn chung, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN đều mang lại hiệu quả kinh tế, năm 2006: tổng doanh thu của các loại hình DN trên địa bàn thị xã đạt hơn 328 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2005, DN làm ăn có lãi chiếm 85%. Riêng 9 tháng đầu năm, giá trị sản lượng CN-TTCN đạt 127 tỷ đồng, đạt gần 80% kế hoạch. Năm 2006, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nộp ngân sách cho Nhà nước hơn 6,7 tỷ đồng, chiếm 29%. Đáng phấn khởi hơn là các DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có chiều hướng tăng mạnh, GQVL cho 4.931 lao động, chiếm 29,4%, với thu nhập bình quân 800 nghìn đồng/người/tháng. Các ngành nghề phát triển chủ yếu là gia công cơ khí, cán kéo thép, may mặc, phân bón, sản xuất hạt nhựa và khai thác, chế biến đá xây dựng...

Bên cạnh phát triển ngành CN–TTCN, lĩnh vực TM-DV trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh trong những năm gần đây cũng đạt được những kết quả đáng kích lệ. Số lượng cơ sở hoạt động kinh doanh doanh thu bán lẻ hàng hóa - dịch vụ tăng nhanh. 9 tháng qua, toàn thị có 25 DN và 1.502 hộ kinh doanh cá thể, GQVL cho 2.340 lao động với tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt hơn 194 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2006. Các dịch vụ tín dụng, ngân hàng, bưu chính viễn thông, điện năng và vận tải hàng hóa biết phát huy lợi thế để phát triển, góp phần thúc đẩy các hoạt động KT - XH phát triển. Đồng thời, thị xã đã khai thác thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, tạo ra bước đột phá trong việc phát triển các ngành nghề thương mại - dịch vụ và du lịch.

Có thể nói, những kết quả trong phát triển CN-TTCN và TM-DV ở thị xã Hồng Lĩnh thời gian qua rất đáng ghi nhận. Kết quả này đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã theo chiều hướng tích cực. Điều này minh chứng cho sự thành công bước đầu của các chính sách ưu đãi của Nhà nước và sự lãnh đạo chỉ đạo đúng đắn của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với các ngành nghề CN-TTCN và TM-DV trên địa bàn. Tuy nhiên, tồn tại và cũng là thách thức lớn hiện nay của thị xã Hồng Lĩnh là cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư thỏa đáng (do khó khăn về nguồn vốn đầu tư). Bên cạnh đó, quy mô DN còn nhỏ, mô hình kinh tế hộ chủ yếu. Ngoài ra, trình độ kỹ thuật , tay nghề và năng lực quản lý ở các cơ sở sản xuất còn non yếu... Vì vậy, thị xã Hồng lĩnh cần tập trung khắc phục những nhược điểm này để tạo nên động lực tích cực nhằm tiếp sức và làm nền tảng vững chắc cho các lĩnh vực CN-TTCN, TM-DV phát triển bền vững.

Hữu Trung
(Theo:hatinh.gov.vn)
 
#3
ĐHQGHN tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp cho 87 sinh viên tại Hà Tĩnh

ĐHQGHN tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp cho 87 sinh viên tại Hà Tĩnh

Tháng 10/2003, ĐHQGHN phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khoá đào tạo đại học với 145 sinh viên ngành Công nghệ thông tin và tiếng Anh phiên dịch nhằm giúp đỡ Tỉnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao và chuẩn bị các tiền đề cần thiết tiến tới thành lập Trường Đại học Hà Tĩnh.


Sau 4 năm, ngày 15/7/2007, ĐHQGHN đã long trọng tổ chức Lễ phát bằng tốt nghiệp cho 87 sinh viên hai ngành Công nghệ thông tin và Phiên dịch tiếng Anh tốt nghiệp đúng thời hạn tại cơ sở của Trường Đại học Hà Tĩnh.

Tham dự buổi lễ có đồng chí Hà Văn Thạch - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, đồng chí Thiều Đình Duy - Uỷ viên thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, GS.TS Nguyễn Văn Đính - Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh cùng đại diện nhiều ban, ngành, cơ sở đào tạo của tỉnh.

Về phía ĐHQGHN có GS.TS Mai Trọng Nhuận - Phó Giám đốc ĐGQGHN, đại diện văn phòng và một số ban chức năng, đại diện lãnh đạo của hai đơn vị trực tiếp đào tạo khoá học là Trường Đại học Ngoại ngữ và Đại học Công nghệ.

GS.TS Mai Trọng Nhuận - Phó giám đốc ĐHQGHN



Thay mặt lãnh đạo ĐHQGHN, GS.TS Mai Trọng Nhuận đã chúc mừng lãnh đạo và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về những thành tựu xuất sắc trong sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung cũng như giáo dục đại học nói riêng và đặc biệt là các em sinh viên được nhận bằng tốt nghiệp đại học. GS khẳng định: “Mặc dù quy mô đào tạo chưa nhiều nhưng khoá đào tạo đại học liên kết của ĐHQGHN và Hà Tĩnh đã góp phần tạo nên thành công chung của ĐHQGHN trong những năm qua, đồng thời là yếu tố quan trọng thực hiện chủ trương sáng suốt của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh về phát triển giáo dục đại học và chủ động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Giống như mọi sinh viên khác của ĐHQGHN, các em sinh viên tốt nghiệp hôm nay có thể tự hào vì mình được học tập, nghiên cứu và rèn luyện trong môi trường của một đại học có truyền thống và uy tín bậc nhất của đất nước. Trên cơ sở những kiến thức, kỹ năng tiên tiến, hiện đại mà các em được trang bị ở giảng đường đại học và phát huy truyền thống cách mạng, cần cù, hiếu học của quê hương Hà Tĩnh, chắc chắn các em có thể phấn đấu trở thành những cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, góp phần đắc lực xây dựng, phát triển đất nước, quê hương và sẽ từng bước tiến bộ, thành đạt trong công tác và hoạt động thực tiễn.” Giáo sư cũng chân thành xin gửi lời cám ơn Tỉnh uỷ, UBND, các ban ngành của tỉnh Hà Tĩnh, Trường Đại học Hà Tĩnh đã hợp tác hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đại học thành viên của ĐHQGHN trong quá trình thực hiện khoá học thông qua sự động viên về tinh thần cũng như sự giúp đỡ thiết thực về cơ sở vật chất.

Các đại biểu tham dự buổi lễ



Đồng chí Hà Văn Thạch
Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh



Thay mặt lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, đồng chí Hà Văn Thạch đã cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, giảng viên ĐHQGHN đã vượt qua không ít khó khăn về điều kiện giảng dạy, đặc biệt là những khó khăn về địa lý đào tạo thành công khoá học đầu tiên cho sinh viên Hà Tĩnh, góp tiền đề quan trọng cho sự ra đời của trường đại học Hà Tĩnh ngày nay.

TS. Phạm Hồng Thái


TS. Phạm Hồng Thái, Phó chủ nhiệm Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐHCN thay mặt các giảng viên của ĐHQGHN trực tiếp tham gia giảng dạy khoá học đã phát biểu ý kiến, ôn lại những kỷ niệm và cả những khó khăn mà thày và trò đã cùng nhau vượt qua, đồng thời biểu thị những tình cảm tốt đẹp đối với tinh thần chịu thương chịu khó, lòng hiếu học và ý chí vươn lên của các em sinh viên Hà Tĩnh.

Nhân dịp này, lãnh đạo ĐHQGHN đã tặng Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN cho Ban Dự án đại học tại Hà Tĩnh và một sinh viên của trường ĐHCN đạt thành tích cao nhất khoá học. UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng tặng Bằng khen cho trường ĐHNN, ĐHCN, ĐHKHTN vì những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hà Tĩnh.

Lễ trao Bằng tốt nghiệp đã được tổ chức trong không khí trang trọng. Trường ĐHCN phát bằng cử nhân Công nghệ thông tin cho 28 sinh viên. Trường ĐHNN phát bằng Cử nhân Tiếng Anh phiên dịch cho 59 sinh viên.

GS.TS Mai Trọng Nhuận trao Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN cho Ban Dự án đại học tại Hà Tĩnh và một sinh viên của trường ĐHCN đạt thành tích cao nhất khoá học



Đồng chí Hà Văn Thạch - Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tặng Bằng khen của UBND tỉnh Hà Tĩnh cho trường ĐHNN, ĐHCN, ĐHKHTN.


Toàn cảnh buổi lễ
 
#4
Học để lấy bằng này thì dể lắm, chât lượng o bẩm bảo mô.,:))
 

haulytieulong

Điều Hành Viên
#5
Trung Tâm Tin Học Ngoại Ngữ Tin Học Miền Trung

Trung Tâm Tin Học Ngoại Ngữ Tin Học Miền Trung

Thành lập vào tháng 11/2003, Trung tâm Ngoại ngữ Tin học Miền Trung (MET) nay đã là một trong những đơn vị đào tạo đa ngành lớn nhất tại Hà Tĩnh. Rạng danh trên một tỉnh nghèo hiếu học về chất lượng đào tạo, MET đang cung cấp cho học sinh của mình môi trường đào tạo có chất lượng giáo dục tốt nhất

MET đang dẫn đầu trong việc tạo ra một văn hóa dạy và học đầy sáng tạo. MET cam kết cung cấp các chương trình giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp mang tầm quốc tế và có chất lượng cao cho học sinh của mình và cộng đồng. Những chương trình giáo dục và đào tạo do MET đưa ra sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu là học sinh sau khi tốt nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức và thực tế để đáp ứng nhu cầu môi trường làm việc năng động, hiệu quả.

MET nhận thức đầy đủ và tôn trọng giá trị của một Trung tâm có môi trường đào tạo tốt nhất tại Khu vực Hà Tĩnh nói riêng và Miền Trung nói chung.. MET là điểm đến của các em học sinh cần kiến thức, của các học giả muốn công hiến, của các thầy cô giáo muốn góp sức cho sự nghiệp trồng người, các Nhà trường muốn đào tạo ra những nhân tài giúp nước, của các bậc phụ huynh khi gửi gắm tương lai con em mình. MET là môi trường thuận lợi cho từng cá nhân muốn phát huy hết khả năng học tập của mình thông qua giá trị học vấn trong một môi trường khuyến khích phát triển chất xám và năng lực nghiên cứu.

Kể từ năm 2003, MET đã hoạt động như ngọn đuốc tiên phong trong công tác xã hội hóa giáo dục theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm. MET làm được điều mà bấy lâu nay ở Hà Tĩnh chưa một đơn vị nào làm được đó là tạo ra một môi trường học tập ngoài giờ thực thụ, là một trung tâm nghiên cứu dành cho mọi đối tượng, là một Trung tâm tư vấn – định hướng nghề nghiệp miễn phí. MET cam kết đáp ứng nhu cầu của cán bộ, nhân dân, thanh niên, học sinh, sinh viên về môi trường đào tạo liên tục giàn trải đều cho mọi cấp học từ các loại chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ đến đào tạo nghề nghiệp, đại học…

MET được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá là một trung tâm năng động, hoạt động có hiệu quả tại tỉnh Hà Tĩnh. Quá trình hoạt động và tích lũy kinh nghiệm của chúng tôi sẽ là tiền đề cho sự hình thành, khơi sáng và phát triển mới những khả năng tiềm ẩn trong học tập và nghiên cứu khoa học, sẽ là môi trường học tập tốt cho mỗi học sinh, sinh viên.

MET sẽ tập trung vào việc đảm bảo khả năng của người học được phát huy nhanh chóng trong việc chuyển dịch từ lý thuyết sang thực tiễn ứng dụng. MET sẽ định hướng theo đuổi môi trường đào tạo sáng tạo, có chất lượng cho từng cá nhân học viên. MET sẽ tạo ra một môi trường ủy thác giáo dục và sự phát triển cùng có lợi qua đó cho phép sự tham gia tích cực nhất của từng cá nhân học viên, của MET và của cộng đồng từ nguồn tài nguyên sẵn có của MET. MET sẽ xem sự chuyển đổi trong công tác quản lý như lá cờ tiên phong để cung cấp và điều hành sự phát triển thịnh vượng của giáo dục cho tất cả những ai muốn mở rộng chân trời kiến thức của mình.

MET sẽ làm việc hết mình vì lợi ích Quốc gia và nhân dân yêu tri thức để làm mạnh thêm nền kinh tế tỉnh nhà, nâng cao ứng dụng công nghệ và giao tiếp xã hội. MET sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của cán bộ, nhân dân, thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Tĩnh và các vùng phụ cận. MET sẽ tìm kiếm mọi cơ hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sự thịnh vượng về kinh tế cho quê hương.

(nguồn:www.met.edu.vn)
 
#6
Wesite trung tâm đào tạo Ngoại ngữ - Tin học đang được nâng cấp dần nên còn có nhiều vấn đề chưa được các bạn đồng ý. Mong các bạn có ý kiến để cùng xây đựng website phát triển.(Trung tâm đào tạo Ngoại ngữ - Tin học Miền trung sẽ chuyển đổi thành Trường tư thục kinh tế và công nghệ victoria'cho em it quảng cáo ở đây. Thanks')
 

haulytieulong

Điều Hành Viên
#7
Cử nhân trẻ với phần mềm Từ điển Hà Tĩnh.

Cử nhân trẻ với phần mềm Từ điển Hà Tĩnh.
8:22' AM 1/11/2007 (GMT+7)



Trần Ngọc Thiết - đứng ngoài cùng (từ trái sang) tại lễ tổng kết Hội thi STKT toàn tỉnh lần thứ IV.

Phần mềm Từ điển Hà Tĩnh là cuốn từ điển đầu tiên được số hóa tại Hà Tĩnh, sử dụng công nghệ lập trình mới nhất của Microsoft là Visual Basic.Net. Đây là đề tài của cử nhân - Trần Ngọc Thiết vừa đạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn tỉnh lần thứ IV.




Trần Ngọc Thiết sinh năm 1980 tại Trung Lộc - Can Lộc. Năm 1999, tốt nghiệp PTTH anh thi vào khoa CNTT – Đại học Quốc gia Hà Nội. Ra trường anh công tác tại Tập đoàn FPT, năm 2003 do điều kiện gia đình anh chuyển về Hà Tĩnh công tác tại LH các Hội KH&KT tỉnh.

Ý định làm một phần mềm về địa danh Hà Tĩnh được Trần Ngọc Thiết ấp ủ từ khi mới về công tác tại Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Tĩnh. Được sự động viên của cơ quan đồng nghiệp, sự hỗ trợ của Phòng Quản lý Văn hóa – Sở VHTT anh bắt tay vào thiết kế phần mềm Từ điển Hà Tĩnh. Gần một năm mày mò, thử nghiệm, xoay giữa hơn 3500 mục từ với khối lượng dữ liệu đồ sộ về các thông tin liên quan, tháng 6/2007 phần mềm của anh cũng ra lò. Phần mềm Từ điển Hà Tĩnh được viết trên cơ sở nội dung cuốn Từ điển Hà Tĩnh của tác giả Bùi Thiết (Xuất bản 2000), phần mềm được thiết kế đơn giản, giao diện dễ sử dụng tạo sự thuận tiện cho mọi đối tượng người dùng, chứa đựng các địa danh, sự kiện lịch sử, sinh hoạt văn hóa, nhân vật, di tích văn hóa, danh nhân, điểm du lịch có trên địa bàn Hà Tĩnh. Về cơ bản phần mềm được xây dựng theo các khối module gồm: Hệ thống thêm, xóa và sửa từ; Hệ thống soạn thảo, và tra cứu từ trong cơ sở dữ liệu (database); Chức năng tra chéo từ trong hộp chứa nội dung từ; Chức năng trợ giúp sử dụng và thoát chương trình. với dung lượng phần mềm khoảng 30MB.

Khi được hỏi về phần mềm do mình thiết kế đạt giải, anh đã bộc bạch: “Đây là phần mềm thực sự ý nghĩa, tôi viết với mong muốn lập một cơ sở dữ liệu về quê hương giúp những người quan tâm, nghiên cứu sử dụng tiện ích. Sắp tới tôi sẽ nâng cấp phần mềm hoàn chính hơn như thêm một số module tích hợp các ứng dụng về âm thanh, hình ảnh đối với các địa danh để phần mềm trở nên sinh động. Đồng thời tôi cũng đề xuất với các ngành chức năng của tỉnh để tích hợp phần mềm trên hệ thống website dùng tra cứu trực tuyến nhằm tạo nên sự tiện lợi và hữu dụng”

Việc xây dựng và phát triển phần mềm Từ điển Hà Tĩnh trên máy tính của anh trong tương sẽ tạo ra lợi thế lớn nhờ số hóa được các địa danh, danh nhân – nhân vật… giúp tra cứu dễ dàng và thuận tiện thúc đẩy sự hiểu biết về văn hóa, du lịch và kinh tế xã hội Hà Tĩnh đối với người dân và khách du lịch.

Thái Sơn

Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Tĩnh
 

haulytieulong

Điều Hành Viên
#8
Cơ hội tốt để cán bộ công chức học tập trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT

Cơ hội tốt để cán bộ công chức học tập trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT

Ngày 29 và 30/11 tới, Hà Tĩnh sẽ diễn ra Hội thi tin học khối cán bộ, công chức các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh lần thứ nhất. Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Dương Hữu Giáo – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, Trưởng BTC hội thi.

Ứng dụng CNTT phục vụ công việc là yêu cầu đối với CBCC trong giai đoạn hiện nay - Ảnh minh hoạ
PV: Xin ông cho biết, cơ sở để tổ chức hội thi tin học khối cán bộ - công chức các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh lần thứ nhất năm 2007?

Ô. Dương Hữu Giáo: Trong việc tuyển chọn cán bộ công chức Nhà nước hiện nay quy định có 3 môn thi là Quản lý Nhà nước, Tin học và Ngoại ngữ (cụ thể là tiếng Anh). Như vậy, ngay việc tuyển chọn đầu vào cho một cán bộ công chức đã đòi hỏi sự hiểu biết về tin học. Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hoá, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Do đó, để ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc và phục vụ nhu cầu giải trí thì cán bộ công chức Nhà nước phải biết sử dụng thành thạo tin học.

PV: Hội thi lần này sẽ tập trung vào những nội dung? Có điểm gì khác biệt và ưu việt so với một số cuộc thi tin học đã từng diễn ra trên địa bàn tỉnh ta từ trước đến nay, thưa ông?

Ô. Dương Hữu Giáo: Ngay tên gọi của hội thi đã thể hiện sự khác biệt so với các hội thi tin học đã từng diễn ra trên địa bàn tỉnh ta từ trước đến nay. Đây là hội thi dành cho cán bộ công chức thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước nên các thi sinh sẽ gồm các trưởng, phó phòng, chuyên viên thuộc các Sở, ban, ngành, huyện, thành, thị trong tỉnh. Về nội dung, các thí sinh tham dự sẽ trải qua 2 phần thi: phần thi bắt buộc và phần thi không bắt buộc (phần thi khuyến khích sáng tạo). Trong phần thi bắt buộc, các thí sinh sẽ thi kiến thức chung về máy tính (kỹ thuật cơ bản về máy tính, hệ điều hành, các chương trình ứng dụng văn phòng: Word, Excel, Powerpoint), khắc phục lỗi máy tính thông thường và thi ý tưởng sáng tạo. Phần thi khuyến khích (thi sáng tạo phần mềm) cũng là phần thi không bắt buộc hướng các thí sinh tự xây dựng các phần mềm phục vụ công tác chuyên môn tại đơn vị mình đang công tác. Đây chính là ưu việt của hội thi lần này.

PV: Được biết, BTC đã tiến hành chốt danh sách các đơn vị tham gia với kết quả khá khiêm tốn là 27/46 đơn vị đăng ký dự thi. Việc không đạt yêu cầu về số lượng đơn vị dự thi có làm ảnh hưởng đến chất lượng hội thi?

Ô. Dương Hữu Giáo: Nội dung cuộc thi này khá mới mẻ, lại được tổ chức lần đầu nên có thể nhiều đơn vị chưa kịp chuẩn bị. Đây là cơ hội tốt để các cơ quan, đơn vị quản lý Nhà nước phô diễn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong từng lĩnh vực công tác, đồng thời phát huy sáng tạo để tiến tới tự xây dựng phần mềm phục vụ công tác chuyên môn tại đơn vị mình nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc. Không những vậy, đây còn là dịp để đội ngũ cán bộ công chức quản lý Nhà nước trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm trên các lĩnh vực. Có được cơ hội tốt như thế này mà nhiều đơn vị không tham gia thì kể cũng tiếc.

PV: Xin ông cho biết thêm về công tác chuẩn bị hội thi đến thời điểm này?

Ô. Dương Hữu Giáo: Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho hội thi đã cơ bản hoàn thành, từ khâu ban hành quy chế thể lệ dự thi, thành lập các bộ phận như ra đề thi, coi thi, chấm thi, tuyên truyền và khâu hậu cần. Về địa điểm thi, trường Đại học Hà Tĩnh là nơi có đầy đủ máy móc hiện đại và đồng bộ, có môi trường thoáng mát, có không khí với sự tham gia cổ vũ của hàng nghìn sinh viên đang theo học. Xin nói thêm, BTC đã nhận được đăng ký tham gia ủng hộ hội thi của một số nhà tài trợ, họ đã lựa chọn hội thi để quảng bá hình ảnh và thương hiệu của mình. Với những sự chủ động trên, hứa hẹn đây là hội thi mang đậm tính trí tuệ sáng tạo của đội ngũ cán bộ công chức các đơn vị quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh nhà.

PV: Xin cảm ơn ông và chúc cho hội thi thành công tốt đẹp!

Hải Xuân (thực hiện)
Theo hatinh.gov.vn
 

thangnapa

New Member
#9
Nói chung không chỉ có các kỳ thi về tin học mà nên tổ chức thi về nhiều chuyên môn khác nữa cho CBCC. Điều đó làm cho trinh độ nghiệp vụ của CBCC được nâng cao hơn, kéo theo công việc hành chính được giải quyết tốt hơn. > Điều nên làm đối với Tĩnh nhà.
 

hhh

người huyện mới
#10
vì nguợc gió cái chi mà ngược gió, hà tỉnh chỉ có gió lào là mạnh thôi,diều lên cao quá đứt dây đó
 

thangnapa

New Member
#11
Đứt dây thì ta lại làm dây khác có chi khó mô nờ. Hè hè.
 

haulytieulong

Điều Hành Viên
#12
Trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia đầu tiên ở Hà Tĩnh

Trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia đầu tiên ở Hà Tĩnh
ND- Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (huyện Lộc Hà) là trường duy nhất đóng tại vùng nông thôn nghèo nhưng là trường đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn quốc gia. Trường cũng là đơn vị lá cờ đầu phong trào giáo dục, là một trong bảy trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh năm học 2006-2007.


Giờ học thực hành môn hóa học của
học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi
Hà Tĩnh là địa phương có tỷ lệ số trường đạt chuẩn quốc gia cả ba cấp học cao nhất ở các tỉnh bắc miền trung. Riêng khối trung học phổ thông (THPT) đến năm học 2005 - 2006, tỉnh có bảy trường đạt chuẩn quốc gia. Ðáng chú ý, trong số này, sáu trường đặt tại thị xã, thị trấn, những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Riêng trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (huyện Lộc Hà) là trường duy nhất đóng tại vùng nông thôn nghèo nhưng là trường đầu tiên đạt chuẩn. Trường cũng là đơn vị lá cờ đầu phong trào giáo dục, là một trong bảy trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh năm học 2006-2007. Vậy cách làm ở đây là gì ?

Xây dựng trường chuẩn quốc gia, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi đứng trước hàng loạt khó khăn. Ở một vùng nông thôn có tỷ lệ hộ nghèo tới gần 44%, trường lại trải qua nhiều lần sơ tán, di chuyển từ trong và sau chiến tranh chống Mỹ, cơ sở trường lớp quá thiếu thốn. Ðã có giai đoạn đầu thập kỷ 1990 trường chỉ có 11 lớp, trong đó lớp 10 đầu cấp chỉ được đúng một lớp chưa đầy 30 học sinh, hàng loạt giáo viên chuyển xuống dạy trung học cơ sở, nhà trường tưởng không đứng vững...
Là vùng đất hiếu học, thầy giỏi trò giỏi ở đây không thiếu, nhân dân có truyền thống tôn sư trọng đạo, lãnh đạo địa phương quan tâm giáo dục. Tuy nhiên, để xây dựng trường chuẩn quốc gia, bấy nhiêu điều kiện đó chưa đủ. Phải bắt đầu từ đâu, từ cái gì?

Giải đáp thắc mắc này của chúng tôi, nhà giáo Trần Thọ Hường, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trước hết, lãnh đạo các đoàn thể, tổ chức trong trường mời Hội cha mẹ học sinh cùng họp bàn thảo luận và thống nhất nhận thức: quyết tâm xây dựng trường chuẩn, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch và các bước thực hiện. Xác định trong lãnh đạo và giáo viên cũng như các bậc cha mẹ học sinh: mục đích xây dựng trường chuẩn quốc gia là để nâng cao chất lượng giáo dục, gắn liền với quyền lợi thiết thực của học sinh và làm cho cha mẹ học sinh hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của công việc này để chung sức đồng lòng.

Nhà trường rà soát và đối chiếu chặt chẽ từng yêu cầu theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Ðào tạo về thực trạng của trường, về tổ chức nhà trường, về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, về chất lượng giáo dục, về cơ sở vật chất - thiết bị và công tác xã hội hóa giáo dục. Sau nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc của tỉnh, đối chiếu với các tiêu chuẩn trường đã đáp ứng hơn 70%, chỉ cần chuẩn hóa, bổ sung hoàn thiện thêm.

Khó khăn lớn nhất là điều kiện cơ sở vật chất - thiết bị phục vụ dạy và học. Trường chọn đây làm khâu đột phá. Trong điều kiện kinh phí có hạn, phải dựa vào sức dân, nhà trường đưa Ban thường vụ Hội cha mẹ học sinh vào Ban xây dựng cơ sở vật chất. Chính Hội đã xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình là nhịp cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Với tinh thần xã hội hóa giáo dục, phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Hội huy động hàng chục nghìn ngày công, đóng góp hàng trăm triệu đồng xây dựng nhà học, phòng thí nghiệm, nhà thư viện, máy lọc nước, lát gạch sân trường, v.v... góp phần tạo dựng cơ sở vật chất khang trang, bề thế, cảnh quan sư phạm đẹp, hấp dẫn, bảo đảm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Thứ hai, tập trung tìm các giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Thành công của cả trường hay của từng tổ chuyên môn được xác định trước hết ở chất lượng đội ngũ giáo viên. Ban Giám hiệu tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, với yêu cầu: trong quá trình dạy học, giáo viên cần sử dụng những tri thức cùng phong cách mẫu mực của mình tác động lên tình cảm và trí tuệ của học sinh, giúp các em lĩnh hội tri thức, hình thành và hoàn thiện nhân cách. Những sáng kiến kinh nghiệm tốt của giáo viên đều được lưu trữ trong thư viện, phổ biến nhân rộng trong toàn trường. Giáo viên của trường có hàng trăm sáng kiến đạt bậc 4/4 cấp tỉnh, xếp thứ hạng cao. Nhiều giáo viên vượt khó, tiếp bước con đường học vấn, nâng cao trình độ, nhất là nhiều người đã đạt trình độ thạc sĩ.

Thứ ba, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học của thầy, cách học của trò. Xây dựng trường chuẩn quốc gia là xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ, một hệ thống phương pháp giáo dục nhằm đạt chất lượng giáo dục cao.
Trường tổ chức cho cán bộ lãnh đạo đi tham quan một số trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia như trường thị xã Cửa Lò (Nghệ An), trường Hùng Vương (Phú Thọ), trường Vĩnh Linh (Quảng Trị)... Từ đó tìm ra những điểm tương đồng và những ưu thế riêng của mình để phát huy.
Nhà trường thực hiện đầy đủ và nghiêm túc quy chế chuyên môn, tăng cường dự giờ, thăm lớp, thanh tra xếp loại giáo viên, kiểm tra đột xuất, thường xuyên hồ sơ, giáo án, sổ điểm, sổ đầu bài. Trong đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh, chống bệnh thành tích. Thầy giáo, cô giáo rèn luyện phong cách mẫu mực trong giảng dạy, thể hiện trong lời nói, chữ viết, cách trình bày bảng, v.v. ở một trường học nghèo, lại xa các trung tâm văn hóa, điều trăn trở nhất của đội ngũ giáo viên nơi đây là làm sao phát huy được tính sáng tạo, tích cực chủ động, độc lập suy nghĩ của học sinh, hình thành phong cách tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tòi sáng tạo trong từng bài học, môn học, lôi cuốn các em yêu thích và say mê học hỏi; chấm dứt cách dạy thầy đọc, trò chép và bảo đảm các giờ dạy thực hành thí nghiệm có hiệu quả thiết thực.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đội ngũ, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, khả năng tiếp thụ của học sinh, Ban giám hiệu xây dựng chương trình, kế hoạch chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học vào kế hoạch năm học của trường và tổ chuyên môn.
Ban giám hiệu, các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn cùng giáo viên giỏi, thanh tra chuyên môn bàn bạc và định hướng thống nhất thiết kế bài học (bài học lý thuyết, bài học có thực hành, tiết học chữa bài tập...). Về chuẩn đánh giá các tiết dạy theo tinh thần đổi mới, quy trình đánh giá... trường tổ chức cho các giáo viên dạy giỏi dạy thí điểm, dự giờ rút kinh nghiệm, sau đó tổ chức thao giảng liên hoàn hai hoặc ba giáo viên cùng dạy một bài để rút kinh nghiệm. Từ những giờ thí điểm, sau đó chỉ đạo mở rộng dạy đại trà ở tất cả giáo viên và tất cả các môn học, tạo không khí thi đua sôi nổi, hào hứng trong giáo viên và học sinh.
Ban giám hiệu và thanh tra chuyên môn thường xuyên dự giờ giáo viên để kiểm tra và kịp thời điều chỉnh những sai lệch. Ðối với học sinh cũng được tuyên truyền về đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo, thông qua buổi chào cờ đầu tuần, qua các hội nghị học tập, câu lạc bộ môn học.
Trong không khí hào hứng sôi nổi thi đua lập thành tích xuất sắc kỷ niệm lần thứ 40 Ngày thành lập trường, nhà giáo Trần Thọ Hường tâm sự: Xây dựng trường chuẩn quốc gia đã khó, duy trì chất lượng thực chất của nó còn khó hơn. Năm học này, trường có 42 lớp với gần 2.000 học sinh và hơn 100 giáo viên, cán bộ quản lý (trong đó 100% có trình độ đạt chuẩn, nhiều giáo viên có trình độ thạc sĩ). Nhà trường phấn đấu 80% số giáo viên có chuyên môn đạt khá giỏi, không có yếu kém, học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng thuộc tốp đầu 10 trường trung học phổ thông của tỉnh, bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện, tiếp tục được coi là mục tiêu sống còn của nhà trường, trên cơ sở đó góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương nói riêng và cả nước nói chung.


Phan Huy Hiền và Trần Bá Dung

--------------------------------------------------------------------------------
 

Huyền Thương

<br><font color=green><B><center><marquee directio
#13
Gieo chữ trên non


Học sinh Trưởng Tiểu học Kỳ Lạc trong giờ tập thể dục


Kỳ Lạc – vùng cao gian khó nhất của huyện Kỳ Anh, và có lẽ cũng là xã khó nhất hiện nay của Hà Tĩnh. Thế nhưng, sự hiếu học và vẻ lãng mạn của người dân nơi đây luôn buộc người ta phải ngạc nhiên.


Những nung nấu của cả phụ huynh, học sinh và các thầy cô xa phố lên rừng gieo con chữ ở nơi đây thật đáng kính phục. Khó không chỉ vì bị cách núi ngăn khe, mà cái khó lớn nhất của Kỳ Lạc hiện nay vẫn là xã duy nhất của tỉnh chưa có đường nhựa về đến xã. Tôi đã đến nhiều xã vùng sâu, vùng cao của tỉnh, nhưng chưa có xã nào gian nan con đường đi như ở Kỳ Lạc. Hơn 10 cây số đường rừng từ xã Kỳ Lâm về Kỳ Lạc sau sự tàn phá của bão số 2 và số 5 làm cho con đường ngày thường vốn đã khó đi nay trở nên dị dạng nên cuộc hành trình về với vùng đất khó này đã trầy trật lại càng trầy trật hơn. Đường rừng trơ đá hộc, nhão nhoét bùn lầy do xe công nông vận chuyển gỗ giày xéo suốt ngày đêm. Thế rồi ì à ì ạch vật lộn với chiếc xe trên cung đường hơn 10 cây số từ Kỳ Lâm về Kỳ Lạc mất non tiếng rưỡi đồng hồ, tôi cũng đã đến được vùng đất từng là trạm trung chuyển vũ khí và lực lượng trong chiến tranh và đang chịu nhiều thiệt thòi trên con đường đổi mới hôm nay.

Chiều về, mây trời lướt thướt kéo mưa sa xuống đè nghiến cái màu nâu của đất nơi vùng cao này gợi lên một nỗi buồn nôn nao. Trong khuôn viên khu nội trú của trường THCS Kỳ Lạc, tôi có dịp tiếp kiến 17 giáo viên của trường. Thêm một cái nhất của trường THCS Kỳ Lạc tôi vừa được biết, đó là số giáo viên “bám trường, bám lớp” thuộc tỷ lệ cao nhất tỉnh, với 17 người ở nội trú trong tổng số 22 giáo viên. Họ đều đang rất trẻ, đến đây từ mọi miền quê trong tỉnh, người chăm thì vài tháng về thăm nhà một lần, còn không thì vào dịp nghỉ hè và ngày lễ tết mới đáo về thăm quê vì đường sá đi lại quá khó khăn trong khi đồng lương giáo viên quá eo hẹp. “Cắm xã” lâu nhất là thầy giáo Đường Văn Kiên – Hiệu phó nhà trường. Thầy Kiên quê ở xã Kỳ Đồng, cách trường gần 30 cây số. Tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh năm 1999, thấm thía cái câu “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai”, nên anh quyết định vào Kỳ Lạc, xã khó khăn nhất của huyện để dạy học. Vợ của anh là cô giáo Bùi Thanh Tịnh, quê ở phường Nam Hồng (thị xã Hồng Lĩnh), đã xa phố lên rừng gieo con chữ đến nay được 5 năm. Thời gian đầu dặm trường thân gái đã nhiều lần khiến cô dao động, nhưng tình cảm của tập thể nhà trường cộng với lương tâm nghề nghiệp trước niềm khát khao con chữ của người dân vùng cao đã níu chân cô ở lại. Hai người kết hôn năm 2004, hiện đã có một bé trai kháu khỉnh xấp xỉ tuổi lên 2. Khi tôi hỏi về dự định của tương lai, cả hai đều cười cho biết “có lẽ bọn em còn nặng nợ với vùng đất này nên chưa có ý định xin chuyển về miền xuôi mặc dù tiêu chuẩn đã quá dư so với quy định”. Là nói vậy, chứ tôi biết việc thuyên chuyển công tác của giáo viên từ miền núi về miền xuôi đâu phải dễ. Vẫn biết trước lúc lên đây nhận công tác, mọi người đều nhận được câu động viên cứ an tâm làm nghĩa vụ, sau 3 năm sẽ được ưu tiên sắp xếp công việc theo nguyện vọng, nhưng thực tế không đơn giản như thế. Trong tổng số 22 giáo viên của trường THCS Kỳ Lạc, trừ một thầy “lính mới” còn lại đều đã quá dư thời gian phục vụ ở miền núi, thế nhưng trong vòng 5 năm qua, chỉ có 3 đồng nghiệp của Kiên được về xuôi. Điều đáng nói là tuyệt không có người nào được “ưu tiên” điều chuyển khi chưa có sự “tác động” của bản thân.

Hiệu trưởng Nguyễn Thành Nông sinh năm 1977, quê ở xã Kỳ Tân cũng là người đã có thâm niên 8 năm dạy học ở vùng cao, trong đó có 5 năm làm hiệu trưởng Trường THCS Kỳ Lạc. Vợ cũng là giáo viên dạy học ở vùng non cao Kỳ Sơn. Hai vợ chồng ở cách nhau non 30 cây số đường rừng. Khi chưa làm cán bộ quản lý thì anh còn thời gian tháng đôi lần về thăm vợ, còn hiện nay do đặc thù công việc nên “bữa thì anh tới, bữa em sang”. Với mức phụ cấp đứng lớp hàng tháng 35%, tức chỉ cao hơn so với giáo viên miền xuôi 5%, không đủ tiền để vợ chồng anh đổ xăng đến thăm nhau mỗi tháng một lần. Ngồi cạnh anh là thầy Hải, giáo viên dạy nhạc hoạ. Thầy quê ở xã Thạch Châu (Lộc Hà), là một trong 3 giáo viên vừa được điều động về Kỳ Lạc từ đầu năm học này. Được điều động về trường cùng đợt với thầy Hải còn có thầy Anh giáo viên dạy hóa, quê ở huyện Thạch Hà và cô Thủy giáo viên dạy địa, quê ở huyện Cẩm Xuyên. Chiều 4/9/2007, sau nửa ngày đường vượt rừng, cả 3 giáo viên mới đến “trình làng” và đã nhận được những lời vấn an chân tình của các đồng nghiệp đàn anh. Nhưng sau lễ khai giảng, thầy Anh và cô Thủy lên phòng hiệu trưởng mượn quyết định bổ nhiệm xin phép về quê “hoàn tất thủ tục” và không thấy trở lại nữa.

So với các địa phương khác thì Kỳ Lạc đang nghèo tiền, nghèo bạc, còn nói về sự hiếu học và sự lãng mạn của người dân nơi đây thì ít có nơi nào sánh kịp, vì họ hiểu muốn xóa nghèo phải bắt đầu từ con chữ. Ngày mới về đây nhận nhiệm vụ, trong buổi họp phụ huynh đầu năm học mới, thầy Nông khá ngạc nhiên khi không có một phụ huynh nào vắng mặt và không có phụ huynh nào “đi họp thay” mặc dù địa bàn của xã trải dài hàng chục cây số đường rừng. Cứ nghĩ đó chỉ là một ngẫu nhiên, nhưng thực tế 5 năm điều tưởng là đơn giản ấy đã thường xuyên lặp lại. Không đến nỗi phải dựng lều học chữ, không có những thầy cô “cắm bản” phải lặn lội cả tháng đường rừng đến với các lớp học nơi đèo cao hút gió tít tận miền biên giới xa xôi như ở các địa phương tận cùng cực Bắc của Tổ quốc, nhưng chuyện học cái chữ của con em Kỳ Lạc có thể vẫn là những chuyện khó tin đối với trẻ miền xuôi.

Ngồi trước mặt tôi lúc này là 3 chị em Võ Thị Sáu 15 tuổi, Võ Thị Bảy 12 tuổi và Võ Thị Bé 10 tuổi. Cả 3 chị em đều là học sinh lớp 4 trường Tiểu học Kỳ Lạc. Sáu kể, xóm Lạc Tiến của em có hơn hai chục nóc nhà dân đi kinh tế mới nằm chon von trên đỉnh núi cao, trung bình mỗi nhà có 1 bạn phải ra ngoài này theo học từ lớp 4 đến lớp 9. Hàng ngày, các em phải thức giấc trước 4 giờ sáng, í ới gọi nhau đốt đuốc đến trường mới kịp giờ vào lớp. Chiều tan lớp chừng 5 giờ, lại rồng rắn nối đuôi nhau về đến nhà lúc đã lên đèn từ lâu. Mùa khô còn đỡ vất vả, còn mùa mưa đường lầy lội lại phải qua suối qua khe nên rất nguy hiểm. Ba chị em Sáu đang đều ở tuổi ăn tuổi lớn, nhưng suất ăn trưa ở căng tin nhà trường của cả 3 chưa khi nào vượt quá 5 ngàn đồng. Sáu định bỏ học mấy lần về cuốc nương, làm rẫy cùng bố mẹ nhưng các thầy, cô giáo động viên em ở lại để làm “chỗ dựa” cho 2 đứa em của mình theo học.

Con số hơn 90% là tỷ lệ học sinh của Kỳ Lạc thi đỗ tốt nghiệp THCS hàng năm, trong đó có gần 70% theo học THPT mà Phó Chủ tịch xã Phan Hoàng Trường cung cấp cho tôi có lẽ là con số thực chất của sự học trên đất nghèo. Có thể một vài năm nữa sẽ có một con đường vươn mình vượt nối hơn 10 cây số giữa rừng nối Kỳ Lạc gần hơn với miền xuôi, rút ngắn quãng đường cho lũ trẻ nghèo đến lớp. Và cũng có thể ít năm nữa, những cô bé, cậu bé biết vượt rừng về huyện trọ học sẽ tốt nghiệp đại học, sẽ vươn tới những chân trời tri thức cao hơn những người thầy, cô giáo mà tôi đã gặp hôm nay như thầy Nông, thầy Quân, cô giáo Tịnh... Chắc chắn sẽ là như thế. Nhưng, những nỗ lực cho việc dạy và học của các thầy, các cô từ miền xuôi lặn lội lên gieo con chữ nơi vùng non cao này là một điều thật đáng kính. Tôi tin, rồi đây, những ngày vật lộn với cam go để gieo chữ ở nơi thâm sơn cùng cốc này sẽ là quãng thời gian đẹp đẽ nhất trong cuộc đời của họ - những người đã xác định lấy nghiệp trồng người làm lẽ sống của mình.

Bài, ảnh: Văn Học
 
#14
Nơi ươm những tài năng

Nơi ươm những tài năng


Tiết mục múa ca ngợi Mùa xuân dâng Bác
của học sinh Trường trung học
năng khiếu Hà Tĩnh.​

ND - Nhắc đến Trường THPT năng khiếu Hà Tĩnh là nhắc đến niềm tự hào của ngành giáo dục Hà Tĩnh. Một trường học đã trở thành nơi phát hiện và bồi dưỡng những tài năng.


Không tuyển nhầm đối tượng


Sắp bước vào một năm mới, đấy cũng là lúc Trường THPT năng khiếu Hà Tĩnh chuẩn bị kết thúc học kỳ 1 năm học 2007-2008, bao nhiêu công việc bộn bề đang dồn lên trên đôi vai của thầy Hiệu trưởng Nguyễn Ðăng Ái. Một sức hút đã lôi cuốn tôi khi thầy Ái nhấn chuột và lấy ra từ trong ổ máy vi tính một bảng thống kê về những học sinh thi đỗ đại học đạt 27 điểm (ba môn) trong kỳ thi tuyển trên địa bàn toàn quốc vừa qua. Trường THPT năng khiếu Hà Tĩnh đã đứng thứ sáu sau năm trường chuyên của bộ và xếp thứ nhất trong các trường THPT cả nước. Dẫu trên bàn làm việc của thầy hiệu trưởng không trang trí một bình hoa, nhưng tôi có cảm giác mùa xuân đã đến sớm hơn mọi ngày.


Làm người quản lý một trường có tính đột phá lớn về chất lượng giáo dục của tỉnh, qua hàng chục năm trải nghiệm đời, trải nghiệm nghề, khó có nhà giáo nào vượt trội được thầy Ái. Với thầy, ít khi khoe thành tích, nhưng phong cách làm việc bao giờ cũng khoa học, nghiêm túc và quyết liệt. Thầy mẫu mực mới có trò chăm ngoan, hiệu trưởng là đầu tàu cho nên hiệu trưởng phải có cách nghĩ đúng, cách làm hay.


Thầy Ái cho biết: "Sau khi tách tỉnh, trường năng khiếu cũng được hình thành, chúng tôi không bao giờ phụ ơn các đồng chí lãnh đạo tỉnh và Sở Giáo dục - Ðào tạo Hà Tĩnh dù rất khó khăn, nhưng vẫn quyết vun đắp nhân tài bằng cách đầu tư xây dựng trường này. Chúng tôi có quyền tự hào là không bao giờ tuyển nhầm đối tượng và bỏ sót những học sinh giỏi". Thực tế hằng năm thi tuyển năng khiếu ở đây theo quy chế của bộ có một kỳ thi riêng. Ðối tượng thường là những học sinh có năng khiếu thật sự ở các trường trong tỉnh. Theo thầy Ái, phần lớn các em vào đây là những học sinh vừa học giỏi, vừa ngoan.


Thầy yêu nghề, trò ham học


Khi đến với Trường THPT năng khiếu Hà Tĩnh, các bậc phụ huynh rất tôn kính đội ngũ nhà giáo ở đây. Họ tôn kính vì đây là những thầy giáo giỏi và yêu nghề, suốt một đời là "kỹ sư tâm hồn", không màng công danh phú quý. Những thầy giáo, cô giáo sống thanh bạch, đạm bạc bằng những đồng lương tháng, nhưng bao giờ trái tim cũng nao nức cùng nhịp trống. Mỗi thầy một hoàn cảnh, chẳng ai giống ai nhưng đều có niềm vui chung là thầy cô nào cũng có những trò học với khả năng tư duy đáng trân trọng.


Cùng với sự vun đắp tổ ấm gia đình, mỗi thầy cô giáo luôn luôn tự nhủ mình: Muốn học sinh kính phục phải biết trau dồi nghề nghiệp, muốn trau dồi nghề nghiệp phải biết dung nạp những kiến thức mới. Sự học không chỉ cho trò mà cả cho thầy. Học trong đồng nghiệp, học trong sách vở để đồng hành cùng nhịp thở thời đại. Không thể biết được các thầy giáo, cô giáo thức bao đêm, trăn trở bao vấn đề để tìm ra phương pháp truyền thụ hấp dẫn, chỉ biết rằng sau mỗi khóa tốt nghiệp và bước sang một môi trường khác, các em đã quý thầy như cha như mẹ vì đã dạy các em thành người.


Ðối với Trường THPT năng khiếu Hà Tĩnh, để mỗi ngày đến lớp là một ngày vui, niềm vui chia cho trò, niềm vui dâng cho thầy. Không còn cách nào khác giáo viên và học sinh phải chấp hành triệt để những nội quy của nhà trường đề ra. Quản lý giờ giấc của học sinh học tập ở lớp là một trong những tiêu chí hàng đầu của nhà trường để theo dõi về học lực và đạo đức của từng em. Từng giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn phải nắm được từng tiết dạy của mình hôm đó có em nào vắng. Sự vắng học không có lý do chính đáng sẽ bị hạ hạnh kiểm.


Ngoài dạy dỗ môn chuyên, nhà trường cũng làm gắt gao chống hiện tượng học lệch, học đối phó những môn không chuyên. Dạy cho các em về đạo đức phải bắt đầu từ nết ăn nết ở hằng ngày, xây dựng lối sống văn minh trong lớp, tình cảm chân thành, lòng yêu thương con người trong cuộc sống. Dẫu học sinh có năng khiếu nhưng ở cái tuổi mới lớn nếu không quản lý chặt chẽ các em dễ bị bạn xấu rủ rê, sa vào những tiêu cực đang phát sinh ngoài xã hội.


Hơn 15 năm thành lập trường, năm học nào Trường THPT năng khiếu Hà Tĩnh cũng giành vinh quang. Bao thế hệ học sinh đã làm rạng danh cho nhà trường. Ðó là Trịnh Thị Kim Chi, học sinh khóa 5 đoạt Huy chương vàng Olympic Toán Ðông - Nam Á tháng 8-1998 (SEA-MO 1998); Lê Mạnh Tân, học sinh khóa 8, giành giải vô địch cuộc thi "Ðường lên đỉnh Olympia" toàn quốc lần thứ 2 năm 2001; Lê Nam Trường, học sinh khóa 13 đoạt Huy chương bạc Olympic Toán quốc tế lần thứ 47 năm 2006. Ðây được xem là những bông hoa thắm nhất trong vườn hoa xuân của nhà trường. Bây giờ có em đang du học nước ngoài để làm luận án tiến sĩ, có em là sinh viên xuất sắc Trường đại học Bách khoa. Chắc chắn những mầm tài năng này sẽ trở thành những cán bộ khoa học giúp ích nhiều cho đất nước.


Năm học 2006-2007, một năm các địa phương thực hiện quyết liệt Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Ðào tạo "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Chính từ sự rèn giũa nghiêm túc mà Trường THPT năng khiếu Hà Tĩnh đã đứng nhất nước với 1.854 em đậu tốt nghiệp (đạt tỷ lệ 100%), trúng tuyển vào đại học 1.743 em (đạt 94%).


Có người bảo "Con được vào trường năng khiếu là hạnh phúc của người làm cha làm mẹ, bởi ở đó con mình không chỉ hiểu được chữ mà còn hiểu được nghĩa, cái nghĩa làm người tốt mà không phải trường nào cũng đạt được nhiều học sinh ngoan như thế". Lời tâm sự chân thành ấy chính là lời chúc tốt đẹp của mùa xuân dành cho Trường THPT năng khiếu Hà Tĩnh.


PHAN THẾ CẢI
 

Huyền Thương

<br><font color=green><B><center><marquee directio
#17
Thầy giáo dùng cán ô đánh học sinh chảy máu

(Dân trí) - Vào tiết học thể dục buổi chiều 17/1, thầy giáo Vương Đình Trường, trường THCS Kỳ Thịnh (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã dùng cán ô đánh vào đầu em Nguyễn Quang Cảnh, SN 1995, học sinh lớp 7D, làm em chảy máu đầu và phải khâu 2 mũi.


Theo bản tường trình của giáo viên Vương Đình Trường, trong giờ học, em Cảnh đã gây ồn ào và được thầy nhắc nhở nhiều lần nhưng em này không nghe, nên thầy đã dùng cán ô đánh em.



Thầy hiệu trưởng Trần Xuân Lạc cho biết: Sau khi sự việc xảy ra, nhà trường đã gọi y sỹ Lê Xuân Hải ở phòng khám đa khoa Kỳ Long đến băng bó, khâu vết thương cho em Cảnh.



Tin từ TTXVN, Ban giám hiệu nhà trường cũng đã tiến hành lập biên bản đình chỉ việc dạy học đối với thầy Trường, đồng thời cử đại diện đến nhà của học sinh Nguyễn Quang Cảnh động viên em và xin lỗi gia đình.



Được biết, em Nguyễn Quang Cảnh là học sinh tiến tiến nhiều năm liền, đang phụ trách đội cờ đỏ của trường.


Công Tường​
 

hatienkma

Tàng Long
#18
Bạo lực ghê nhỉ ? Đả đảo bạo lực học đường.
 

Toan_kaka2

New Member
#19
Không thể chấp nhận được! Thầy mà đi đánh học sinh thì còn j là thầy nữa!
 

NhuDiep

Ch­ưa Vợ
#20
Thầy gì mà như vậy, cho nghỉ về đi cày thì hơn, chắc thầy này khi còn đi học cũng bạo lực lắm đây. đề nghị những người có chức quyền trong ngành giáo dục phải loại loại thằng thầy này khỏi ngành ngay!!