Cập nhật ngày: 05/07/2010, 10:39 GMT+7.
Mỗi ngày có nhiều khối gỗ lậu được lâm tặc ở xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) âm thầm khai thác và vận chuyển về xuôi tiêu thụ. Tamnhin.net khởi đăng loạt bài điều tra này để trở lại vấn đề nóng bỏng của Hà Tĩnh hiện nay: Mất rừng!
Mới sáng tinh mơ nhưng từng đoàn xe máy mang theo cưa xăng chạy vào rừng
Máu rừng vẫn chảy
Một người bạn có thâm niên hơn 20 năm trong nghề đi gỗ tiết lộ, muốn biết người dân ở đây làm gỗ như thế nào thì nên xâm nhập một chuyến nhưng nhớ là phải đi vào lúc trời gần sáng thì mới thấy hết mọi vấn đề.
Trước khi chia tay anh còn dặn, nếu muốn về nhà mà an toàn thì phải tuyệt đối bí mật, không để lộ mình là dân báo chí đấy.
Con trai thì kéo gỗ đi tiêu thụ còn con gái thì làm việc nhẹ hơn là đưa trâu lên rừng kéo gỗ về nhà
Vào lúc 2h một ngày đầu tháng 7, sau khi chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho một chuyến đi rừng nhóm phóng viên Tamnhin.net đã có một cuộc thâm nhập vào “thánh địa” gỗ lậu Sơn Hồng.
Từ thị xã Hồng Lĩnh men theo Quốc lộ 8A khoảng gần 50km là đến ngã ba phà Hà Tân, sau đó rẽ phải chừng 20km nữa chúng tôi có mặt tại xã Sơn Hồng lúc 3h 35 phút sáng.
nhà nhà chứa gỗ
Quả đúng như lời anh bạn đã nói, mặc dù trời còn tối lờ mờ nhưng cảnh khai thác và tiêu thụ gỗ ở đây đã diễn ra hối hả.
Càng đi sâu vào trung tâm cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi chỉ toàn gỗ là gỗ.
Làng làng chứa gỗGỗ lậu ở đây được khai thác từ trong rừng sâu, sau đó vận chuyển bằng đường trâu kéo ra đường liên xã Sơn Hồng - Sơn Lĩnh rồi cho lên ô tô hoặc xe máy ra Quốc lộ 8A đi về xuôi tiêu thụ.
Khi ra đến con đường liên xã thì chiêu thức vận chuyển gỗ lậu lại cực kỳ đa dạng.
Dọc theo con đường này chúng tôi bắt gặp hàng chục con trậu mộng đang hì hục kéo gỗ. Ngoài đội ngũ trâu lực lưỡng là các loại xe máy, ô tô 6 chỗ đã tháo rời ghế, xe ben bán tải và đặc biệt còn có cả loại xe khách 24 chỗ ngồi cũng được “sử dụng” vào mục đích chở... gỗ.
Gỗ nuôi thay cá trong ao
Trong vai những người đi buôn, chúng tôi vào nhà anh Nguyễn Đình N (xóm 4, Sơn Hồng) hỏi thăm tình hình. Căn nhà ngói bốn gian nhưng vật dụng trong nhà chỉ có chiếc ti vi đen trắng và một bộ bàn ghế nhỏ, phần còn lại của căn nhà chỉ để chất gỗ.
Sau khi thương lượng giá cả và cách thức vận chuyển, anh N nói: “Các anh chỉ trả đúng giá là tôi giao gỗ, còn hình thức vận chuyển thì quá đơn giản, chỉ cần làm “ luật” với các anh kiểm lâm ở Sơn Lĩnh là xong. Chỗ đó anh em với tôi cả mà. Nói thật là vì em chuẩn bị dựng một ngôi nhà gỗ to hơn nên phải bán rẻ đấy”.
Ở xã Sơn Hồng có hàng chục xưởng chế biến gỗ, nhưng chỉ có 2 là được cấp phép
Không chỉ nhà anh N chất đầy gỗ mà đi một vòng quanh xóm 4 thì hầu như nhà nào cũng có hàng chục mét khối cất ở trong vườn, ao hồ và kể cả khe suối.
Không chỉ có gỗ vận chuyển và chất đống đầy đường, dọc theo con đường liên xã này chúng tôi còn bắt gặp rất nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ.
Qua tìm hiểu, được biết ở xã này chỉ có hai doanh nghiệp là có giấy phép kinh doanh.
“Trạm trưởng ơi, ông là ai ?”
Rời xã Sơn Hồng chúng tôi đến Trạm kiểm lâm Sơn Lĩnh.
Tại phòng làm việc lúc đó có ba người đang ngồi xem ti vi. Khi chúng tôi giới thiệu là phóng viên báo Tầm Nhìn muốn gặp trạm trưởng để làm việc thì được một người cho biết “anh Khoa trạm trưởng vừa mới ra khỏi đây xong”.
Nhiều khi xe reo cũng được sử dụng để vận chuyển gỗ lậu
Khi nhân viên này vừa nói xong một lúc thì một người trong đó đứng dậy đi ra ngoài. Sau gần 1 giờ ngồi đợi chúng tôi đã xin số điện thoại để liên lạc cho ông Khoa nhưng không ai cầm máy. Thấy vậy người nhân viên bảo “anh Khoa đi nhưng máy để quên ở nhà”.
Đến chiều, chúng tôi liên lạc qua điện thoại thì ông Khoa cho biết: “Do lúc sáng đang bận đi chữa cháy rừng, còn chiều nay tôi bận đi họp không thể gặp được”.
Không biết ông trạm trưởng Trạm kiểm lâm Sơn Lĩnh là ai nhưng có một điều chắc chắn là Dự án bảo tồn đa dạng Bắc Trường Sơn ở Sơn Hồng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng
16h 30 phút, chúng tôi đến làm việc tại Ban khai thác và bảo vệ rừng Hồng Lĩnh thuộc Công ty lâm nghiệp Dịch vụ Hương Sơn đóng ở xã Sơn Hồng thì thấy hai nhân viên của Trạm kiểm lâm Sơn Lĩnh đã gặp lúc sáng đang ngồi ở đó. Và thật bất ngờ khi chúng tôi biết một trong hai người đó là ông Khoa - trạm trưởng Trạm kiểm lâm Sơn Lĩnh.
Khi thấy chúng tôi vào, ông Khoa và người nhân viên đứng dậy đi ra ngoài.
Trao đổi với Tamnhin.net ông Phạm Anh Tuấn - trưởng ban khai thác và bảo vệ rừng Hồng Lĩnh cho biết: “Số gỗ lậu trên được khai thác từ địa bàn rừng thuộc UBND xã Sơn Hồng và trạm kiểm lâm quản lí còn khu vực rừng do lâm trường phụ trách thì tình trạng trên không hề xẩy ra”
(Còn tiếp)
Nhóm PV điều tra Tamnhin.net
Gây sức ép với phóng viên Tamnhin.net
Sáng 5/7, khi Ban biên tập đang duyệt bài, nhóm phóng viên Tamnhin.net tại Bắc Trung Bộ báo cáo ra Tòa soạn: hiện có nhiều người điện thoại xin hẹn gặp, "thương lượng", thậm chí tác động vào người thân của nhóm phóng viên thực hiện loạt bài này để "gây sức ép tinhg thần".
Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về vụ việc này trong một bài báo khác
Mỗi ngày có nhiều khối gỗ lậu được lâm tặc ở xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) âm thầm khai thác và vận chuyển về xuôi tiêu thụ. Tamnhin.net khởi đăng loạt bài điều tra này để trở lại vấn đề nóng bỏng của Hà Tĩnh hiện nay: Mất rừng!


Mới sáng tinh mơ nhưng từng đoàn xe máy mang theo cưa xăng chạy vào rừng
Máu rừng vẫn chảy
Một người bạn có thâm niên hơn 20 năm trong nghề đi gỗ tiết lộ, muốn biết người dân ở đây làm gỗ như thế nào thì nên xâm nhập một chuyến nhưng nhớ là phải đi vào lúc trời gần sáng thì mới thấy hết mọi vấn đề.
Trước khi chia tay anh còn dặn, nếu muốn về nhà mà an toàn thì phải tuyệt đối bí mật, không để lộ mình là dân báo chí đấy.

Con trai thì kéo gỗ đi tiêu thụ còn con gái thì làm việc nhẹ hơn là đưa trâu lên rừng kéo gỗ về nhà
Vào lúc 2h một ngày đầu tháng 7, sau khi chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho một chuyến đi rừng nhóm phóng viên Tamnhin.net đã có một cuộc thâm nhập vào “thánh địa” gỗ lậu Sơn Hồng.
Từ thị xã Hồng Lĩnh men theo Quốc lộ 8A khoảng gần 50km là đến ngã ba phà Hà Tân, sau đó rẽ phải chừng 20km nữa chúng tôi có mặt tại xã Sơn Hồng lúc 3h 35 phút sáng.

nhà nhà chứa gỗ
Quả đúng như lời anh bạn đã nói, mặc dù trời còn tối lờ mờ nhưng cảnh khai thác và tiêu thụ gỗ ở đây đã diễn ra hối hả.
Càng đi sâu vào trung tâm cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi chỉ toàn gỗ là gỗ.

Làng làng chứa gỗ
Khi ra đến con đường liên xã thì chiêu thức vận chuyển gỗ lậu lại cực kỳ đa dạng.
Dọc theo con đường này chúng tôi bắt gặp hàng chục con trậu mộng đang hì hục kéo gỗ. Ngoài đội ngũ trâu lực lưỡng là các loại xe máy, ô tô 6 chỗ đã tháo rời ghế, xe ben bán tải và đặc biệt còn có cả loại xe khách 24 chỗ ngồi cũng được “sử dụng” vào mục đích chở... gỗ.

Gỗ nuôi thay cá trong ao
Trong vai những người đi buôn, chúng tôi vào nhà anh Nguyễn Đình N (xóm 4, Sơn Hồng) hỏi thăm tình hình. Căn nhà ngói bốn gian nhưng vật dụng trong nhà chỉ có chiếc ti vi đen trắng và một bộ bàn ghế nhỏ, phần còn lại của căn nhà chỉ để chất gỗ.
Sau khi thương lượng giá cả và cách thức vận chuyển, anh N nói: “Các anh chỉ trả đúng giá là tôi giao gỗ, còn hình thức vận chuyển thì quá đơn giản, chỉ cần làm “ luật” với các anh kiểm lâm ở Sơn Lĩnh là xong. Chỗ đó anh em với tôi cả mà. Nói thật là vì em chuẩn bị dựng một ngôi nhà gỗ to hơn nên phải bán rẻ đấy”.

Ở xã Sơn Hồng có hàng chục xưởng chế biến gỗ, nhưng chỉ có 2 là được cấp phép
Không chỉ nhà anh N chất đầy gỗ mà đi một vòng quanh xóm 4 thì hầu như nhà nào cũng có hàng chục mét khối cất ở trong vườn, ao hồ và kể cả khe suối.
Không chỉ có gỗ vận chuyển và chất đống đầy đường, dọc theo con đường liên xã này chúng tôi còn bắt gặp rất nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ.
Qua tìm hiểu, được biết ở xã này chỉ có hai doanh nghiệp là có giấy phép kinh doanh.
“Trạm trưởng ơi, ông là ai ?”
Rời xã Sơn Hồng chúng tôi đến Trạm kiểm lâm Sơn Lĩnh.
Tại phòng làm việc lúc đó có ba người đang ngồi xem ti vi. Khi chúng tôi giới thiệu là phóng viên báo Tầm Nhìn muốn gặp trạm trưởng để làm việc thì được một người cho biết “anh Khoa trạm trưởng vừa mới ra khỏi đây xong”.

Nhiều khi xe reo cũng được sử dụng để vận chuyển gỗ lậu
Khi nhân viên này vừa nói xong một lúc thì một người trong đó đứng dậy đi ra ngoài. Sau gần 1 giờ ngồi đợi chúng tôi đã xin số điện thoại để liên lạc cho ông Khoa nhưng không ai cầm máy. Thấy vậy người nhân viên bảo “anh Khoa đi nhưng máy để quên ở nhà”.
Đến chiều, chúng tôi liên lạc qua điện thoại thì ông Khoa cho biết: “Do lúc sáng đang bận đi chữa cháy rừng, còn chiều nay tôi bận đi họp không thể gặp được”.

Không biết ông trạm trưởng Trạm kiểm lâm Sơn Lĩnh là ai nhưng có một điều chắc chắn là Dự án bảo tồn đa dạng Bắc Trường Sơn ở Sơn Hồng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng
16h 30 phút, chúng tôi đến làm việc tại Ban khai thác và bảo vệ rừng Hồng Lĩnh thuộc Công ty lâm nghiệp Dịch vụ Hương Sơn đóng ở xã Sơn Hồng thì thấy hai nhân viên của Trạm kiểm lâm Sơn Lĩnh đã gặp lúc sáng đang ngồi ở đó. Và thật bất ngờ khi chúng tôi biết một trong hai người đó là ông Khoa - trạm trưởng Trạm kiểm lâm Sơn Lĩnh.
Khi thấy chúng tôi vào, ông Khoa và người nhân viên đứng dậy đi ra ngoài.
Trao đổi với Tamnhin.net ông Phạm Anh Tuấn - trưởng ban khai thác và bảo vệ rừng Hồng Lĩnh cho biết: “Số gỗ lậu trên được khai thác từ địa bàn rừng thuộc UBND xã Sơn Hồng và trạm kiểm lâm quản lí còn khu vực rừng do lâm trường phụ trách thì tình trạng trên không hề xẩy ra”
(Còn tiếp)
Nhóm PV điều tra Tamnhin.net
Gây sức ép với phóng viên Tamnhin.net
Sáng 5/7, khi Ban biên tập đang duyệt bài, nhóm phóng viên Tamnhin.net tại Bắc Trung Bộ báo cáo ra Tòa soạn: hiện có nhiều người điện thoại xin hẹn gặp, "thương lượng", thậm chí tác động vào người thân của nhóm phóng viên thực hiện loạt bài này để "gây sức ép tinhg thần".
Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về vụ việc này trong một bài báo khác
( Theo: Tầm Nhìn )